TS. Cao Sỹ Kiêm nhận định điểm "nghẽn" lớn nhất của xử lý nợ xấu hiện nay là môi trường pháp lý. Ảnh: Đức Hiếu Khơi thông dòng chảy xử lý nợ xấu
Mở đầu câu chuyện về nợ xấu, ông Cao Sỹ Kiêm – Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nói: “Chúng ta đang bàn về một vấn đề đã được nói nhiều.” Thừa nhận những biện pháp rốt ráo và quyết liệt mà Ngân hàng Nhà nước áp dụng trong hai năm qua đã góp phần thu nhỏ “cục nợ xấu” song ông Kiêm thẳng thắn “vấn đề đang bị tắc lại.” Bằng kinh nghiệm của một người nhiều năm quản lý và nghiên cứu chính sách, ông Kiêm chỉ ra 3 điểm khiến dòng chảy xử lý nợ xấu bị “nghẽn” là: môi trường pháp lý, sự phối hợp các bên liên quan và vốn.
Hệ thống pháp lý là một trong những vấn đề cần được tiếp tục hoàn thiện khi giải quyết triệt để nợ xấu. “Chúng ta kiên trì đề xuất Quốc hội có một văn bản để giải quyết tất cả những vướng mắc trong vấn đề xử lý nợ xấu,” TS. Cấn Văn Lực - Cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQH ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nói. Lường trước đây không phải là việc dễ dàng bởi theo TS. Cấn Văn Lực “tính đồng thuận trong Quốc hội hiện nay chưa phải là cao.”
Cũng giống như TS. Cao Sỹ Kiêm, TS. Cấn Văn Lực “đánh giá cao những nỗ lực xử lý nợ xấu trong thời gian qua” song ông cho rằng còn rất nhiều việc phải làm vì “nợ xấu của Việt Nam vẫn cao hơn nhiều nước trong khu vực.” Trong bộ 6 giải pháp đưa ra nhằm xử lý lâu dài và triệt để nợ xấu TS. Lực đặc biệt chú ý đến giải pháp chuyển nợ thành vốn góp và mua bán nợ xấu.
TS. Cấn Văn Lực kiến nghị cần nâng cao chất lượng phối hợp giữa các bộ ngành, hoàn thiện cơ chế xử lý nợ xấu. Ảnh Đức Hiếu
Trong tương quan so sánh VAMC với các mô hình xử lý nợ xấu của 3 n