Bác sĩ bị tố đánh đập nữ sinh rồi xin nghỉ việc: Lối thoát nào cho bác sĩ "côn đồ"?

“Lương y như từ mẫu”, nhưng trước khi trở thành “từ mẫu” thì bác sĩ cần có đạo đức của một người đàn ông, một công dân tốt của xã hội.

img
img

Câu chuyện gây phẫn nộ xảy ra tại một bệnh viện nổi tiếng ở Huế, khi nam bác sĩ tên P. bị tố có hành đánh đập dã man nữ thực tập sinh sinh năm 1998.

Theo lời kể của cô gái đáng thương – một y sĩ tương lai, sau khi bị hành hung, nữ sinh này phải nằm viện điều trị suốt mấy ngày qua với nhiều vết bầm tím trên mặt và cơ thể, cùng với đó là tâm lý hoảng loạn, lo sợ.

Chính lãnh đạo bệnh viện này cũng thừa nhận có việc xô xát, đánh nhau giữa bác sĩ P. và nữ thực tập sinh. Tuy nhiên, sự việc lại “chẳng may” xảy ra bên ngoài cánh cổng bệnh viện và bác sĩ P. đã nhanh tay viết đơn xin thôi việc.

Không biết lý do gì khiến vị bác sĩ với tấm lòng “lương y như từ mẫu” ấy phải động thủ với cô gái chân yếu tay mềm nhưng dù là vì lý do gì thì nếu câu chuyện của nữ sinh tố là có thực, hành vi đánh đập phụ nữ vốn dĩ đã không chấp nhận, chưa nói đến đó là hành vi của một người hành nghề chữa bệnh.

Thay vì dùng đôi tay của mình để làm những việc thiện cứu người, trở thành “từ mẫu” thì ở ngoài bệnh viện, bác sĩ lại trở thành một kẻ côn đồ, đánh đập phụ nữ.

Thay vì làm đúng phận sự hướng dẫn, đào tạo kiến thức y học cho nữ thực tập sinh thì ông ta lại dạy cô và nhiều nữ thực tập sinh khác một bài học về thói côn đồ.

Liệu quyết định xin nghỉ việc ngay lúc này có phải là ván cờ cao tay của vị bác sĩ côn đồ?

Bạn đang quan tâm đến vấn đề nóng? Bạn muốn bày tỏ quan điểm riêng về mọi vấn đề trong xã hội? Hãy gửi quan điểm/câu chuyện của mình vào hòm thư toasoan@nguoiduatin.vn để được bàn luận và chia sẻ cùng hàng triệu độc giả của báo Người Đưa Tin.

img