Hiện Thái Lan đã đặt hàng mua ít nhất 12 chiếc JAS-39 để thay thế cho đội ngũ F-5 già cỗi. Do tình hình biển Đông với Trung Quốc căng thẳng, nhằm nâng cao khả năng của lực lượng không quân nhỏ bé của mình, mới đây Philippines cũng đã ngỏ ý muốn mua JAS-39.
Hiện rất nhiều quốc gia, tại Đông Nam Á, sau Thái Lan, Philippines đã bày tỏ mối quan tâm tới JAS-39
Theo cuộc phỏng vấn ngẫu nhiên của Cơ quan thông tấn nhà nước Philippines cho thấy, các phi công PAF lựa chọn máy bay chiến đấu JAS-39 Gripen thay vì các loại máy bay chiến đấu khác do giá thành thấp, nhưng vẫn được trang bị các vũ khí hiện đại như tên lửa chống tàu tầm xa, tên lửa không-đối-không.
Đại diện của tập đoàn Saab đã tới Manila vào tháng 6/2013 cho biết hãng này rất sẵn lòng bán cho Philippines các máy bay chiến đấu đa năng JAS-39 Gripen.
Nguyên nhân Manila chọn JAS-39 Gripen đã được truyền thông Nhật chỉ ra liên quan nhiều tới sự lựa chọn của Bắc Kinh cũng đối với loại chiến cơ này. Đặc biệt thông tin liên quan tới việc Bắc Kinh đang cân nhắc trang bị JAS-39 Gripen cho Liêu Ninh để có cơ sở đối đầu với những chiến cơ hiện đại khác của Mỹ và Nga. Điều đó cho thấy Jas-39 có chất lượng tốt, giá cả và tính năng chiến đấu phù hợp nhưng người Trung Quốc không dễ gì có được loại máy bay này do lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ.
Cho đến nay, chưa có động thái nào cho thấy, Việt Nam chuẩn bị mua Jas-39. Tuy nhiên, nhận định này của các chuyên gia phương Tây cho là có cơ sở và đã được đăng tải trên tạp chí Air Forces Monthly.
Các nhà phân tích Nga và Phương Tây cho rằng Việt Nam sẽ mua JAS-39 Gripen để thay thế đội ngũ Mig-21 đã già cỗi
Ngay một chuyên gia Nga, Sergey Yuferev trong một bài viết trên trang điện tử Topwar.ru cũng nghiêng về nhận định này. Vị chuyên gia này cho rằng quá trình thay thế các máy bay tiêm kích đánh chặn thế hệ ba Mig-21 già nua bằng các máy bay thế hệ 4+ Jas-39 Gripentrong 5 – 10 năm tới.
Theo Saab, JAS-39 Gripen là loại máy bay chiến đấu đa năng thế hệ mới với mức giá hợp lý. JAS-39 Gripen có giá khoảng 60 triệu USD trong khi những loại máy bay chiến đấu tương tự có mức giá khoảng 80 triệu USD.
Cổng thông tin Chính phủ (www.chinhphu.vn) cho biết: Về mặt khí động học, JAS 39 Gripen thiết kế cánh phụ phía trước, giúp quay trở tốt trong các tình huống cận chiến trên không. Gripen có các đặc tính cơ động cũng như khả năng cất cánh, hạ cánh tốt. Nó chỉ cần đường băng ngắn, dưới 1000m.
Máy bay này lắp 1 động cơ phản lực Volvo Aero RM12 (GE F404), có buồng đốt lần hai. Tuy vậy, JAS 39 Gripen có thể lắp động cơ F414 đời mới của F/A-18 Super Hornet (của Mỹ) lực đẩy tăng lực sẽ lên 25-35%, bán kính tác chiến của JAS-39 sẽ là 1.300km, tầm bay không cần tiếp nhiên liệu lên tới 2.500km, các thùng dầu phụ cũng được thiết kế để khi cần giúp tầm bay tối đa của Gripen lên tới 4.075km.
Ưu điểm của JAS 39 Gripen là tỷ số giữa lực đẩy/trọng lượng cao (0,94), khi nạp nhiên liệu và vũ khí chỉ mất 10 phút là có thể tiếp tục bay.
Nếu các loại tên lửa đối không tầm trung-xa như MICA-IR hay NCADE được lắp lên Gripen, hệ thống IRST sẽ giúp khả năng tiêu diệt mục tiêu ngoài tầm nhìn, khả năng sống sót của JAS 39 Gripen sẽ cao hơn.
JAS 39 Gripen lắp radar mảng pha AESA, đảm bảo hệ thống điện tử của Gripen không hề thua kém các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Hiện JAS 39 Gripen đã có 5 biến thể. Tốc độ tối đa của nó là 2 Mach (gần 2500km/h). Về trang bị vũ khí, JAS 39 Gripen lắp 1 pháo Mauser BK-27-27mm, 6 tên lửa AIM-9 Sidewinder IRIS-T cùng 4 tên lửa AIM-120 hoặc MICA hay Meteor.
