Vụ tấn công Syria: Nguy cơ leo thang chiến tranh toàn diện

Vụ tấn công Syria: Nguy cơ leo thang chiến tranh toàn diện

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Chủ nhật, 09/04/2017 18:14

Các chuyên gia mô tả tình trạng Nga-Mỹ hiện tại giống như cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba đã từng khiến thế giới phải nín thở cách đây 55 năm về trước.

 Lịch sử có lặp lại?

Sau cuộc quyết định tấn công tên lửa bất ngờ nhắm vào Syria, giới quan sát mô tả quan hệ Nga-Mỹ đang rơi vào trạng thái leo thang chính trị-quân sự nghiêm trọng.

Các chuyên gia mô tả, tình trạng hiện tại giống như cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba đã từng khiến thế giới phải nín thở cách đây 55 năm về trước.

Tiêu điểm - Vụ tấn công Syria: Nguy cơ leo thang chiến tranh toàn diện

Tình trạng Nga-Mỹ hiện tại giống như cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba đã từng khiến thế giới phải nín thở cách đây 55 năm về trước.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ngay lập tức phản ứng một cách không hài lòng khi nói, đây là hành động gây hấn với quốc gia có chủ quyền và vi phạm luật pháp quốc tế.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng bày tỏ quan ngại về cuộc tấn công vào căn cứ Syria đã làm suy yếu thêm quan hệ Nga-Mỹ vốn đã "quá nhiều phức tạp".

Các chuyên gia về chính sách đối ngoại hai nước đều thừa nhận, bất kỳ hy vọng nào về sự kết nối giữa chính quyền Trump và Moscow đang mờ dần sau "cơn mưa" tên lửa lần này.

Trong phản ứng đầu tiên của mình, Moscow đã đình chỉ "đường dây nóng" chia sẻ thông tin tránh xung đột giữa lực lượng không quân Nga và Mỹ hoạt động trên bầu trời Syria.

Mỹ, Nga có những cách khác để theo dõi máy bay của nhau và tránh va chạm. Các quan chức Mỹ coi đường dây này là phương tiện quan trọng để đảm bảo an toàn, cũng như kết nối chính trị có giá trị, theo New York Times.

Mặc dù vậy, theo một số chuyên gia khác lại phân tích, Điện Kremlin sẽ chỉ yêu cầu triệu tập Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để nghe câu trả lời đích đáng từ phía Washington, thay vì thực hiện hành động quân sự đáp trả.

Sergei Rogov, học giả từ viện Nghiên cứu Mỹ và Canada không đồng tình với quyết định của nhà lãnh đạo Mỹ khi nói rằng, cuộc tấn công là  phản ứng bốc đồng của một doanh nhân chứ không phải một chính trị gia.

"Hành động này nhằm chứng tỏ sự quyết đoán của ông Trump và muốn cho nước Mỹ thấy, ông ấy không có bất cứ quan hệ thân tình nào với Nga", RBTH dẫn lời ông Rogov.

Ngoài ra, giới phân tích cũng đánh giá với sự hiện diện của không quân Nga tại Syria, Mỹ sẽ không có cơ hội lặp lại "kịch bản Libya".

"Nếu cố tình thiết lập một vùng cấm bay ở Syria, nó sẽ dẫn đến một cuộc xung đột nghiêm trọng với Nga. Dường như Washington sẽ không áp dụng các biện pháp mạo hiểm như vậy", chuyên gia Timofei Bordachev từ phòng Quan hệ Quốc tế HSE nhận định về khả năng thách thức của Mỹ.

Ông cũng tin rằng người Mỹ sẽ chờ đợi phản ứng cụ thể từ phía Nga trước khi phát động cuộc tấn công mới.

Những dự đoán đáng sợ

Tuy nhiên nhiều học giả cũng không loại trừ khả năng Nga sẽ không dễ kìm chế trước đòn khiêu khích từ Washington.

Theo đó, người Nga gần như chắc chắn sẽ phản ứng lại cuộc tấn công vào Syria - mặc dù không trực tiếp chống lại Mỹ, nhưng Điện Kremlin sẽ gây ra cơn thịnh nộ nhằm vào các nhóm phiến quân Syria do Mỹ hậu thuẫn.

"Phản ứng của Nga sẽ là cắt đứt liên lạc và chặn đứng các liên minh của Mỹ đang hoạt động tại Syria", chuyên gia về chính sách đối ngoại Vasily Kashin, giáo sư tại trường Kinh tế Cao cấp của Moscow nói với The National Interest.

"Cụ thể, Nga sẽ nhắm mục tiêu và xử lý các nhóm thân Mỹ, mang thêm nhiều lực lượng trực chiến, hoặc có thể bắt đầu một số cuộc tập trận quy mô lớn ở châu Âu", ông cảnh báo.

Bằng cách làm suy yếu các phe nhóm nổi dậy dưới sự hậu thuẫn của phương Tây, Nga sẽ đảm bảo rằng Chính phủ Assad tiếp tục nắm quyền - bảo vệ lợi ích của Moscow trong khu vực. Kashin cho biết: "Điều này có thể làm giảm ảnh hưởng của Mỹ trong cục diện Syria cũng như gây ra tổn hại cho các lực lượng nằm vùng của nước này".

Về cơ bản, phản ứng của Nga sẽ giống như Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24 của Nga. Khi đó Moscow đã không có cuộc tấn công trả đũa nào, nhưng các phe nhóm được sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ hay các nhóm tình báo hậu thuẫn đằng sau lại trở thành mục tiêu đánh phá.

Nếu Mỹ tiến hành một chiến dịch lật đổ Chính phủ của Tổng thống Assad, người Nga có thể sẽ phản ứng mạnh mẽ hơn. Hơn nữa, trong trường hợp Mỹ thiết lập một vùng cấm bay ở Syria, Moscow có thể đáp trả bằng phản ứng quân sự tương xứng.

"Trong trường hợp này, chúng ta sẽ có một cuộc chiến tranh và sẽ có những cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình trên khắp Trung Đông. Sau đó, nó sẽ leo thang thành một cuộc chiến toàn diện", Giáo sư Kashin cho biết.

Xem thêm:

>> Tấn công Syria: TT Trump chơi 'ván bài lật ngửa' với ông Putin?

Quốc Vinh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.