10 đột phá y học ngỡ chỉ có trong phim viễn tưởng

10 đột phá y học ngỡ chỉ có trong phim viễn tưởng

Thứ 5, 12/12/2013 13:18

10 phát minh công nghệ dưới đây trong y học được các chuyên gia tại Bệnh viện Cleveland Clinic, Mỹ đánh giá là “những đột phá thực sự mang lại những thay đổi có ý nghĩa cho cuộc sống của nhiều người”.

Mắt “mô phỏng sinh học”

Có tên là “Argus II”, thiết bị mắt “phỏng sinh học” thu nhận tín hiệu video từ một camera gắn trên kính và truyền hình ảnh “không dây” về bộ tiếp nhận cấy trên võng mạc của người bị mất thị lực. Mặc dù đã được phê chuẩn ở châu Âu từ năm 2011, song phải đến đầu năm nay Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ mới phê chuẩn thiết bị “như phim viễn tưởng này”.

Hệ thống hiện còn chưa hoàn hảo. Nó giúp người mù những chức năng cơ bản như đi bộ trên vỉa hè mà không bị vấp, và phân biệt màu đen với màu trắng, nhưng chỉ giúp người mang đọc được chữ với kích thước lớn bằng màn hình Kindle. Thêm vào đó, khi võng mạc tự liền trùm lên bộ tiếp nhận thì chất lượng hình ảnh bị giảm đi. Argus II hiện mới chỉ được phê chuẩn cho người bị mất thị lực do bệnh sắc tố võng mạc – căn bệnh gặp ở 1/4000 người Mỹ. Nhưng công nghệ này có thể sớm giúp ích cho hơn 1.75 triệu người bị thoái hóa hoàng điểm

Nhận dạng gen ung thư

Không phải tất cả các loại ung thư đều ác tính như nhau - ví dụ người bị ung thư tuyến tiền liệt sẽ có khả năng sống thêm lâu hơn những người bị ung thư não. Nhưng ngay cả ung thư tuyến tiền liệt cũng có nhiều dạng - từ có thể điều trị được tới tiên lượng cực kỳ xấu. Bằng cách phân tích bộ gen đột biến của khối u, các bác sĩ có thể chỉ ra liệu ung thư đó có nhạy cảm với một dạng hóa trị liệu nào đó hay không, hay là hoàn toàn không đáp ứng với tất cả các điều trị hiện có. Việc biết được thể bệnh sẽ giúp chuyển thẳng sang thử nghiệm lâm sàng có thể cứu sống tính mạng người bệnh

Sức khỏe - 10 đột phá y học ngỡ chỉ có trong phim viễn tưởng

Đối với hơn 840.000 người Mỹ đang bị những cơn co giật đột ngột không kiểm soát được của bệnh động kinh, thì thiết bị NeuroPace giống như “máy khử rung dành cho não”. Hệ thống bao gồm những cảm biến cấy trong não có thể phát hiện những cơn “run rẩy” đầu tiên của cơn động kinh sắp xảy ra. Khi đó nó sẽ phát đi những xung điện vô hiệu hóa những tín hiệu “nhiễu loạn” của não, chặn đứng cơn động kinh. Điều ấn tượng hơn là các bác sĩ có thể “tinh chỉnh”


NeuroPace dựa trên hoạt động của nó. Trong năm đầu tiên mang thiết bị này, số cơn động kinh giảm trung bình 40% - nhưng 2 năm sau đó, con số giảm là 53%.

Chữa khỏi bệnh viêm gan

Cho đến gần đây, viên điều trị viêm gan C rơi vào thế “tốt thì có tốt, nhưng không tuyệt vời lắm”, với chỉ có khoảng 70% số bệnh nhân được chữa khỏi. Và kết quả này chỉ đạt được sau 48 tuần với phác đồ thuốc chống vi rút nghiêm ngặt, bao gồm nhiều mũi tiêm interferon – thường gây những tác dụng phụ nặng nề. Những loại thuốc mới có tên là Sofosbuvir có công dụng điều trị viêm gan C mạnh hơn nhiều, với thành công đạt được ở 95% số bệnh nhân. Hơn nữa, thuốc được uống trong 12 tuần, không cần tiêm interferon.

IPad của bác sĩ gây mê

Bác sĩ phẫu thuật thường nhận được những ánh mắt kính nể, nhưng để bạn “sống sót” qua ca mổ, có lẽ bác sĩ gây mê hồi sức mới là người đóng vai trò quyết định. Họ là khuôn mặt cuối cùng mà bạn nhìn thấy trước khi chìm vào giấc ngủ nhờ thuốc mê. Ngoài việc theo dõi nhịp tim, nhịp thở và chức năng não của bạn, bác sĩ gây mê hồi sức còn phải thông thuộc các giai đoạn của thủ thuật để có thể điều chỉnh liều thuốc an thần và giảm đau mà không gây biến chứng.

“Hệ thống quản lý thông tin quanh cuộc mổ” mới bao gồm phần mềm trên màn hình cảm ứng có thể cảnh báo các bác sĩ nếu có điều gì đó xảy ra, đi đúng tiến trình của các sĩ phẫu thuật, và ghi lại tất cả các bước của thủ thuật. Tất cả những điều này là hết sức quan trọng khi có những ca mổ kéo dài tới 16 giờ đồng hồ và thông tin cần được chuyển giao từ kíp trước cho kíp sau.

