PV: Dưới góc độ pháp lý, hiện tượng này nói lên điều gì, thưa ông ?
Thời gian qua xuất hiện hiện tượng vỡ nợ hàng loạt, không phải ở đâu xa mà chính ở ngay Hà Nội. Hiện tượng này không chỉ là một vấn đề mới bột phát mà bộc lộ cả một vấn đề nổi cộm xuất hiện từ lâu, được đề cập như là tín dụng đen trong nhân dân.
Luật sư Hà Huy Phong, giám đốc điều hành Công ty tư vấn Ka Long (Hà Nội)
Trước hết, nó phản ảnh các quan hệ về vay – cho vay tồn tại khá bổ biến trong dân. Điểm đáng lưu ý là hiện nay các quan hệ vay và cho vay này được dựa trên cơ sở pháp lý là một số quy định khá ít ỏi trong bộ luật Dân sự. Các quy định đó thiếu tính cụ thể, không có văn bản hướng dẫn thi hành. Pháp luật hiện nay chủ yếu điều chỉnh các mối quan hệ tín dụng chủ yếu giữa các tổ chức tín dụng với tổ chức, cá nhân khác mà còn thiếu các quy định về quan hệ tín dụng giữa các cá nhân với nhau.
Hiện nay, theo tôi được biết, việc vay – cho vay này đều có mức lãi suất rất cao, cao hơn nhiêu so với trần lãi suất mà Nhà nước cho phép.
Các quy định về việc xử lý hành vi cho vay với lãi suất cao này (cho vay nặng lãi) rất thiếu và rất yếu.
Thứ hai, tình trạng vỡ nợ hàng loạt cũng phản ảnh một thực tế là còn thiếu quá nhiều các quy định về quản lý tiền mặt. Nói cách khác, chúng ta vẫn đang né tránh việc quản lý tiền mặt trong dân. Chúng ta mới chỉ chú trọng vào việc quản lý tiền mặt ở các tổ chức tín dụng mà quên đi rằng, tiền mặt trong dân chiếm một số lượng rất lớn. Hiện tượng vỡ nợ hàng loạt cho thấy là người dân đang hành xử rất cảm tính và chạy theo lợi ích thiển cận, dẫn đến mất cảnh giác nên bị vỡ nợ cũng là chuyện dễ hiểu. Tôi cho rằng, rồi đây sẽ còn nhiều hiện tượng vỡ nợ nữa xuất hiện.
Thứ ba, tình trạng này cũng một phần phản ảnh ý thức pháp luật của một bộ phận nhân dân còn thấp. Việc tham lợi lãi suất cao để tham gia vào các quan hệ vay – cho vay với lãi suất cao, vi phạm quy định của pháp luật về trần lãi suất. Điều đó chắc bà con cũng tự biết nhưng vẫn tham gia vì hám lợi, bất chấp pháp luật.
Luật nào điều chỉnh hành vi cho vay như đã đề cập?
- Như tôi vừa đề cập trên đây, hiện nay có rất ít các quy định pháp luật về vấn đề này.
Qua khảo cứu, tôi tìm thấy một số ít quy định trong Bộ luật Dân sự, nhưng cũng chỉ đề ở dưới giác độ chung chung là tài sản (Điều 471 đến Điều 479 Bộ luật Dân sự).
Bên cạnh đó, có một số quy định của Bộ Luật Hình sự về tội cho vay nặng lãi, mà mức xử phạt cao nhất là phạt tù đến 3 năm. Tất nhiên là trong hiện tượng vỡ nợ hàng loạt mà chúng ta vừa nêu, có thể có những dấu hiệu của tội lừa đảo, việc xử lý sẽ theo các quy định về xử lý hình sự đối với tội lừa đảo.
Chúng ta cần xử lý các con nợ ra sao?
- Hiện nay rất khó xử lý các chủ nợ. Về các biện pháp hành chính, chúng ta còn thiếu các quy định về xử phạt hành chính về vấn đề này.
Để xử lý về mặt hình sự, đòi hỏi phải có những dấu hiệu nhất định, như về mức lãi suất cho vay cao hơn
Ra mắt chuyên mục Người đưa tin Luật sư , diễn đàn của giới thực hành nghề luật Việt Nam. Chuyên mục sẽ hướng đến rộng rãi công chúng độc giả, những người cần kiến thức về pháp luật và đối tượng là các luật sư, luật gia hoạt động trong các cơ quan, tổ chức trong cả nước. Các bài viết, ý kiến của luật sư, xin vui lòng gửi về email: luatsu@nguoiduatin.vn. |
lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định bao nhiêu lần, hậu quả....hoặc phải có các dấu hiệu về tội lừa đảo…..
Về dân sự, bà con có thể khởi kiện các con nợ ra tòa để đòi lại tài sản hoặc đòi bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, tôi nghĩ là đã đến tình trạng vỡ nợ thì việc khởi kiện cũng rất khó bảo vệ được quyền lợi của người cho vay.
Thưa ông, để được pháp luật bảo vệ, các con nợ cần phải làm gì?
- Điều đáng chú ý là con nợ trong hiện tượng vỡ nợ hàng loạt vừa qua lại là một vài cá nhân. Chủ nợ lại chính là rất nhiều bà con lao động.
Do đó, người đáng lưu ý là là chủ nợ chứ không phải con nợ. Bà con nên cảnh giác với các hoạt động vay nặng lãi, chủ động trình báo với cơ quan có thẩm quyền để kịp thời có biện pháp xử lý, tránh tâm lý bầy đàn, gây bất lợi cho chính mình.
Nhìn chung, không chỉ con nợ mà cả chủ nợ, cần hết sức cảnh giác trước các thủ đoạn huy động vốn với lãi suất cao. Không có món lợi nào là dễ dàng. Bà con nên tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật trước khi cho vay, hoặc tham vấn với luật sư hoặc có người hiểu biết trong lĩnh vực pháp luật.
Trân trọng cám ơn luật sư!
T.Nguyên (thực hiện)