4 năm triển khai Chương trình GDPT 2018: Thiếu giáo viên ngày càng trầm trọng

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 2, 08/04/2024 | 15:40
0
Theo PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, có nhiều lý do khiến thiếu giáo viên nhưng lý do chính là do lao động không còn muốn làm trong ngành giáo dục, nhất là nghề dạy học.

Mới đây, Bộ GD&ĐT đề nghị xây dựng Nghị quyết cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng để dạy một số môn học theo Chương trình GDPT 2018.

Lý giải về đề xuất này bởi dự báo đến năm học 2024 - 2025, cấp tiểu học còn thiếu 6.621 giáo viên tin học và 5.780 giáo viên ngoại ngữ; cấp THCS: môn Công nghệ thiếu 11.598 giáo viên, môn Khoa học tự nhiên thiếu 2.366 giáo viên, môn Nghệ thuật: thiếu 4.321 giáo viên (theo dự thảo Báo cáo đánh giá giữa kì triển khai Chương trình GDPT 2018).

Trong khi công tác đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học đối với ngành sư phạm Lịch sử - Địa lý, Khoa học tự nhiên, Sư phạm Âm nhạc và Sư phạm Mỹ thuật (thời gian đào tạo trình độ đại học là 4 năm) chưa kịp để đáp ứng nguồn giáo viên cho công tác tuyển dụng.

Trước vấn đề này Người Đưa Tin (NĐT), đã có trao đổi với PGS.TS Nguyễn Kim Hồng – nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh.

Giáo dục - 4 năm triển khai Chương trình GDPT 2018: Thiếu giáo viên ngày càng trầm trọng

Tỉ lệ giáo viên/lớp ở các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập trên cả nước (chỉ tính giáo viên trong biên chế) còn thấp hơn so với quy định.

NĐT: Thưa ông, xin ông đánh giá đề xuất về tuyển dụng giáo viên của Bộ GD&ĐT trước thực trạng ngành giáo dục đang phải đối mặt với việc thiếu giáo viên dạy chương trình mới hiện nay?

PGS.TS Nguyễn Kim Hồng: Tình trạng thiếu giáo viên hiện nay không còn là một hiện tượng bất thường mà càng trở lên trầm trọng hơn. Có nhiều lý do, nhưng lý do chính là người ta ngày càng không muốn lao động trong ngành giáo dục, nhất là nghề dạy học điều này dẫn tới tình trạng việc thiếu giáo viên càng trở nên trầm trọng.

Thiếu thì giáo viên phải "căng" ra mà dạy, nhưng đấy là nói ở chỗ còn giáo viên mà dạy. Ở các trường, cơ sở giáo dục không có giáo viên dạy thì càng "căng" nên giải pháp mà Bộ GD&ĐT đưa ra theo tôi là cần thiết nhất là trong lúc này.

Chúng ta đã triển khai chương trình GDPT mới, nếu chỉ tính từ khi sử dụng sách giáo khoa theo Chương trình 2018 thì cũng đã được 4 năm và năm học tới sẽ bước vào năm cuối mà chương trình được thực hiện ở tất cả cấp học, lớp học.

Giáo dục - 4 năm triển khai Chương trình GDPT 2018: Thiếu giáo viên ngày càng trầm trọng (Hình 2).

PGS.TS Nguyễn Kim Hồng – nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh.

Khi thực hiện, nhiều chuyên gia cũng đã dự báo là sẽ gặp khó khăn ở các môn học như Ngoại ngữ, Tin học, các môn Nghệ thuật. Vì không thể ngay lập tức có đầy đủ giáo viên cho các môn học này.

Không đủ giáo viên có trình độ đại học, mà lại là đại học sư phạm thì tìm giáo viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc đại học có chuyên ngành phù hợp, rồi bồi dưỡng kiến thức sư phạm thì họ có thể giảng dạy ở các trường phổ thông.

