Việt Nam từng có con đường mang tên Võ Nguyên Giáp

Việt Nam từng có con đường mang tên Võ Nguyên Giáp

Thứ 5, 10/10/2013 14:27

Vào những năm 1950, đoạn Quốc lộ 1A chạy qua trung tâm Đồng Hới, nay là các đoạn đường Quang Trung, Hùng Vương và Lý Thường Kiệt, đã từng được đặt tên Võ Nguyên Giáp.

Đường Võ Nguyên Giáp ở Đồng Hới

Trong khi người dân Hà Nội mong sớm có con đường mang tên Đại tướng tại Thủ đô, thì tại Quảng Bình, quê hương Đại tướng, nhiều người dân cũng đã bày tỏ nguyện vọng, mong sớm có con đường mang tên Đại tướng ngay tại quê hương.

Trao đối với Người đưa tin, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, ông Nguyễn Hữu Hoài, khi nói về vấn đề đặt tên đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Quảng Bình đã khẳng định: “Chắc chắn Quảng Bình sẽ có đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hiện nay, tỉnh Quảng Bình đang xem xét việc tìm một con đường xứng tầm, giàu ý nghĩa để thật sự xứng đáng với những cống hiến hết sức to lớn cho đất nước và dân tộc của Đại tướng, phù hợp với nguyện vọng của người dân tỉnh Quảng Bình.

Con đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp phải là một trong những tuyến đường trục chính, có tầm cỡ, quan trọng để đặt tên Võ Nguyên Giáp. Bởi Đại tướng không chỉ là người anh hùng, vị tướng của nhân dân Việt Nam mà còn của cả thế giới".

Xã hội - Việt Nam từng có con đường mang tên Võ Nguyên GiápĐại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là người anh hùng, vị tướng của nhân dân Việt Nam mà còn của cả thế giới.

Được biết, trước đây vào những năm 1950, đoạn Quốc lộ 1A chạy qua trung tâm Đồng Hới, nay là các đoạn đường Quang Trung, Hùng Vương và Lý Thường Kiệt, đã từng được đặt tên Võ Nguyên Giáp. Hồi đó, đường Võ Nguyên Giáp cũng là con đường tập trung nhiều cơ quan như Bưu điện, Sở nông nghiệp, văn phòng tỉnh…

Sau đó, chiến tranh phá hoại của Mỹ nổ ra, Đồng Hới bị đánh phá nặng nề. Vì thế từ đó cho đến năm 1990, Đồng Hới không còn có tên đường phố nào nữa. Khi Quảng Bình tách ra từ tỉnh Bình Trị Thiên (1989), Đồng Hới mới lại có tên đường phố, sau khi nơi đây được xây dựng thành tỉnh lỵ. Nhưng từ đó đến nay, con đường Võ Nguyên Giáp đã không còn.

Nhiều người dân Quảng Bình cho rằng, ở Quảng Bình hiện nay vẫn có đường “mang tên” Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là con đường nối từ Thị trấn Kiến Giang (huyện Lệ Thủy về xã về Lộc Thuỷ, quê nhà Đại tướng). Con đường dài 7 km này lâu nay vẫn được người dân gọi là "đường về nhà lưu niệm Đại tướng" hay có người còn gọi thân mật hơn là "đường cụ Giáp".

Sẽ có bảo tàng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Liên quan đến nhiều ý kiến cho rằng, nên thành lập bảo tàng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trao đổi với báo Người đưa tin, giám đốc bảo tàng tỉnh Quảng Bình, ông Trần Anh Tuấn, cho biết, đây là việc làm cần thiết, với những công lao và đóng góp cho cách mạng Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp hoàn toàn xứng đáng có một bảo tàng để trưng bày những hiện vật, di vật về ông.

“Đại tướng Võ Nguyên Giáp không nằm trong quy chế thành lập bảo tàng nhưng nếu người dân đóng góp hiện vật thì xây dựng bảo tàng Đại tướng là quá tuyệt vời. Ngay trong nhà Đại tướng cũng có một lượng tư liệu hình ảnh rất lớn. Sắp xếp phân loại các tư liệu để khảo sát, nên bàn bạc để thống nhất việc lập bảo tàng mang tên Đại tướng”, ông Trần Anh Tuấn cho biết.

“Hiện nay, nếu thành lập bảo tàng Đại tướng Võ Nguyên Giáp có thể nghiên cứu đặt tại một trong ba địa điểm tại Điện Biên, Hà Nội hoặc tỉnh Quảng Bình - quê hương Đại tướng. Tuy nhiên theo quy định hiện nay, việc thành lập bảo tàng Đại tướng phải được sự cho phép của bộ Chính trị. Nếu như chưa thành lập được bảo tàng Đại tướng ngay thì các bảo tàng trung ương và địa phương có thể mở những gian trưng bày về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Việc này sẽ giúp người dân cả nước có thể dễ dàng hiểu biết hơn về con người, cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng", ông Tuấn cho biết thêm.

Xã hội - Việt Nam từng có con đường mang tên Võ Nguyên Giáp (Hình 2).

Với nhân dân cả nước, Đại tướng là một tâm gương bất khuất trong chiến đấu và lao động.

Theo giám đốc tỉnh Quảng Bình, khi nghe tin Đại tướng ra đi, người dân tỉnh Quảng Bình rất buồn, nhiều người khóc. Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là vị tướng tài, mà còn giản dị, gần gũi, bình dị với người dân trên cả nước và địa phương Quảng Bình.

Kể lại kỷ niệm và những ấn tượng trong lần gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Trần Anh Tuấn xúc động: “Bản thân tôi đã đến nhà Đại tướng mấy lần, được gặp Đại tướng trực tiếp, cảm nghĩ về cụ là con người nhân hậu, đức độ, hiền lành, uyên thâm, có cách nhìn đơn giản sâu sắc. Cụ có cách nói thẳng những cái được và chưa được.

Trong một chuyến công tác vào khoảng năm 1997 có đến nhà riêng của Đại tướng để xin hiện vật về Đại tướng để trưng bày trong bảo tàng. Dù lúc đó, Đại tướng rất bận nhưng Đại tướng có suy nghĩ nhiều về địa phương và bảo tàng tỉnh Quảng Bình, ưu tiên cho Quảng Bình một số tư liệu, Đại tướng đã căn dặn tôi “trưng bày hiện vật, làm gì thì làm nhưng phải có tính trung thực”.

Sa Hà

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.