"Giáo dục nghề nghiệp không tuyển sinh được là một sự đau xót"

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 3, 23/04/2024 | 10:01
0
Theo chuyên gia, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nếu không sớm có giải pháp sẽ rất khó tăng nguồn tuyển sinh trong bối cảnh người học vẫn còn trọng bằng cấp.

Với đa dạng các phương thức xét tuyển, nhiều kỳ thi riêng được tổ chức mở ra nhiều cơ hội vào đại học của học sinh. Tuy nhiên điều này cũng tạo ra sự mất cân đối trong tuyển sinh cao đẳng, đại học, nhiều trường cao đẳng nhiều năm liền khó tuyển đủ chỉ tiêu tạo ra khó khăn về nhiều mặt.

Theo các chuyên gia việc không đảm bảo đầu ra, không có cơ chế mở trong giáo dục là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Đặng Minh Tuấn – Giảng viên khoa Sư phạm, Đại học Giáo dục, ĐHQGHN cho rằng, việc đào tạo nhân lực chất lượng cao cần có sự tham gia cả hệ thống trung cấp, cao đẳng và đại học.

"Trong nhiều năm hệ thống giáo dục nghề nghiệp không tuyển sinh được là một sự đau xót khi mất đi một nguồn đào tạo lớn, chất lượng cao. Quan niệm hiện nay còn sính đại học, điều này rất sai lầm, ở bậc đại học các em phải học 4 năm trong khi nhiều học sinh có những năng lực cụ thể thì phải phát triển theo hướng giáo dục nghề nghiệp chỉ cần 1-2 năm là có thể làm việc được ngay”, ông Tuấn bày tỏ.

Giáo dục - 'Giáo dục nghề nghiệp không tuyển sinh được là một sự đau xót'

Hiện nay, học sinh không mặn mà chọn học bậc cao đẳng.

Theo chuyên gia, để tránh lãng phí cần phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp một cách toàn diện, chất lượng cao và chuyên sâu vào kỹ thuật, công nghệ, môi trường,… là những ngành cần cung cấp nguồn lực có tay nghề.

Ngoài ra, cũng rất cần sự vào cuộc của các doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng. “Có những việc, vị trí việc làm không cần đến bậc đại học, nhà tuyển dụng phải hiểu rõ ở vị trí nào thì cần trung cấp hay cao đẳng. Nếu muốn trình độ bậc cao thì phải trả mức lương tương xứng, như vậy thì chắc chắn sẽ có sự phân hoá”, ông Đặng Minh Tuấn đưa ra giải pháp.

Còn đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng cần tự tìm hướng đi cho mình bằng cách nâng cao tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm sớm, tìm đầu ra cho các em thì chắc chắn sẽ có nguồn tuyển sinh.

“Chúng ta cũng cần truyền thông nhằm phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề chất lượng cao. Tránh thực trạng như hiện nay còn sính danh, sính bằng cấp, bỏ quan điểm học đại học giỏi hơn người học trung cấp, trong khi lại dễ dàng bước vào cách cổng đại học”, ông Đặng Minh Tuấn nói.

Giáo dục - 'Giáo dục nghề nghiệp không tuyển sinh được là một sự đau xót' (Hình 2).

TS.Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.

Còn theo TS.Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, còn nhiều rào cản khiến người học e ngại việc phải chọn học cao đẳng hay các trường nghề.

Cụ thể, chuyên gia đánh giá xu hướng chung của thế giới hiện nay cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ nằm trong cùng một bậc học là giáo dục đại học, với nguyên tắc từ cao đẳng có thể học liên thông lên các bậc cao hơn tuỳ thuộc vào năng lực, tài chính của người học - đây là cơ chế mở trong giáo dục đại học.

Nếu như vậy, học sinh sẽ không ngại ngần ngại nếu chọn học cao đẳng hay đại học vì sẽ có cơ hội rộng mở để học tiếp các trình độ tiếp theo.

Tuy nhiên, ở Việt Nam lại không giống như vậy. “Hiện nay vẫn còn khá nhiều vướng mắc trong câu chuyện liên thông, các trường cao đẳng hiện nay đi theo hướng nghề nghiệp, điều này tạo ra thế khó, rào cạn cho học sinh muốn học liên thông và dẫn đến việc khó tuyển sinh ở bậc học này”, TS.Lê Viết Khuyến cho hay.

Theo Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024 của Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp trong năm 2023, công tác tuyển sinh của ước đạt 2.295.000 người (đạt 100% kế hoạch năm), trong đó: trình độ cao đẳng, trung cấp là 530.000 người; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác là 1.765.000 người. Đây là kết quả có tín hiệu tích cực, thực hiện việc phân luồng tốt hơn, đặc biệt là tuyển sinh được nhiều học sinh, sinh viên đăng ký học các ngành, nghề trọng điểm mũi nhọn.

Về mạng lưới cơ sở GDNN, hiện nay, cả nước có 1.886 cơ sở GDNN gồm: 399 trường cao đẳng, 429 trường trung cấp và 1.058 trung tâm GDNN. Tổng số cơ sở GDNN ngoài công lập là 684 cơ sở (chiếm 36,2%) . So với thời điểm ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW, cả nước đã giảm 181 cơ sở GDNN công lập (giảm 14%).