“Ghép…chất thải”

Ý tưởng lấy “chất thải” từ ruột người khác để đưa vào ruột mình nghe thật “kinh dị”, nhưng cách điều trị này đã được chứng minh là có hiệu quả rõ rệt để chữa khỏi nhiễm C. difficile – một loại vi khuẩn giết chết 15.000 người Mỹ mỗi năm. Nhưng hãy yên tâm, các nhà nghiên cứu Canda đã triển khai một phương pháp để chỉ đưa vi khuẩn có trong “chất thải” của người cho vào người nhận qua thuốc uống. Bạn sẽ không phải nhận những cặn bã thức ăn, mà chỉ đơn giản là đưa vào cơ thể một số vi khuẩn có ích sống trong ruột của người cho – giống như nhà nông chọn những hạt giống tốt nhất để gieo trồng trên mảnh đất của mình.

Hoóc môn “bà bầu” bảo vệ tim

Khoảng 1/4 số người phải nhập viện vì suy tim sẽ phải đầu hàng số phận sau không quá một năm. Nhưng loại thuốc mới có tên là Serelaxin đã làm tăng khả năng sống thêm 37%, . Đấy là phiên bản tổng hợp của hoóc môn relaxin, thường được sản sinhra trong cơ thể người mẹ khi mang thai để giúp tim thích nghi với stress do thai nghén gây ra. Hoóc môn này không chỉ giúp mạch máu thông thoáng của cung cấp ô xi cho các cơ quan, mà còn có đặc tính chống viêm. Khả năng cứu sống bệnh nhân của Serelaxin ấn tượng đến mức FDA đã gọi đây là “liệu pháp đột phá” và đưa nó vào quy trình phê chuẩn nhanh cho các bệnh viện.

Sức khỏe - 10 đột phá y học ngỡ chỉ có trong phim viễn tưởng (Hình 2).

Nếu phải soi đại tràng, bạn sẽ muốn dùng thứ thuốc gì đó để đỡ đau. Nhưng ngay cả liều thuốc giảm đau an thần nhẹ để giúp bạn thiếp đi trong khi bác sĩ làm thủ thuật cũng cần sự cs mặt của bác sĩ gây mê – nghĩa là chi phí y tế sẽ bị tăng thêm một khoản đáng kể - chừng một tỷ đô la mỗi năm ở Mỹ, theo một nghiên cứu trên tờ Journal of the American Medical Association.

Giải pháp cho vấn đề này là Sedasys: một thiết bị gồm máy tính nối với đường truyền tĩnh mạch có gắp đồng hồ đo lượng thuốc giảm đau an thần và theo dõi các chỉ số sinh tồn. Thậm chí nó còn bao gồm cả tai nghe để đánh thức bệnh nhân nếu cần. Thiết bị này cho phép bác sĩ tự cho bệnh dùng liều thuốc an thần “từ nhẹ đến vừa phải” và mọt bác sĩ gây mê có thể theo dõi nhiều bệnh nhân. .

Xét nghiệm phát hiện nguy cơ đau tim chính xác hơn

Hiện nay mọi người thường làm xét nghiệm cholesterol để đánh giá nguy cơ đau tim, nhưng nồng độ trimethylamine N-oxide (TMAO) mới là thứ đáng lo ngại hơn. Những người có nồng độ TMAO cao nhất trong máu có nguy cơ bị đau tim cao gấp 2,5 lần người có nồng độ thấp nhất. TMAO là chất được các vi khuẩn ruột tạo ra khi bạn ăn cholin – có trong trứng, thịt đỏ và sữa.

Khi có mặt trong máu, TMAO thúc đẩy cholesterol tạo thành những mảng bám trong động mạch. Đó là lý do tại sao thịt đỏ lại có hại. Ngoài việc tránh ăn thịt đỏ, xét nghiệm TMAO còn mở đường cho những bước phòng bệnh tiếp theo như sử dụng vi khuẩn có lợi (probiotics) hoặc thuốc để chặn đứng quá trình sản sinh TMAO.

Điều trị ung thư trúng đích

Mục tiêu khó khăn nhất trong điều trị ung thư là tiêu diệt khối u mà không “đụng chạm”. đến những tế bào bình thường. Hiểu biết mới đây về điều gì khiến các tế bào ung thư “sống dai” như vậy đã cho phép các nhà khoa học phát triển một nhóm thuốc nhằm đúng vào “tử huyệt” trong quá trình phát triển không kiểm soát được của ung thư. Ví dụ, trong bệnh lympho và bệnh bạch cầu (ung thư máu), các nhà nghiên cứu đã xác định được rằng sự tăng sinh của bệnh được kiểm soát bởi một protein có tên là Bruton's tyrosine kinase (BTK). Sau một năm thử nghiệm, các bác sĩ đã triển khai được loại thuốc mới có tên Ibrutinib, ngăn chặn BTK.

Hai nghiên cứu trên tờ New England Journal of Medicine thấy rằng loại thuốc mới đã giúp ích cho 71% số bệnh nhân bị bệnh bạch cầu mạn và 68% số bệnh nhân bị u lympho không Hodgkin. Quan trọng nhất là Ibrutinib thực sự tiêu diệt u lympho mà không gây hại cho hệ miễn dịch. Điều này mở ra con đường dẫn tới cả một nhóm thuốc mới đặc trị cho từng loại tế bào ung thư.

Theo foxnews.com

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.