ADB lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam 2022

ADB lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam 2022

Nguyễn Lê Tùng Phong
Thứ 4, 06/04/2022 | 16:27
0
ADB dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,5% năm 2022 và 6,7% năm 2023, nhưng tồn tại rủi ro nhất định từ bất ổn địa chính trị và số ca nhiễm Covid-19 tăng.

Ngày 6/4, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã tổ chức buổi họp báo ra mắt Báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á 2022 (ADO 2022) và cập nhật tổng quan kinh tế Việt Nam 2021, cùng dự báo triển vọng kinh tế cho năm 2022 và 2023. 

Trong buổi họp báo, ông Nguyễn Minh Cường - chuyên gia kinh tế trưởng của ADB tại VIệt Nam - đã trình bày kết quả nghiên cứu của ADB và những dự báo cho kinh tế Việt Năm trong năm 2022 và 2023. 

Theo ông Nguyễn Minh Cường, sau khi tăng trưởng GDP sụt giảm mạnh xuống mức 2,6% năm 2021 và thậm chí tăng trưởng âm trong quý 3/2021 do đại dịch Covid-19, kinh tế Việt Nam đã sẵn sàng hồi phục mạnh mẽ trong giai đoạn 2022-2023, với những dấu hiệu khả quan đầu năm 2022. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý 1/2022 là 5,03% so với cùng kỳ 2021, cao hơn mức 4,72% vào quý 1/2021 và 3,67% vào quý 1/2020. 

Theo ADB, kinh tế Việt Nam phục hồi nhờ nhiều động lực khác nhau. Ngành công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến và chế tạo, đã có khởi đầu mạnh trong đầu năm. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) đã lên mức 53,7 trong tháng 1/2022 (trên 50 cho thấy sự mở rộng) và lên 54,3 vào tháng 2, so với mức 52,5 trong tháng 12/2021. 

Ngành dịch vụ cũng tăng trưởng mạnh hơn so với cùng kỳ năm 2021. Khu vực dịch vụ của Việt Nam tăng 4,58% so với cùng kỳ năm 2021. Chỉ tính riêng tháng 3/2022, do chính sách mở cửa du lịch và mở lại đường bay quốc tế mà số lượt khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh. 

Về lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý 1/2022 so với cùng kỳ năm 2021 tăng 1,92%, chủ yếu do giá xăng dầu tăng và chi phí vận tải tăng theo. 

ADB dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,5% năm 2022 và 6,7% năm 2023 nhờ tỉ lệ tiêm chủng COVID-19 cao của Việt Nam, chuyển hướng tiếp cận linh hoạt hơn trong kiểm soát đại dịch, thương mại tiếp tục mở rộng và chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của chính phủ (ERDP). 

Thị trường lao động phục hồi và các biện pháp kích cầu khác sẽ thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp ở mức 9,5% vào năm 2022 theo dự báo của ADB và đóng góp 3,6% vào tăng trưởng GDP. Ngành dịch vụ được kỳ vọng tăng trưởng 5,5% nhờ chính sách mở cửa du lịch và kiểm soát dịch linh hoạt, trong khi nông nghiệp sẽ tăng trưởng 3,5%. 

Kinh tế vĩ mô - ADB lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam 2022

Kết quả năm 2021 và dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2022 của ADB theo lĩnh vực. Nguồn: ADB. 

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực từ 1/1/2022 dự kiến ​​sẽ thúc đẩy thương mại và phục hồi kinh tế sau khi đại dịch lắng xuống. ADB dự báo xuất khẩu hàng hóa sẽ tăng 8-10% trong giai đoạn 2022-2023, trong khi nhập khẩu tăng 7-9% cùng giai đoạn do nhu cầu đầu vào công nghiệp và tiêu dùng trong nước phục hồi. 

Sự phục hồi của du lịch và lượng kiều hối bền vững sẽ giúp tăng thặng dư tài khoản vãng lai, dự báo ở mức 1,5% GDP trong năm nay và 2,0% vào năm 2023. Lạm phát được dự báo sẽ tăng trở lại lên mức 3,8% năm 2022 và 4% năm 2023, nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. 

