Người Việt dành 13 giờ mỗi tuần và chi số tiền “khủng” cho việc này

Thứ 5, 02/05/2024 | 13:24
0
Người Việt dành 13 tiếng/tuần để xem livestream bán hàng và lượng người mua sắm qua Internet hằng tuần ở Việt Nam đạt vị trí thứ 11 toàn cầu...

Bộ phận Nghiên cứu bán lẻ NielsenIQ Việt Nam cho biết, người Việt dành 13 tiếng/tuần để xem livestream bán hàng. Khảo sát của NielsenIQ Việt Nam cũng chỉ ra lượng người mua qua thương mại số là 57 - 60 triệu người trên cả nước. Mỗi ngày có 3,5 triệu lượt truy cập vào các trang thương mại điện tử. Lượng người mua sắm qua Internet hằng tuần ở Việt Nam đạt vị trí thứ 11 toàn cầu. 90% người tiêu dùng có ý định duy trì hoặc thậm chí tăng cường sử dụng sàn thương mại điện tử trong mua sắm trong 12 tháng tới.

Theo NielsenIQ Việt Nam, người Việt dành 13 tiếng/tuần để xem livestream bán hàng

Tương tự, dữ liệu gây bất ngờ từ báo cáo của Kirin Capital phát hành vào đầu tháng 4/2024, cũng cho thấy số lượng khách hàng Việt ưa thích lựa chọn mua sắm online hiện đã chiếm tỉ trọng tới 50%. Trong khi đó, chỉ có 30% số người mua hàng vẫn ưa thích kênh mua sắm truyền thống.

Thống kê của Kirin Capital cho thấy có đến 61% người mua hàng trực tuyến là qua các sàn TMĐT, 55% qua mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo... và 34% qua các website TMĐT bán hàng.

Theo sách trắng TMĐT Việt Nam 2023, hiện nay, các mặt hàng được lựa chọn mua sắm online nhiều nhất chủ yếu vẫn là quần áo, giày dép và mỹ phẩm khi có tới 63% tỉ lệ người dùng trực tuyến tham gia mua sắm, theo sau đó là các thiết bị đồ dùng gia đình (53%), đồ công nghệ và điện tử (39%).

Thương mại điện tử tại Việt Nam đang nổi lên như một lực lượng chủ chốt, góp phần đáng kể vào sự gia tăng GDP của nền kinh tế trong nước. So với các thị trường TMĐT khác trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, thị trường TMĐT tại Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển.

Với mức độ cạnh tranh khốc liệt, thị trường này vẫn hấp dẫn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như những người mới bắt đầu kinh doanh.

Vì vậy, việc đưa ra những chiến lược phù hợp và bắt kịp xu hướng của ngành TMĐT là một trong những vấn đề cốt lõi giúp doanh nghiệp ngày một phát triển hơn trong tương lai.

Còn theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử (EBI) 2024 của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) vừa công bố mới đây, năm 2023 bối cảnh nền kinh tế Việt Nam được xem là gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên lĩnh vực TMĐT vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. VECOM ước tính tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này tăng trên 25% so với năm 2022 và đạt 25 tỷ USD. Trong đó, quy mô bán lẻ hàng hoá trực tuyến đạt 17,3 tỷ USD.

Bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, TMĐT Việt Nam 10 năm qua đã phát triển mạnh mẽ với tốc độ từ 16-30%/năm. Doanh thu bán lẻ năm 2023 tăng 25% so với năm 2022, đạt 20,5 tỷ USD.

Quỳnh Chi

Cùng chuyên mục

Vì sao nam giới có con rồi vẫn vô sinh?

Thứ 6, 17/05/2024 | 12:31
Ngay cả khi nam giới đã lập gia đình và có con thì việc thăm khám vô sinh định kì là rất cần thiết.

Công an vào cuộc làm rõ vụ học sinh mầm non lớp 5 tuổi bị bầm tím vùng lưng

Thứ 6, 17/05/2024 | 12:20
Chủ tịch UBND TP Hải Phòng chỉ đạo Công an quận Lê Chân điều ra, xác minh, làm rõ thông tin bé gái 5 tuổi bị tím ở vùng lưng.

Người dùng Internet Việt Nam bị đánh cắp mật khẩu nhiều nhất khu vực

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:54
Việt Nam cùng với Indonesia và Thái Lan là 3 quốc gia ghi nhận số vụ tấn công mạng để đánh cắp mật khẩu cao nhất Đông Nam Á, trong tổng số hơn 61 triệu vụ tấn công ghi nhận trong năm 2023

Đông Á Chemical luôn đồng hành cùng bà con nuôi tôm

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:53
Trong hành trình nuôi tôm luôn có những thách thức không ngừng xuất hiện, trong đó có những khó khăn về dịch bệnh, về cơ cấu chi phí vụ nuôi, giá tôm thấp.... Đối mặt với tình trạng này, bà con nuôi tôm phải đương đầu với những gian nan thử thách, luôn đau đáu nỗi lo về mỗi vụ nuôi tôm. 

Khách sạn với những căn phòng kỳ quặc hút khách không ngờ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:52
Những căn phòng trong khách sạn này được thiết kế theo nhiều chủ đề khác nhau.