Tất nhiên là Bộ GD&ĐT sẽ có phương án đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu sử dụng, trong đó có cả việc đào tạo giáo viên theo phương thức tốt nghiệp cử nhân các ngành khoa học cơ bản, học thêm các kiến thức về giáo dục và sư phạm để chuyển đổi nghề nghiệp hoặc học cao học giáo dục rồi làm giáo viên như nhiều nước phát triển khác trên thế giới đã làm.

NĐT: Việc giảm trình độ giáo viên dạy ở các cấp học có gây lo lắng về vấn đề chất lượng giảng dạy Chương trình GDPT 2018, thưa ông?

PGS.TS Nguyễn Kim Hồng: Chúng ta đã có chuẩn nghề nghiệp giáo viên, trong đó có yêu cầu là họ phải có trình độ Cử nhân sư phạm trở lên. Giáo viên dưới chuẩn nếu muốn làm việc (dạy học) lâu dài ở nhà trường phổ thông thì phải học để lấy bằng cử nhân sư phạm.

Giáo dục - 4 năm triển khai Chương trình GDPT 2018: Thiếu giáo viên ngày càng trầm trọng (Hình 3).

Thiếu giáo viên các cấp học là tình trạng kéo dài nhiều năm.

NĐT: Trên thực tế, đối với công tác tuyển sinh ngành sư phạm hệ cao đẳng cũng gặp khó khăn về nguồn tuyển, nhiều em không mặn mà học hệ cao đẳng. Theo ông, cần có thêm những giải pháp gì để khắc phục tình trạng này?

PGS.TS Nguyễn Kim Hồng: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên đã quy định mọi giáo viên từ bậc học mầm non đến phổ thông các cấp đều phải có trình độ đại học nên mới có chuyện các trường cao đẳng sư phạm không tuyển được người học bởi tốt nghiệp cao đẳng thì không thể làm nghề dạy học. Thế thì học cao đẳng sư phạm làm gì?

Tôi không thể nói gì thêm về chuyện giáo viên phải có trình độ đại học. Cái đó là đích đến trong giáo dục đứng ở góc độ người lao động làm nghề dạy học. Trên thực tế, khó khăn quá nhiều trong việc tuyển giáo viên. Chúng ta đã chưa tính đủ tác động của những quy định pháp lý về chính chuẩn giáo viên nên mới có tình trạng này.

Không ít những người đã không chọn học trong các trường sư phạm khi có mức thu nhập quá thấp (tôi nói thu nhập, không nói lương, vì lương cho giáo viên nghe nói rồi đây sẽ được xếp cao hơn các ngành có cùng trình độ 1-2 bậc). Thế thì bài toán nhân lực giáo dục khó được giải quyết nếu thu nhập của giáo viên vẫn không được cải thiện như hiện nay.

Để có “đủ” giáo viên đủ chuẩn cho các trường phổ thông cần phải có một chính sách đồng bộ từ quy chuẩn về trình độ, định biên đến thu nhập (đặc biệt là thu nhập) mới có thể vượt qua tình trạng thiếu giáo viên hiện nay.

Hiện nay, việc tuyển dụng giáo viên được thực hiện theo quy định tại Luật Viên chức và Nghị định số 115. Việc tuyển dụng viên chức ngành giáo dục phải dựa theo các căn cứ được quy định như: căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức ngành giáo dục được thực hiện theo quy định tại các Thông tư của Bộ GD&ĐT, trong đó có tiêu chuẩn về trình độ đào tạo.

Luật Giáo dục năm 2019 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo: "Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Trường hợp môn học còn thiếu thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm".

Tuyển sinh 2024: Hơn 50 trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS

Thứ 2, 08/04/2024 | 10:07
Năm nay, nhiều trường tiếp tục dùng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế để xét tuyển kết hợp.

Thiếu giáo viên mầm non do thu nhập không hấp dẫn

Thứ 4, 03/04/2024 | 22:35
Đây là một trong những nguyên nhân hạn chế mà Bộ GD&ĐT chỉ ra trong quá trình triển khai Chương trình Giáo dục mầm non trong 10 năm qua.