Tuy nhiên, triển vọng kinh tế của Việt Nam vẫn phải đối mặt với một số rủi ro trong ngắn hạn. Biến chủng mới của Covid-19 và số ca nhiễm mới tăng trở lại có thể cản trở quá trình quay lại trạng thái bình thường của nền kinh tế. Bất ổn địa chính trị do xung đột Nga - Ukraine và giá cả hàng hóa tăng cao, đặc biệt là giá dầu, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và giá dầu trong nước, gây thúc đẩy lạm phát.

Thêm vào đó, tăng trưởng chậm lại tại một số quốc gia phát triển và bạn hàng lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu có thể giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và phục hồi kinh tế của Việt Nam. Nợ xấu gia tăng là một rủi ro khác trong trung hạn, kèm theo những bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu và việc các nền kinh tế tiên tiến ngừng thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng.

Kinh tế vĩ mô - ADB lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam 2022 (Hình 2).

Số liệu và dự báo lạm phát của ADB. Nguồn: ADB.

Năng lực thực hiện chính sách phục hồi kinh tế cũng là một mối lo ngại của ADB đối với triển vọng kinh tế Việt Nam. ADB cho rằng việc đảm bảo triển khai cấu phần hạ tầng trong ERDP một cách kịp thời có thể rủi ro, do vấn đề mang tính hệ thống trong quá trình chuẩn bị, phê duyệt và giải ngân dự án ở Việt Nam. Điều này lại đến từ các thủ tục đầu tư công phức tạp và cứng nhắc, đặc biệt là trong công tác thu hồi đất đai, tái định cư và mua sắm đấu thầu.

Cấu phần tài khóa của ERDP cũng cần được hướng dẫn rõ ràng và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể không đáp ứng được các tiêu chí vay vốn do tình hình tài chính và năng lực suy yếu vì đại dịch. Các khoản vay được trợ cấp cũng có thể bị sử dụng sai mục đích và đem đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro.

Lạm phát - con dao hai lưỡi đối với thị trường bất động sản

Thứ 3, 05/04/2022 | 11:13
Nhà đầu tư nếu có tư duy mua đất để không đợi tăng giá rất dễ gặp rủi ro do thị trường rung lắc thay đổi liên tục, cần có chiến lược để vượt qua vòng xoáy lạm phát.

Những yếu tố "phả hơi nóng" vào lạm phát

Thứ 2, 04/04/2022 | 16:24
Theo chuyên gia, mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2022 ở mức 4% rất khó khăn, kịch bản hiện nay chưa phải là xấu nhất vì giá năng lượng khó dự báo chính xác.

GDP quý I/2022 tăng 5,03%

Thứ 3, 29/03/2022 | 09:59
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, tính chung quý I/2022, các hoạt động kinh tế của hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại.

ADB: Đông Nam Á đã sẵn sàng hồi phục sau đại dịch

Thứ 4, 16/03/2022 | 10:11
Tuy nền kinh tế Đông Nam Á đã bị ảnh hưởng trầm trọng do đại dịch Covid-19 trong năm 2021, nhưng đã sẵn sàng để hồi phục trong năm 2022 và sau đó, theo ADB.

Cơ hội gỡ bỏ rào cản đầu tư kinh doanh để doanh nghiệp phục hồi

Thứ 5, 03/03/2022 | 11:55
Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang rất cần một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, an toàn hơn, giảm thiểu mọi chi phí để phục hồi, mở rộng đầu tư kinh doanh.

WB: Việt Nam khởi đầu tương đối tích cực trong tháng 1/2022

Thứ 5, 17/02/2022 | 15:01
WB khuyến nghị cần theo dõi chặt chẽ việc triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội mới để đảm bảo tác động tích cực đến nền kinh tế đạt kỳ vọng.
Cùng tác giả

Điện toán đám mây sẽ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh chuyển đổi số

Thứ 5, 26/05/2022 | 13:58
Đại diện doanh nghiệp và nhà nghiên cứu cho rằng điện toán đám mây sẽ giúp quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, nhưng cần có cách tiếp cận toàn diện.

Cải cách thể chế là "chìa khoá" để đạt được mục tiêu phát triển

Thứ 4, 18/05/2022 | 21:11
Các diễn giả công bố báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới (WB) đồng thuận rằng Việt Nam đã, đang và sẽ cần tiếp tục điều chỉnh thể chế để đạt mục tiêu phát triển.