Tuyển sinh vào 10 tại Hà Nội: Những lưu ý "vàng" thí sinh không nên bỏ qua

Chủ nhật, 21/04/2024 | 12:23
Năm nay, Hà Nội có khoảng 133.000 học sinh tốt nghiệp THCS, tăng hơn 5.000 so với năm ngoái.

Hiểu đúng về ngành logistics để tăng cơ hội trúng tuyển đại học

Thứ 7, 20/04/2024 | 12:46
Ngoài kiến thức kinh tế, các em sinh viên phải có chuyên môn về kỹ thuật, công nghệ mới có thể đáp ứng nhu cầu lao động trong ngành logistics.

Tuyển sinh lớp 10: Bám sát năng lực để chọn nguyện vọng phù hợp

Thứ 6, 19/04/2024 | 10:40
Hôm nay (19/4), học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 năm học 2024-2025.
Cùng tác giả

Việt Nam có 13 trường đại học lọt bảng xếp hạng có tầm ảnh hưởng

Thứ 5, 13/06/2024 | 08:00
Bảng xếp hạng này hướng tới đo lường sự thành công của tổ chức giáo dục đại học trong việc thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.

Trường công hay tư đều đóng góp vào phát triển giáo dục đại học

Thứ 5, 13/06/2024 | 07:00
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT khẳng định luôn khuyến khích sự phát triển của các trường đại học, bất kể công hay tư.

Tiến hành kiểm tra chéo trong quá trình tổ chức thi tốt nghiệp THPT

Thứ 4, 12/06/2024 | 16:52
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh các tỉnh phải chịu trách nhiệm trên địa bàn của mình, đảm bảo nghiêm túc, đúng quy chế.

Thứ trưởng GD&ĐT: Bảo quản, vận chuyển đề thi phải an toàn tuyệt đối

Thứ 4, 12/06/2024 | 15:00
Sáng 12/6, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cùng đoàn công tác kiểm tra công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT tại Tp.Cần Thơ.

Không để xảy ra lợi ích nhóm trong chuyển đổi số giáo dục

Thứ 4, 12/06/2024 | 14:30
Bộ GD&ĐT lưu ý cần chủ động, linh hoạt chuyển đổi số nhưng phải phù hợp với từng địa phương.
Cùng chuyên mục

Thêm trường chuyên, trường hot ở Hà Nội công bố điểm chuẩn

Thứ 5, 13/06/2024 | 09:54
Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành thông báo lấy điểm chuẩn 25/30. Như vậy học sinh phải đạt trung bình 8,4 điểm một môn mới đỗ, nếu không có điểm ưu tiên.

Việt Nam có 13 trường đại học lọt bảng xếp hạng có tầm ảnh hưởng

Thứ 5, 13/06/2024 | 08:00
Bảng xếp hạng này hướng tới đo lường sự thành công của tổ chức giáo dục đại học trong việc thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.

Trường công hay tư đều đóng góp vào phát triển giáo dục đại học

Thứ 5, 13/06/2024 | 07:00
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT khẳng định luôn khuyến khích sự phát triển của các trường đại học, bất kể công hay tư.

Tiến hành kiểm tra chéo trong quá trình tổ chức thi tốt nghiệp THPT

Thứ 4, 12/06/2024 | 16:52
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh các tỉnh phải chịu trách nhiệm trên địa bàn của mình, đảm bảo nghiêm túc, đúng quy chế.

Thứ trưởng GD&ĐT: Bảo quản, vận chuyển đề thi phải an toàn tuyệt đối

Thứ 4, 12/06/2024 | 15:00
Sáng 12/6, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cùng đoàn công tác kiểm tra công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT tại Tp.Cần Thơ.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 12/6: Chắc suất vào đại học bằng xét tuyển sớm

Thứ 4, 12/06/2024 | 06:00
Chắc suất vào đại học bằng xét tuyển sớm; Ăn món nhiều người ưa thích tại đám cỗ, người đàn ông ở Hà Nội bất ngờ nhập viện...

Thứ trưởng GD&ĐT: Bảo quản, vận chuyển đề thi phải an toàn tuyệt đối

Thứ 4, 12/06/2024 | 15:00
Sáng 12/6, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cùng đoàn công tác kiểm tra công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT tại Tp.Cần Thơ.

Không để xảy ra lợi ích nhóm trong chuyển đổi số giáo dục

Thứ 4, 12/06/2024 | 14:30
Bộ GD&ĐT lưu ý cần chủ động, linh hoạt chuyển đổi số nhưng phải phù hợp với từng địa phương.

Việt Nam có 13 trường đại học lọt bảng xếp hạng có tầm ảnh hưởng

Thứ 5, 13/06/2024 | 08:00
Bảng xếp hạng này hướng tới đo lường sự thành công của tổ chức giáo dục đại học trong việc thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.

Khi nào miền Bắc đón "cơn mưa vàng" hạ nhiệt giữa cái nóng "như thiêu đốt"?

Thứ 5, 13/06/2024 | 10:36
Dự báo thời tiết hôm nay (13/6), miền Bắc vào cao điểm nắng nóng gay gắt 35-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.