WB: Kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi, tuy còn khó khăn về lạm phát

WB: Kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi, tuy còn khó khăn về lạm phát

Nguyễn Lê Tùng Phong
Thứ 6, 15/04/2022 | 19:17
0
Ngân hàng Thế giới cho rằng với diễn biến giá cả tăng, Việt Nam cần chính sách điều chỉnh tác động giá trong ngắn hạn và cải cách để thích nghi trong trung hạn.

Bản tin Cập nhật Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 4/2022 của Ngân hàng Thế giới (WB) mới công bố cho thấy kinh tế Việt Nam đang tiếp tục phục hồi, tuy gặp phải nhiều trở ngại từ lạm phát và tỉ giá thương mại.

GDP quý 1/2022 tăng trưởng 5,0% (so cùng kỳ năm trước), tương đương với tốc độ tăng trưởng trong quý 4/2021, nhưng vẫn thấp hơn 2% so với tốc độ trước đại dịch. Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng lần lượt 6,4% và 4,6% so với cùng kỳ 2021. 

Kinh tế vĩ mô - WB: Kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi, tuy còn khó khăn về lạm phát

Đóng góp vào tăng trưởng GDP Việt Nam, theo %. Nguồn: Ngân hàng Thế giới.

Tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đạt được nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo từ khu vực kinh tế đối ngoại. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,5% (so cùng kỳ năm trước) trong tháng 3, tương đương với mức trước đại dịch. Các ngành năng động nhất bao gồm máy móc, thiết bị, điện tử, may mặc, giày da, và đồ uống đều đạt tốc độ tăng trưởng hai con số.

Trong khi đó, tăng trưởng dịch vụ lại không đồng đều giữa các ngành: các ngành như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và thông tin truyền thông chống chịu tốt, trong khi ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn. 

Xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng lần lượt 14,8% và 14,6% so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng trên một phần phản ánh giá hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu tăng do giá cả hàng hóa thế giới tăng và gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch; vấn đề càng trầm trọng hơn do xung đột Nga - Ukraine. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt thặng dư 1,4 tỷ USD trong tháng 3/2022.

Kinh tế vĩ mô - WB: Kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi, tuy còn khó khăn về lạm phát (Hình 2).

Thương mại hàng hóa của Việt Nam, tính theo tỷ USD. Nguồn: Ngân hàng Thế giới.

Trong khi đó, cán cân thương mại dịch vụ tiếp tục ghi nhận thâm hụt đáng kể ở mức 4,1 tỷ USD trong quý 1/2022 do doanh thu từ du lịch quốc tế - cấu phần chính trong xuất khẩu dịch vụ - chưa đáng kể khi Việt Nam mới mở lại biên giới quốc tế từ giữa tháng 3. 

Tỉ giá thương mại, được đo lường bằng chỉ số giá xuất khẩu (FOB) trên chỉ số giá nhập khẩu (CIF) giảm 3,1% (so cùng kỳ năm trước) trong quý 1/2022, tiếp tục diễn biến xấu từ quý 3/2021. Theo WB, xu hướng này phản ánh sự phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nước ngoài và tính dễ bị tổn thương của Việt Nam khi giá cả hàng hóa thế giới và hàng hóa trung gian tăng cao.

Kinh tế vĩ mô - WB: Kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi, tuy còn khó khăn về lạm phát (Hình 3).

Tỉ giá thương mại so với cùng kỳ năm trước, theo %. Nguồn: Ngân hàng Thế giới.

Về lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 tăng 2,4% (so cùng kỳ năm trước), so với mức tăng 1,4% trong tháng 2. Đây là mức tăng cao nhất trong vòng 7 tháng, nhưng vẫn nằm dưới mục tiêu 4,0%. 

Giá xăng dầu tăng 13,4% so với tháng trước và 56,1% so với cùng kỳ năm trước do giá dầu thế giới tăng, góp phần đáng kể làm tăng chỉ số nhóm giá giao thông. Giá lương thực, thực phẩm cũng nhích lên sau khi tương đối ổn định trong năm 2021.

Kinh tế vĩ mô - WB: Kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi, tuy còn khó khăn về lạm phát (Hình 4).

Chỉ số CPI theo % và đóng góp của các lĩnh vực. Nguồn: Ngân hàng Thế giới.

Tình hình thị trường lao động tại Việt Nam tiếp tục cải thiện, nhưng chưa phục hồi hoàn toàn sau đợt phong tỏa diện rộng vào quý 3 năm ngoái. Tỉ lệ thất nghiệp giảm còn 2,2%, tương đương mức trước đại dịch. Mặc dù vậy, tỉ lệ tham gia lực lượng lao động vẫn chưa đạt mức được ghi nhận cùng kỳ năm trước và tỉ lệ thiếu việc làm vẫn cao ở mức 3,0%.

Vốn FDI đăng ký đạt 3,9 tỷ USD trong tháng 3/2022, tăng 35,2% so với tháng trước, nhưng thấp hơn 15,2% so với một năm trước. Vốn đăng ký giảm so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do có một dự án điện khí hóa lỏng quy mô lớn trị giá 3,1 tỷ USD được cấp phép trong tháng 3/2021. 2/3  tổng số vốn đăng ký là đầu tư cơ sở sản xuất kinh doanh mới của các doanh nghiệp mới, bao gồm một dự án nhà máy sản xuất đồ chơi trị giá 1,3 tỷ USD.

WB cho rằng với bối cảnh giá tiêu dùng và giá sản xuất tăng, chính phủ Việt Nam cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả trong nước vì lạm phát tăng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi tiêu dùng trong nước và tăng trưởng kinh tế. Trong ngắn hạn, cần có biện pháp can thiệp chính sách có mục tiêu để loại bỏ tác động của giá cả tăng. Về trung hạn, WB khuyến nghị cho phép nền kinh tế điều chỉnh và thích nghi với thay đổi giá cả nếu giá cả tiếp tục tăng kéo dài.

