Lỗ hổng khó 'bắt lỗi' cho vay nặng lãi
Thực tế, không ít người đã tự mình chui cổ vào chiếc “thòng lọng” mà các đối tượng cho vay nặng lãi đưa ra. Xung quanh vấn đề này, PV đã có cuộc trao đổi với Luật sư Phạm Văn Phất - Trưởng văn phòng Luật sư An Phát Phạm, người đã chứng kiến nhiều hoàn cảnh thực tế oái oăm, để rút ra những cảnh giác từ thị trường tín dụng đen.
+ Vài năm gần đây, thị trường tín dụng đen phát triển khá rầm rộ, từ tời rơi quảng cáo trên đường phố đến đăng tải công khai trên “chợ mạng” khiến không ít người “sập bẫy” của những đối tượng cho vay nặng lãi. Ông nhận định sao về thực tế này?
Có cầu ắt có cung. Khi cần tiền giải quyết những việc cấp bách mà không có tài sản thế chấp để vay ngân hàng, nhiều người đã nghĩ đến việc vay nóng của các đối tượng xã hội hoạt động tín dụng đen. Cần tiền khi cấp bách mà không có ai giúp, hoặc khó vay nên họ liều mình. Tuy nhiên, họ phải đối mặt với mức lãi suất quá cao. Và kéo theo đó, hệ quả của việc chậm trả nợ là những vụ siết nợ xảy ra, người dân có khi mất cả nhà cửa, gia đình ly tán vì vay nặng lãi. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là, pháp luật khó có thể bắt lỗi cho vay nặng lãi với các đối tượng này.
Luật sư Phạm Văn Phất - Trưởng văn phòng Luật sư An Phát Phạm.
+ Thực tế đã có không ít vụ việc gây xôn xao dư luận về hoạt động kiểu xã hội đen liên quan đến cho vay nặng lãi. Thậm chí đã có không ít án mạng xuất phát từ tín dụng đen. Vì sao lại có thực tế này, thưa ông?
Theo tôi, cái khó nhất khi điều tra các vụ án "cho vay nặng lãi" là chứng minh hành vi của người cho vay. Bởi lẽ, người chuyên sống bằng hành vi cho vay nặng lãi rất khôn ngoan trong việc che giấu bằng chứng của việc cho vay. Chủ nợ rất linh hoạt trong việc thu lãi, cách thông dụng nhất là trừ luôn tiền lãi vào nợ gốc của ngườ