“Sướng” như doanh nghiệp thủy nông
Chưa tính phần ngân sách địa phương có thu điều tiết về ngân sách Trung ương (TW) tăng thêm cho các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi , một năm, ngân sách TW cũng đã phải tiêu tốn trên 4.000 tỉ đồng cấp bù thủy lợi phí nhưng thực chất là để nuôi bộ máy quản lý vận hành các công trình thủy lợi từ TW đến địa phương vừa cồng kềnh vừa kém hiệu quả.
Dẫn chứng như trường hợp Công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển thủy lợi Sông Nhuệ (công ty Sông Nhuệ – PV) – một trong 5 doanh nghiệp của TP. Hà Nội được giao quản lý khai thác các công trình thủy lợi đầu mối, đảm nhiệm tưới tiêu cho hơn 100 ngàn ha diện tích nông nghiệp thuộc 9 quận, huyện của lưu vực sông Nhuệ. Theo lãnh đạo doanh nghiệp này, để duy trì hoạt động 87 trạm bơm, 570 tuyến kênh với tổng chiều dài hơn 1.000km đã được UBND TP phân cấp quản lý, doanh nghiệp phải nuôi một bộ máy nhân công vô cùng lớn với 1.100 lao động.
Dù được phép kinh doanh nhiều ngành nghề thuộc lĩnh vực thủy nông như cấp nước sạch cho nông thôn, cấp và tiêu thoát nước cho đô thị, công nghiệp, dịch vụ... nhưng nhiều năm qua, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh chính của doanh nghiệp này hầu như chỉ tập trung vào việc thực hiện các đơn đặt hàng tưới tiêu hàng năm của UBND TP. “Doanh thu hàng năm của công ty chúng tôi khoảng trên 200 tỉ đồng nhưng trong đó đến 95% là từ các đơn đặt hàng tưới tiêu của thành phố”- bà Trần Thị Tuyết Hạnh- Phó Giám đốc công ty Sông Nhuệ cho biết.
Tương tự, với số lượng lao động cũng xấp xỉ 1.000, dù trong giấy phép kinh doanh Công ty TNHH một thành viên ĐTPT thủy lợi Sông Đáy đăng ký tới 8 ngành nghề, nhưng hàng năm, doanh nghiệp này cũng không có nhu cầu mở rộng lĩnh vực kinh doanh để tăng nguồn thu cho doanh nghiệp mà chỉ chăm chăm chờ các đơn đặt hàng từ thành phố để hoạt động. Thậm chí, dù đơn vị này tuyên bố hùng hồn là sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận nhưng với cu