Hiện tượng vỡ nợ hàng loạt bỗng chốc trở nên nóng hơn bao giờ hết và trở thành những câu chuyện đầu phố cuối phường không chỉ ở Hà Nội mà còn hầu khắp các tỉnh thành. Xuất hiện đầu tiên trên những trang báo rồi lan tới những câu chuyện ngồi lê đôi mách nơi quán nước chè vỉa hè hay quán cà phê. Dư luận dành cho chủ đề này một sự quan tâm đặc biệt và đưa nó vào tận mọi ngõ ngách của cuộc sống.
Đại gia Vũ Văn Điệp (Thái Bình) được cho là người vợ nợ đầu tiên năm 2011
Đằng sau những câu chuyện phiếm về nó lại ẩn chứa một hậu họa khôn lường, thiết tưởng như chiếc kim chọc thủng quả bong bóng tín dụng đen lâu nay, không chỉ phơi bày một hiện tượng mà còn phá tan cuộc sống yên lành của bao nhiêu người.
Tâm lý lo lắng khiến không ít người đang có tiền cho vay quay ngoắt đi tìm con nợ để đòi nợ, dù có những món nợ chưa hề đến hạn hay không phải là lừa đảo như người ta vẫn tưởng.
Cùng với chính sách thắt chặt tín dụng của Nhà nước, nguồn tiền từ ngân hàng khan hiếm đã đẩy không ít nhà buôn tự do tìm đến các điểm cho vay nóng để huy động vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Không ai có thể ngờ rằng, chỉ vì một nơi đâu đó xuất hiện sự vỡ nợ mà dẫn đến đâu đâu người vay nợ cũng bị nghi ngờ là phá sản, là lừa đảo và bị xiết nợ đến khánh kiệt và rồi lâm vào tình trạng phá sản thật sự.
Đa phần người làm kinh doanh đều sử dụng chiêu thức huy động và quay vòng vốn, và vốn kinh doanh chủ yếu đều là từ nguồn vốn vay và do vậy, họ đang yên đang lành bỗng trở nên không kịp trở tay bởi bỗng đâu người kéo đến đòi nợ ùn ùn và bị nhà chức trách dòm ngó. Việc kinh doanh bê trễ thì việc mất đi khoản thu dự tính cũng là dễ hiểu và do vậy, mất luôn nguồn thu để trả nợ. Vòng xoay đó còn chưa tính đến những lý do khách quan mà người vay gặp phải nên buộc phải chậm trả nợ hay tìm cách đảo nợ.
Từ phân tích tâm lý, thấy rằng, sở dĩ hiện tượng vỡ nợ hàng loạt xảy ra là bởi một phần do có tâm lý bầy
Vỡ nợ đã lan ra 10 tỉnh thành "Thiệt hại, cũng như hậu quả của những vi phạm trong lĩnh vực này rất nghiêm trọng, có những vụ vỡ nợ đến 500 tỉ đồng. Tình trạng vỡ nợ đã xuất hiện tại 10 tỉnh, thành phố trong đó không chỉ có Hà Nội và TPHCM mà còn cả những tỉnh nghèo", thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến, phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát điều tra tội phạm, Bộ Công an. |
đàn, số đông, mất tỉnh táo trong nhân dân. Từ một số hiện tượng cá biệt, dư luận đẩy lên thành hiện tượng xã hội, tạo áp lực tâm lý lên những người cho vay để rồi những người này đẩy những người đi vay vào thế bí bách, một đằng mất đường thu hồi tiền nợ đọng, một đằng bị ép vào thế trả nợ trong thời gian ngắn. Nhiều con nợ hoang mang rồi bỏ trốn và "bỗng nhiên" trở thành kẻ lừa đảo dù trước đó chưa có dự mưu.
Lẽ dĩ nhiên là có một số hiện tượng một số kẻ lợi dụng sự tín nhiệm của người quen, thân để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác. Và họ cần phải được đưa ra trước ánh sáng pháp luật và phải được trừng trị một cách thích đáng.
Tuy nhiên, hãy cảnh giác với hiệu ứng của hiện tượng vỡ nợ hàng loạt này để tránh những hậu quả khôn lường có thể xảy ra. Người dân cần thẩn trọng và tránh bị tâm lý số đông, bầy đàn chi phối mà mất tỉnh táo, cảnh giác, đẩy con nợ vào thế đường cùng, bị bí bách mà gây thiệt hại đến người cho vay. Quan hệ vay – cho vay trong nhân dân đang rất phổ biến, nên các nhà chức trách cần có những biện pháp cụ thể để định hướng dư luận, kịp thời điều tra và đưa ra ánh sáng những kẻ lừa đảo để xử lý nghiêm minh. Tuy vậy, cũng cần tránh hình sự hóa các quan hệ kinh tế gây hoang mang dư luận, vô tình đẩy những người đi vay vào thế đường cùng, làm ảnh hưởng xấu và thiệt hại cho chính cả người đi vay và người cho vay và xã hội.
Luật sư Hà Huy Phong (Giám đốc điều hành Công ty dịch vụ tư vấn Ka Long)
Phối hợp đưa tin trên chuyên mục. Chuyên mục Người đưa tin Luật sư có sự phối hợp, hợp tác của Công ty dịch vụ tư vấn Ka Long , địa chỉ: Phòng 3012 Tầng 3 Tòa nhà 71 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội; Tel: 04. 62513999 - Fax: 04. 62513999 - Hotline: 0903. 255 339 - Email: hanoi@klc.vn - Website : http://klc.vn |