WB hạ dự báo tăng trưởng năm 2022 của khu vực Đông Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 05/04/2022 | 13:26
Cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine là "rủi ro nghiêm trọng nhất" đối với triển vọng tăng trưởng của khu vực Đông Á-Thái Bình Dương.

WB: Kinh tế toàn cầu chững lại đầu năm 2022

Thứ 3, 01/03/2022 | 09:30
Bản tin tháng 2/2022 của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy biến thể Omicron đã góp phần khiến nền kinh tế thế giới chậm lại, trong khi giá năng lượng tăng mạnh.

WB: Việt Nam khởi đầu tương đối tích cực trong tháng 1/2022

Thứ 5, 17/02/2022 | 15:01
WB khuyến nghị cần theo dõi chặt chẽ việc triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội mới để đảm bảo tác động tích cực đến nền kinh tế đạt kỳ vọng.
Cùng tác giả

Điện toán đám mây sẽ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh chuyển đổi số

Thứ 5, 26/05/2022 | 13:58
Đại diện doanh nghiệp và nhà nghiên cứu cho rằng điện toán đám mây sẽ giúp quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, nhưng cần có cách tiếp cận toàn diện.

Cải cách thể chế là "chìa khoá" để đạt được mục tiêu phát triển

Thứ 4, 18/05/2022 | 21:11
Các diễn giả công bố báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới (WB) đồng thuận rằng Việt Nam đã, đang và sẽ cần tiếp tục điều chỉnh thể chế để đạt mục tiêu phát triển.

Kinh tế Việt Nam tháng 4/2022: Vững chắc trước căng thẳng thế giới

Thứ 2, 16/05/2022 | 16:22
Kinh tế Việt Nam đang tiếp tục đà phục hồi bất chấp xung đột Nga - Ukraine, tuy nhập khẩu chậm lại do tình hình phong tỏa tại Trung Quốc.

ADB tham vấn chính sách nâng cao hiệu quả chiếu sáng đô thị

Thứ 4, 27/04/2022 | 21:08
Các chuyên gia ADB đã hỗ trợ Cục HTKT ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chiếu sáng đô thị, đề xuất các phương thức đầu tư phù hợp cho từng địa phương.

ADB cam kết hơn 22 tỷ USD năm 2021 đối phó đại dịch và phục hồi xanh

Thứ 2, 25/04/2022 | 10:02
Trong số các cam kết năm 2021 của ADB, 13,5 tỷ USD nhằm ứng phó đại dịch, và nhiều cam kết mang tính dài hạn, có tác động ngay cả khi đại dịch kết thúc.
Cùng chuyên mục

2.000 tỷ đổ vào các dự án theo cơ chế đặc thù ở TP.Thanh Hóa

Thứ 2, 20/05/2024 | 20:14
Đầu tư 2.000 tỷ đồng theo cơ chế, chính sách đặc thù vào 4 dự án ở TP.Thanh Hóa để địa phương này trở thành thành phố thông minh, hiện đại năm 2030.

Cây tre Thanh Hóa háo hức thoát nghèo

Thứ 2, 20/05/2024 | 18:03
Tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO với vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng, mở ra cơ hội mới cho vùng nguyên liệu tre, luồng xứ Thanh.

Uỷ ban Kinh tế chỉ ra loạt hệ luỵ khi để tiền “chôn” vào đất

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:12
Hiện nay, người có nhu cầu thực không thể tiếp cận trong khi đất đai bị bỏ hoang do bị đầu cơ, nguồn lực xã hội hay vì để sản xuất, kinh doanh lại bị "chôn" vào đất.

Hoàn thành việc định giá 3 ngân hàng mua bắt buộc trong tháng 5/2024

Thứ 2, 20/05/2024 | 10:34
Đây là một trong nhiều nội dung báo cáo Chính phủ gửi tới Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN những tháng đầu năm 2024.

Tây Ninh: Công bố chuỗi sự kiện quan trọng lĩnh vực nông nghiệp

Chủ nhật, 19/05/2024 | 18:20
Chuỗi tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Tây Ninh trị giá trên 2.500 tỷ đồng, được áp dụng 100% công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế.
     
Nổi bật trong ngày

Uỷ ban Kinh tế chỉ ra loạt hệ luỵ khi để tiền “chôn” vào đất

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:12
Hiện nay, người có nhu cầu thực không thể tiếp cận trong khi đất đai bị bỏ hoang do bị đầu cơ, nguồn lực xã hội hay vì để sản xuất, kinh doanh lại bị "chôn" vào đất.

Cây tre Thanh Hóa háo hức thoát nghèo

Thứ 2, 20/05/2024 | 18:03
Tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO với vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng, mở ra cơ hội mới cho vùng nguyên liệu tre, luồng xứ Thanh.

Việt Nam là điểm đến ưa thích của du khách Ấn Độ

Thứ 2, 20/05/2024 | 06:00
Theo trang livemint.com, tỉ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng

2.000 tỷ đổ vào các dự án theo cơ chế đặc thù ở TP.Thanh Hóa

Thứ 2, 20/05/2024 | 20:14
Đầu tư 2.000 tỷ đồng theo cơ chế, chính sách đặc thù vào 4 dự án ở TP.Thanh Hóa để địa phương này trở thành thành phố thông minh, hiện đại năm 2030.

Hoàn thành việc định giá 3 ngân hàng mua bắt buộc trong tháng 5/2024

Thứ 2, 20/05/2024 | 10:34
Đây là một trong nhiều nội dung báo cáo Chính phủ gửi tới Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN những tháng đầu năm 2024.