Bán vũ khí giỏi như ông Putin: Mỹ rời đi ở đâu, Nga

Bán vũ khí giỏi như ông Putin: Mỹ rời đi ở đâu, Nga "vợt khách" ở đó?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 3, 11/05/2021 | 10:00
0
Không giống như Mỹ, sở hữu thị trường khổng lồ nhưng chẳng để tâm nhiều đến xuất khẩu, Nga cần khách hàng mua vũ khí.
Tiêu điểm - Bán vũ khí giỏi như ông Putin: Mỹ rời đi ở đâu, Nga 'vợt khách' ở đó?

Su-35.

5 năm kể từ khi trở lại Trung Đông với căn cứ quân sự ở Syria, Nga đang lấp đầy thị trường vũ khí Mỹ để lại, đồng thời tăng cường giao thương với các khách hàng truyền thống.

Mở rộng thị trường vũ khí mang lại cho Moscow tiền bạc và ảnh hưởng địa chính trị trong giai đoạn nước này tìm cách thách thức quyền bá chủ của Mỹ, theo Al Jazeera.

Len lỏi

Ngày 25/2, Nga chính thức thông báo Ai Cập đã nhận đợt giao hàng 5 chiến đấu cơ đa Sukhoi Su-35 đầu tiên trong tổng đơn đặt hàng 24 chiếc.

Bất chấp lời đe dọa trừng phạt của Mỹ, Ai Cập đã đặt mua máy bay Nga sau khi chính Washington từ chối bán cho Cairo chiến đấu cơ thế hệ thứ năm F-35.

Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh của NATO, cũng đang đàm phán với Nga để mua Su-35 và có thể tiến tới máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 tối tân Su-57, sau khi Mỹ loại khỏi chương trình F-35.

Ngày 12/3, Nga tuyên bố sẵn sàng mở các cuộc đàm phán chính thức và giúp Thổ Nhĩ Kỳ phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 TF-X của nước này.

Algeria, khách hàng lớn nhất của Nga trong khối Trung Đông-Bắc Phi (MENA) – quốc gia sẽ nhận 14 máy bay ném bom hạng nhẹ Sukhoi-34 nâng cấp trong năm nay - cũng được cho là đang quan tâm đến Su-57.

Iran, một khách hàng truyền thống khác của Nga cũng đang chọn lựa vũ khí từ đối tác kể từ khi lệnh cấm vận kéo dài một thập kỷ của Liên Hợp Quốc với nước này hết hiệu lực vào tháng 10.

Theo giới phân tích, Nga tiếp thị vũ khí rầm rộ vì chúng là nguồn cung cấp ngoại tệ lớn.

“Xuất khẩu vũ khí rất quan trọng đối với nền kinh tế Nga, không giống như Mỹ, sở hữu thị trường khổng lồ nhưng chẳng mặn mà đến xuất khẩu”, Kostas Grivas, giáo sư về hệ thống vũ khí tại Học viện Quân sự Hellenic cho biết.

Tỷ trọng xuất khẩu vũ khí toàn cầu của Nga là 21% trong giai đoạn 2015-2019, trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, theo số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI).

Khách hàng tiềm năng

Tiêu điểm - Bán vũ khí giỏi như ông Putin: Mỹ rời đi ở đâu, Nga 'vợt khách' ở đó? (Hình 2).

Rafale sẽ mang đến lợi thế cho Hy Lạp trước Thổ Nhĩ Kỳ.

Hiệp định Trại David năm 1979, lần đầu tiên trao cho Israel sự công nhận ngoại giao từ một quốc gia Ả Rập, đã nâng tầm vị thế Ai Cập trở thành một đồng minh quan trọng của Mỹ.

Kể từ đó, Mỹ đã viện trợ quân sự và kinh tế hơn 80 tỷ USD cho Ai Cập.

Nhưng dòng chảy đã thay đổi vào năm 2011, khi chính quyền tổng thống Hosni Mubarak sụp đổ, chứng kiến sự lãnh đạo mới của chính quyền ​​Mohamed Morsi.

Mỹ từ chối giao các hệ thống vũ khí cho Cairo vì lo ngại gây ra mối đe dọa đối với Israel.

Việc ông Morsi bị phế truất sau một năm tại vị cũng không làm giảm bớt lo ngại của Mỹ về bất ổn chính trị tiềm ẩn. Với cáo buộc vi phạm nhân quyền, Mỹ đã đình chỉ viện trợ quân sự cho Ai Cập trong hai năm, trị giá ước tính 1,3 tỷ USD/năm.

Sự suy thoái trong quan hệ với Ai Cập lại đối lập với mối quan hệ thăng hoa Mỹ-Israel.

Vào tháng 3/2011, khi các cuộc cách mạng quét qua Bắc Phi và Syria, Israel tuyên bố sẽ mua 19 chiếc F-35. Israel hiện có hai phi đội sẵn sàng chiến đấu, với mỗi phi đội gồm 24 máy bay.

Trong khi đó, Ai Cập cho biết cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cam kết bán 20 máy bay F-35 cho Cairo vào năm 2019 nhưng sau đó lại từ chối.

“Nguy cơ đảo chính có thể tạo ra một nhà lãnh đạo đe dọa Israel. Đó là lý do tại sao người Mỹ đang tiến hành một cách chậm chạp”, Aref Alobeid, giáo sư địa chiến lược Trung Đông tại Học viện Quân sự Hy Lạp, cho biết.