Đề xuất tuyển giáo viên trình độ Cao đẳng dạy Chương trình GDPT 2018

Thứ 3, 26/03/2024 | 11:04
Đây là giải pháp mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra trong bối cảnh hiện nay vẫn thừa thiếu cục bộ giáo viên ở một số môn học chương trình mới.
Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT gặp mặt học sinh tham gia hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:52
Hội thi cũng là dịp mỗi thành viên đoàn có cơ hội giới thiệu cho bạn bè quốc tế về lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam.

Chứng chỉ ngoại ngữ vẫn được công nhận nếu đảm bảo chất lượng

Thứ 5, 09/05/2024 | 17:17
Bộ GD&ĐT cho biết sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị, tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ.

Nhà trường phải chịu trách nhiệm với nội dung giảng dạy cho học sinh

Thứ 5, 09/05/2024 | 11:52
Theo chuyên gia, nhà trường cần có đội ngũ giáo viên đủ chuyên môn về đào tạo để lựa chọn những nội dung đúng với lứa tuổi, trình độ nhận thức của học sinh.

IDP cấp hơn 56.000 chứng chỉ IELTS trái với quy định

Thứ 4, 08/05/2024 | 22:12
Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị công ty IDP đề xuất hướng xử lý đối với những chứng chỉ đã cấp khi chưa được phép.

Nhiều ngành thuộc khối khoa học tự nhiên thí sinh vẫn chưa biết tới

Thứ 4, 08/05/2024 | 19:22
Các ngành khoa học cơ bản, khoa học sự sống đào tạo nhân lực nòng cốt cho đất nước nhưng vẫn thiếu nguồn tuyển sinh.
Cùng chuyên mục

Hà Nội công bố số lượng học sinh đăng ký thi vào lớp 10 công lập

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:09
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT của các trường THPT công lập không chuyên và chuyên năm học 2024-2025.

Hôm nay "chốt" đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024: Thí sinh cần lưu ý gì?

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:20
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 diễn ra trong hai ngày 27, 28/6. Theo quy định, thí sinh trên cả nước bắt đầu đăng ký dự thi từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5.

Bộ GD&ĐT gặp mặt học sinh tham gia hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:52
Hội thi cũng là dịp mỗi thành viên đoàn có cơ hội giới thiệu cho bạn bè quốc tế về lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam.

Nữ giáo viên vực dậy sau nỗi đau, viết tiếp giấc mơ bục giảng

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:00
Bị chồng cũ kích nổ mìn tự chế, cô mất một tay, hỏng một mắt. Vực dậy sau nỗi đau, hằng ngày cô vẫn đứng lớp, làm việc thiện giúp học sinh nghèo.

Chứng chỉ ngoại ngữ vẫn được công nhận nếu đảm bảo chất lượng

Thứ 5, 09/05/2024 | 17:17
Bộ GD&ĐT cho biết sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị, tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 9/5: Nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Thứ 5, 09/05/2024 | 06:00
Nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024; Bé gái chào đời nặng hơn 3,6kg với hội chứng siêu nữ...

Lịch nghỉ hè năm 2024 chi tiết của 63 tỉnh, thành

Thứ 5, 09/05/2024 | 10:27
Hầu hết các địa phương sẽ tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.

Bản tin 10/5: 19 sinh viên cấp cứu trong đêm do ngộ độc tập thể

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:00
19 sinh viên ở Tp.HCM nhập viện do ngộ độc thực phẩm tập thể; Sẽ xử lý việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mặc trang phục có huy hiệu nhạy cảm biểu diễn...

Bộ GD&ĐT gặp mặt học sinh tham gia hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:52
Hội thi cũng là dịp mỗi thành viên đoàn có cơ hội giới thiệu cho bạn bè quốc tế về lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam.

Miền Bắc sắp tăng nhiệt trở lại, tháng 5 nắng nóng có gay gắt hơn?

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:47
Những ngày qua miền Bắc có mưa rải rác và nhiệt độ trung bình tương đối thấp so với thời điểm nửa đầu tháng 5 hằng năm, dự báo nắng nóng sắp quay trở lại.