JAS 39 Gripen cũng lắp được tên lửa AGM-65 Maverick cùng nhiều loại bom điều khiển laser, rocket…
Gripen được thiết kế để trở thành loại máy bay chiến đấu có khả năng thao diễn cao, linh động, hiệu quả và khả năng tồn tại cao. Tên định danh JAS là viết tắt của Jakt (Không đối không), Tấn công (Không đối đất), và Spaning (Trinh sát), thể hiện rằng Gripen là một máy bay đa nhiệm vụ có thể đảm nhận các loại phi vụ. Gripen được đặt tên sau một cuộc thi công khai năm 1982. Con sư tử đầu chim là huy hiệu trên logo của Saab và thích hợp với các đặc tính đa nhiệm vụ của chiếc máy bay này. Hơn nữa, sư tử đầu chim là con vật biểu tượng của Södermanland, một tỉnh cận kề nơi đóng trụ sở chính của SaabAB (Linköping, Östergötland).
Thụy Điển đã lựa chọn phát triển Gripen thay vì mua một biến thể của F-16, F/A-18A/B, hay phiên bản "F-5S" của loại Northrop F-20 Tigershark.
Khi thiết kế chiếc máy bay, nhiều mô hình đã được nghiên cứu. Cuối cùng Saab lựa chọn một thiết kế cánh mũi không ổn định. Kiểu bố trí cánh mũi mang lại tỷ lệ "pitch" tấn công lớn, lực cản thấp cho phép máy bay bay nhanh hơn, tầm hoạt động rộng hơn và mang trọng tải lớn hơn.
Sự kết hợp cánh tam giác và cánh mũi khiến JAS 39 Gripen rõ ràng có các đặc tính bay và khả năng cất cánh, hạ cánh tốt hơn. Các hệ thống điện tử hàng không tích hợp biến nó trở thành một chiếc máy bay "lập trình được". Gripen cũng có một thiết bị tác chiến điện tử lắp đặt sẵn, khiến nó có thể mang theo nhiều vũ khí ở thân ngoài hơn mà không mất đi các khả năng tự vệ.
JAS 39 Gripen có khả năng linh hoạt cao hơn máy bay chiến đấu thuộc các thế hệ trước của Thụy Điển, và các chi phí hoạt động của nó khoảng bằng 2/3 chi phí của chiếc JA 37 Viggen.
Các đặc điểm kỹ thuật của chiếc Gripen đòi hỏi hoạt động từ các đường băng dài 800m trở lên. Giai đoạn đầu của chương trình, tất cả các chuyến bay xuất phát từ cơ sở của Saab tại Linköping đều cất cánh từ một đường băng được sơn vạch 9 m × 800 m bên ngoài đường chạy. Khoảng cách dừng được giảm xuống bằng cách mở rộng phanh không khí vốn đã khá lớn; sử dụng việc kiểm soát các bề mặt nhằm ép máy bay xuống đường băng giúp phanh bánh có thêm lực và ép nghiêng cánh mũi ra phía trước, biến chúng thành những phanh không khí lớn đẩy máy bay ép thêm xuống mặt đất.
Một đặc tính đáng chú ý là khả năng hạ cánh trên đường cao tốc của Gripen. Khi đã ở dưới mặt đất, nó có thể được tái nạp nhiên liệu và vũ khí trong 10 phút bởi 5 kỹ thuật viên cơ động trên một chiếc xe tải, sau đó cất cánh trở lại tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.
Gripen hiện đang hoạt động trong Không quân Thụy Điển, vốn đã đặt hàng 204 chiếc (gồm 28 chiếc 2 chỗ ngồi). Không quân Czech và Không quân Hungary cũng đã sử dụng Gripen, mỗi nước thuê 14 chiếc của Không quân Thụy Điển, với tùy chọn mua lại chúng. Trong cả 2 trường hợp, 2 chiếc trong số máy bay sẽ là kiểu 2 chỗ ngồi. Không quân Czech và Hungary là bên sử dụng đầu tiên loại Gripen trong NATO.
Không quân Croatia đã thông báo các kế hoạch nhằm thay thế những chiếc MiG-21 bis của họ, có lẽ bằng hoặc JAS 39 Gripen hoặc F-16 Falcon.
Na Uy đã ký một thư thỏa thuận về việc hợp tác phát triển các phiên bản tương lai loại máy bay này. Giá trị của hợp đồng, có sự tham gia của các công ty Na Uy, khoảng 150 triệu Krone Na Uy trong vòng hai năm. Không quân Pakistan cũng bày tỏ sự quan tâm tới loại máy bay này.
Không quân Rumani đã thông báo họ sẽ thay thế loại máy bay MiG-21 đã cũ của mình, có lẽ bằng JAS 39 Gripen hay Eurofighter Typhoon.
Phong Dao Tổng hợp