Washington dường như đã thay thế Ai Cập trở thành người bạn kiểu mẫu của Israel trong thế giới Ả Rập.

Ngay lập tức, Nga đã nắm bắt cơ hội ngoại giao để trở thành người đối thoại mới của Ai Cập.

Năm 2014, khi quá trình mua sắm vũ khí với Mỹ ngưng trệ, Ai Cập và Nga đã đồng ý về một thỏa thuận trị giá 3,5 tỷ USD cung cấp cho Ai Cập 46 máy bay trực thăng tấn công Ka-52 và 46 máy bay chiến đấu MiG-29.

Vào năm 2019, sau khi ông Trump không giữ lời hứa bán F-35, Ai Cập đã ký một thỏa thuận trị giá 2 tỷ USD để mua máy bay chiến đấu Su-35.

Bên cạnh những cái tên nói trên, giới quan sát còn chú ý đến cái tên mới nổi Algeria. Từ năm 2010 đến năm 2014, ngân sách quốc phòng của Algeria đã tăng gần gấp đôi lên 10 tỷ USD.

Quốc gia Bắc Phi hiện chiếm một nửa tổng chi tiêu quốc phòng trên lục địa châu Phi. Sự đầu tư của Algeria để đảm bảo cho ổn định chính trị, chống lại các nhóm nổi dậy vũ trang.

Trong chuyến thăm đến Algiers năm 2006, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xóa khoản nợ 4,7 tỷ USD của đất nước để đổi lấy các hợp đồng vũ khí trị giá 7,5 tỷ USD.

Algeria, quốc gia dành 15,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng, dường như có tham vọng địa chính trị của riêng mình ở Địa Trung Hải. Trong kho vũ khí nước này chỉ được trang bị toàn các mặt hàng của Nga.

S-400 hay F-35?

Tiêu điểm - Bán vũ khí giỏi như ông Putin: Mỹ rời đi ở đâu, Nga 'vợt khách' ở đó? (Hình 3).

S-400 có thể là sai lầm của Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ đang chuyển mình trở thành thế lực khu vực thông qua xuất khẩu vũ khí giống như Nga.

Máy bay không người lái của Ankara đã lật ngược tình thế trong cuộc chiến ở Libya và cuộc xung đột Nagorno-Karabakh giữa Armenia và Azerbaijan vào năm ngoái.

Vào tháng 12/2019, Quốc hội Mỹ đã trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì mua hệ thống tên lửa đất đối không S-400 do Nga sản xuất, trả giá bằng việc không được mua 100 máy bay F-35, cũng như bị loại khỏi chương trình phát triển mẫu máy bay tân tiến mang về khoảng 10 tỷ USD cho các hợp đồng sản xuất bộ phận linh kiện.

Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ lại đang có xung đột công khai với Hy Lạp về các tranh chấp ở Đông Địa Trung Hải và Aegean.

Athens đang tái vũ trang rầm rộ. Đến tháng 6/2022, Hy Lạp sẽ nhận thêm 18 máy bay chiến đấu Rafale thế hệ thứ tư từ Pháp.

Nước này cũng bắt đầu nâng cấp 85 máy bay chiến đấu F-16 Block 52 lên cấp độ Block-72 Viper, về cơ bản biến chúng thành máy bay thế hệ thứ tư.

Cả Rafale và Viper sẽ vượt xa đội bay thường trực của Thổ Nhĩ Kỳ với ước tính có khoảng 236 chiếc F-16 cũ kỹ.

“Khi Rafale đi vào hoạt động trong vài tháng tới, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng trong cán cân quyền lực so với Hy Lạp. Và nếu người Mỹ cấm vận phụ tùng thay thế cho những chiếc F-16 hiện có, thì vấn đề sẽ trở nên cực kỳ nghiêm trọng, ít nhất là trong trung hạn”, giáo sư Grivas nói.

“Bởi vậy, mua Sukhoi đáng lẽ là một quyết định đúng đắn hơn nhiều so với mua S-400”.

100.000 quân Nga "nổi trống trận" sát Ukraine, NATO nhìn mà bất lực?

Thứ 7, 08/05/2021 | 10:00
Sát biên giới Ukraine, Nga có thể huy động hơn 100.000 binh sĩ sẵn sàng chiến đấu từ hai cánh quân chỉ trong vài ngày. NATO đơn giản là không thể làm được như vậy.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Ở khu vực “Chìa khóa”: Ukraine kháng cự mạnh mẽ, Nga dùng chiến thuật chậm mà chắc

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:45
Rabotino và phía tây bắc Verbovoy được coi là “chìa khóa” để kiểm soát vùng Zaporozhye quan trọng. Vì vị trí chiến lược mà giao tranh vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng.

Lực lượng Israel trở lại khu vực phía Đông Khan Younis

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Người dân địa phương cho biết, trong ngày thứ Hai, lực lượng Israel đã trở lại khu vực phía Đông thành phố Khan Younis trong một cuộc đột kích bất ngờ.

Quốc gia vùng Baltic Litva khởi động cuộc tập trận quy mô lớn nhất

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:36
Cuộc tập trận sẽ huấn luyện cho tất cả các thành phần của Các Lực lượng Vũ trang Litva.

Bloomberg: Đức thúc giục Mỹ cấp thêm tổ hợp Patriot cho Ukraine

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:16
Đức cam kết sẽ gửi khẩu đội Patriot thứ 3 tới Ukraine và 6 khẩu đội nữa sẽ sớm được các quốc gia thành viên EU khác chuyển giao.

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.