Kinh tế Việt Nam tháng 4/2022: Vững chắc trước căng thẳng thế giới

Thứ 2, 16/05/2022 | 16:22
Kinh tế Việt Nam đang tiếp tục đà phục hồi bất chấp xung đột Nga - Ukraine, tuy nhập khẩu chậm lại do tình hình phong tỏa tại Trung Quốc.

ADB tham vấn chính sách nâng cao hiệu quả chiếu sáng đô thị

Thứ 4, 27/04/2022 | 21:08
Các chuyên gia ADB đã hỗ trợ Cục HTKT ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chiếu sáng đô thị, đề xuất các phương thức đầu tư phù hợp cho từng địa phương.

ADB cam kết hơn 22 tỷ USD năm 2021 đối phó đại dịch và phục hồi xanh

Thứ 2, 25/04/2022 | 10:02
Trong số các cam kết năm 2021 của ADB, 13,5 tỷ USD nhằm ứng phó đại dịch, và nhiều cam kết mang tính dài hạn, có tác động ngay cả khi đại dịch kết thúc.
Cùng chuyên mục

Những giá trị bất ngờ từ sản xuất cà phê bền vững

Thứ 6, 10/05/2024 | 22:23
Nhờ việc liên kết, sản xuất bền vững đã giúp nhiều nông dân trồng cà phê thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Sản lượng, chất lượng cà phê cũng được nâng cao.

Bình Thuận đạt chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất trong 15 năm trở lại

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:00
Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Bình Thuận đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố, tăng 24 bậc, đạt 68,06 điểm, tăng 3,67 điểm so với năm 2022.

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Nhiều điểm mới trong quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2030

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:00
Tỉnh Lâm Đồng có 7 mục tiêu phát triển để trở thành điểm đáng đến, đáng sống, khẳng định vị thế và vai trò đối với vùng Tây Nguyên từ nay đến năm 2030.

Vĩnh Phúc là địa phương doanh nghiệp FDI lạc quan nhất trong năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:08
Năm 2023, mức độ lạc quan của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam bị giảm sút do những biến động trong bối cảnh thế giới cộng hưởng với các lực thị trường giảm sút.
     
Nổi bật trong ngày

Doanh thu tiền tỷ từ việc kinh doanh sản phẩm kẹp hoa sứ hot trend

Thứ 7, 11/05/2024 | 20:00
Bất ngờ trở thành sản phẩm "hot trend" - kẹp hoa sứ đạt doanh thu tiền tỷ trên các sàn thương mại điện tử.

Giá vàng 11/5: Vàng SJC bất ngờ giảm nhưng vẫn hơn 91 triệu đồng/lượng

Thứ 7, 11/05/2024 | 11:19
Sáng 11/5, giá vàng miếng SJC bất ngờ giảm hơn 1 triệu đồng/lượng nhưng vẫn đứng ở mức cao hơn 91 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC giảm khi có chỉ đạo "nóng", chuyên gia 'hiến kế' quản lý thị trường vàng

Thứ 7, 11/05/2024 | 21:01
Sau chỉ đạo nóng của Phó Thủ tướng, đầu giờ chiều giá vàng giảm 1,8 triệu/lượng. Tuy nhiên, về lâu dài, thị trường cần một giải pháp khác toàn diện hơn, ngăn chặn “chảy máu” ngoại tệ và buôn lậu vàng.

Nhiều yếu tố kìm hãm sự phục hồi của ngành chả cá và surimi Việt Nam

Thứ 7, 11/05/2024 | 08:38
Tháng 3, xuất khẩu chả cá và surimi vẫn tiếp tục sụt giảm. Giá trị xuất khẩu nhóm sản phẩm này chỉ đạt gần 20 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước.

Giá vàng 12/5: Vàng SJC vẫn trên 91 triệu đồng/lượng

Chủ nhật, 12/05/2024 | 09:00
Giá vàng thế giới kết thúc tuần tăng giá. Giá vàng trong nước giảm mạnh cuối tuần nhưng vàng SJC vẫn trên 91 triệu đồng/lượng.