Xây dựng Thái Nguyên trở thành cực tăng trưởng hạt nhân quan trọng

Nguyễn Phương Anh
Thứ 4, 15/03/2023 | 19:56
0
Mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp theo hướng hiện đại, thông minh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 14/3/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo quyết định, phạm vi, ranh giới lập quy hoạch tỉnh Thái Nguyên bao gồm toàn bộ tỉnh Thái Nguyên, với tổng diện tích tự nhiên là 352.196 ha, với 9 đơn vị hành chính gồm: 3 thành phố (Thái Nguyên, Sông Công, Phổ Yên) và 6 huyện (Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Đông Hỷ, Đại Từ, Phú Bình).

Mục tiêu tổng quát của quy hoạch nhằm phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để đưa tỉnh Thái Nguyên phát triển nhanh, toàn diện, bền vững; xây dựng tỉnh Thái Nguyên bình yên, hạnh phúc, sung túc, thân thiện, trở thành một trong những tỉnh phát triển ở miền Bắc.

Kinh tế vĩ mô - Xây dựng Thái Nguyên trở thành cực tăng trưởng hạt nhân quan trọng

Đến năm 2025, tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp theo hướng hiện đại, thông minh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội.

Đến năm 2025, tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp theo hướng hiện đại, thông minh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội.

Đến năm 2030, tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm sản xuất điện, điện tử, cơ khí chế tạo trình độ cao; trung tâm giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất; trung tâm y tế, chăm sóc sức khỏe; trung tâm du lịch; trung tâm chuyển đổi số của khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ; xây dựng thành phố Thái Nguyên trở thành một trong những cực tăng trưởng hạt nhân quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội.

Về kết cấu hạ tầng, tỉnh Thái Nguyên xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại tạo bước đột phá góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối với hệ thống giao thông của vùng, quốc gia. Hệ thống cấp điện, cấp nước, thủy lợi an toàn, hiện đại, đồng bộ đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

Kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đô thị, khu dân cư đảm bảo đồng bộ. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông, hạ tầng số hiện đại, an toàn. Phát triển hạ tầng phục vụ các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Hệ thống hạ tầng xã hội được quy hoạch và xây dựng đảm bảo chức năng là trung tâm y tế, giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của vùng.

Về kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt khoảng 8% đến 8,5%/năm; quy mô kinh tế đạt khoảng 13,5 tỷ USD; tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 45 tỷ USD.

Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 60,0%; dịch vụ chiếm khoảng 32,8%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 7,2%.

GRDP bình quân/người đạt khoảng 8.900 USD (giá hiện hành). Tỉ lệ lao động theo ngành kinh tế: Ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 37%; ngành nông lâm nghiệp - thủy sản chiếm 27%; ngành dịch vụ chiếm 36%.

Tầm nhìn phát triển đến năm 2050 phấn đấu xây dựng tỉnh Thái Nguyên đạt tiêu chuẩn để trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương, xanh, thông minh, có bản sắc rõ ràng; là một trong những trung tâm công nghiệp hiện đại của vùng Thủ đô Hà Nội và cả nước; nơi đáng sống, đáng đến, an toàn và thịnh vượng.

Các đột phá phát triển của tỉnh là tập trung phát triển cơ sở hạ tầng tại khu vực phía Nam của tỉnh; ưu tiên đầu tư giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất thu hút các nhà đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đô thị, dịch vụ gắn kết với sự phát triển của vùng Thủ đô Hà Nội.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số; phát triển kinh tế số, xã hội số và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng ứng dụng công nghệ số; hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có sức cạnh tranh trên thị trường.

Chú trọng phát triển khu vực kinh tế tư nhân, công nghệ cao; khuyến khích hình thành những cụm ngành, cụm sản xuất có sự tương quan trong cùng lĩnh vực làm tiền đề, cơ sở kết nối chuỗi sản xuất, chuỗi sản phẩm, chuỗi giá trị; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Nâng cao năng lực, hiệu quả của bộ máy hành chính các cấp; đẩy mạnh cải cách hành chính, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp; tập trung nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là đạo đức công vụ.

Quan tâm phát triển nguồn nhân lực địa phương, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; phát huy các lợi thế, thành quả, cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với tiềm năng, thế mạnh của các trường đại học, trung tâm nghiên cứu khoa học, y tế trên địa bàn tỉnh; quan tâm, triển khai thực hiện tốt các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số; phát triển tiềm năng về du lịch, nông nghiệp công nghệ cao; thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn tỉnh.

Thúc đẩy thu hút đầu tư vào Nam Thái Nguyên - Bài 1: Để thành phố trẻ Phổ Yên thành bến đậu của "đại bàng"

Thứ 5, 09/02/2023 | 07:15
Tp.Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên) có giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng trên địa bàn chiếm trên 90% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh...

[E] Bí thư tỉnh uỷ Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải: Tạo môi trường đầu tư để phát triển kinh tế tư nhân

Chủ nhật, 12/02/2023 | 07:15
Bí thư tỉnh uỷ Thái Nguyên kỳ vọng Tp.Phổ Yên sẽ là “hạt nhân” quan trọng trong quá trình phát triển của tỉnh.

Thành phố Phổ Yên (Thái Nguyên): Thành phố trẻ vươn mình khởi sắc

Thứ 4, 29/06/2022 | 17:02
Những năm trở lại đây, kinh tế của Thành phố Phổ Yên đã từng bước chuyển mình theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cùng tác giả

Chủ tịch HĐTV Vinachem Nguyễn Phú Cường nghỉ hưu

Thứ 6, 31/05/2024 | 20:35
Trong thời gian lãnh đạo, ông Nguyễn Phú Cường đã đưa Vinachem từ thua lỗ nghìn tỷ kéo dài thành liên tục báo lãi kỷ lục giữa 2 năm khó khăn và thử thách.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT nói gì về đề xuất áp giá sàn trong xuất khẩu gạo?

Thứ 6, 31/05/2024 | 18:04
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương sẽ phối hợp đưa ra các giải pháp tối ưu nhất về giá gạo xuất khẩu trong bối cảnh khủng hoảng lương thực.

Khai thác thủy sản phù hợp với tiềm năng nguồn lợi, bảo vệ môi trường

Thứ 6, 31/05/2024 | 11:20
Việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản là cơ sở để phân bổ lại không gian bảo tồn, bảo vệ khai thác thủy hải sản phù hợp với hệ sinh thái.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan làm Trưởng Ban chỉ đạo Đề án 1 triệu ha lúa

Thứ 5, 30/05/2024 | 17:55
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT có trách nhiệm chỉ đạo chung toàn diện Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao phát thải thấp vùng đồng ĐBSCL.

Đặt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục, KIDO dự kiến trả cổ tức gấp đôi

Thứ 5, 30/05/2024 | 16:16
Năm 2024, KIDO đặt mục tiêu lợi nhuận đạt 800 tỷ đồng, tăng 148% so với thực hiện năm 2023, là mức lợi nhuận cao nhất của công ty kể từ năm 2017.
Cùng chuyên mục

Tp.HCM: Chỉ ra điểm nghẽn để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Thứ 6, 31/05/2024 | 20:45
Phiên họp kinh tế - xã hội tháng 5 của UBND thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh vấn đề đầu tư công để phát triển kinh tế hiệu quả hơn.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT nói gì về đề xuất áp giá sàn trong xuất khẩu gạo?

Thứ 6, 31/05/2024 | 18:04
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương sẽ phối hợp đưa ra các giải pháp tối ưu nhất về giá gạo xuất khẩu trong bối cảnh khủng hoảng lương thực.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan làm Trưởng Ban chỉ đạo Đề án 1 triệu ha lúa

Thứ 5, 30/05/2024 | 17:55
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT có trách nhiệm chỉ đạo chung toàn diện Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao phát thải thấp vùng đồng ĐBSCL.

Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể

Thứ 5, 30/05/2024 | 15:44
Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể có chức năng nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Ca Mau: Tăng cường xúc tiến đầu tư và hợp tác đầu tư nước ngoài

Thứ 5, 30/05/2024 | 14:41
Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư và hợp tác đầu tư nước ngoài góp phần cải thiện, xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
     
Nổi bật trong ngày

5 tháng đầu năm, Thừa Thiên-Huế thu hút 20 dự án đầu tư mới

Thứ 7, 01/06/2024 | 06:00
Theo UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, từ đầu năm 2024 đến nay, địa phương đã cấp mới 20 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt trên 5.326 tỷ đồng.

Thái Bình: Xử phạt 60 triệu đồng 2 cơ sở kinh doanh vàng

Thứ 7, 01/06/2024 | 15:30
Cục QLTT tỉnh Thái Bình cho biết, ngày 30/5, đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 2 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn huyện Thái Thụy.

Giải pháp của NHNN sẽ giúp thu hẹp chênh lệch giá vàng?

Thứ 7, 01/06/2024 | 19:00
Từ 3/6, nhằm đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu bình ổn thị trường vàng của Chính phủ, 4 ngân hàng quốc doanh sẽ trực tiếp bán vàng miếng SJC cho người dân.

Giá vàng 2/6: Vàng SJC giảm về mốc 83 triệu đồng/lượng

Chủ nhật, 02/06/2024 | 09:22
Giá vàng thế giới ghi nhận 1 tuần giảm mạnh trong khi vàng SJC trong nước cũng điều chỉnh về mức 83 triệu đồng/lượng (bán ra).

SJC bị “tụt áp” giảm 6 triệu/lượng sau 3 ngày, người mua lỗ nặng

Thứ 7, 01/06/2024 | 14:42
Chỉ trong 3 ngày qua, giá vàng SJC đã giảm tới 6 triệu đồng/lượng. Thêm chênh lệch mua vào - bán ra, người mua vàng lỗ khoảng 9 triệu đồng/lượng sau 1 tuần nắm giữ.