Bộ GD&ĐT giải thích việc Lịch sử là môn tự chọn

Bộ GD&ĐT giải thích việc Lịch sử là môn tự chọn

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 7, 23/04/2022 | 16:55
0
Trước việc nhiều chuyên gia lịch sử, thầy cô lo lắng việc học sinh được tự chọn môn Lịch sử ở cấp THPT, ngày 23/4 Bộ GD&ĐT đã phát đi thông cáo về vấn đề này.

Theo Bộ GD&ĐT, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng đã quán triệt đầy đủ các quy định tại Nghị quyết 29, Nghị quyết 88, Quyết định 404, trong đó mỗi môn học có chức năng, nhiệm vụ, vai trò và vị trí khác nhau, cùng góp phần giáo dục học sinh trở thành những con người toàn diện có đủ tài, đức, công dân có ích cho xã hội.

Lịch sử là nội dung bắt buộc trong giai đoạn từ lớp 1 đến lớp 9

Bộ GD&ĐT giải thích, o cấp tiểu học, từ lớp 1 đến lớp 3, nội dung giáo dục lịch sử được thực hiện trong các môn học Tự nhiên và Xã hội với tổng thời lượng cho cả 3 năm học là 210 tiết (so với với Chương trình giáo dục phổ thông 2006 chỉ có 140 tiết)

Ở lớp 4 và lớp 5, nội dung giáo dục lịch sử được tích hợp trong môn Lịch sử và Địa lí, là môn học bắt buộc với tổng số 140 tiết.

Chương trình mới được thiết kế theo phạm vi mở rộng dần về không gian địa lí và không gian xã hội, từ địa lí, lịch sử của địa phương, vùng miền, đất nước Việt Nam đến địa lí, lịch sử của các nước láng giềng, khu vực và thế giới, giúp học sinh làm quen với một số nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới.

Ở cấp học trung học cơ sở, nội dung giáo dục lịch sử được tích hợp trong môn Lịch sử và Địa lí, là môn học bắt buộc ở tất cả các lớp, từ lớp 6 đến lớp 9, với tổng số 420 tiết, trong đó 50% thời lượng dành cho phân môn Lịch sử.

Giáo dục - Bộ GD&ĐT giải thích việc Lịch sử là môn tự chọn

Học sinh sẽ được định hướng nghề nghiệp ngay từ lớp 10

Nội dung chương trình phân môn Lịch sử cấp trung học cơ sở trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, cốt lõi của toàn bộ lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại.

Bên cạnh đó, nội dung giáo dục lịch sử ở giai đoạn giáo dục cơ bản còn được thực hiện trong môn Đạo đức (ở cấp tiểu học), môn Giáo dục công dân (ở cấp trung học cơ sở), Nội dung giáo dục của địa phương, với thời lượng 35 tiết cho mỗi lớp từ lớp 1 đến lớp 9. Trong đó, Lịch sử của các địa phương tiếp tục được đưa vào dạy học bắt buộc ở tất cả các lớp, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn lịch sử dân tộc Việt Nam.

"Với cách thiết kế chương trình như trên, ở giai đoạn giáo dục cơ bản, trong toàn cấp tiểu học và trung học cơ sở, tất cả học sinh đều được học lịch sử dân tộc Việt Nam đầy đủ, cơ bản và toàn diện", thông cáo báo chí của Bộ GD&ĐT nêu.

THPT là giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp

Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 quy định: "Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ 3 nhóm môn học và chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường".

Như vậy, theo Bộ GD&ĐT môn Lịch sử được dạy ở tất cả các trường trung học phổ thông, bảo đảm sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên lịch sử hiện có. Phương pháp dạy học môn Lịch sử được thực hiện trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của sử học và phương pháp giáo dục hiện đại.

Giáo dục - Bộ GD&ĐT giải thích việc Lịch sử là môn tự chọn (Hình 2).

Nhiều chuyên gia lo lắng về việc học sinh sẽ không lựa chọn môn lịch sử 

Chương trình môn Lịch sử cấp trung học phổ thông (với tổng thời lượng 315 tiết, so với Chương trình giáo dục phổ thông 2006 chỉ có 140 tiết) hệ thống hoá, củng cố kiến thức thông sử ở giai đoạn giáo dục cơ bản, đồng thời giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các kiến thức lịch sử cốt lõi thông qua các chủ đề, chuyên đề học tập về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam.

Bộ GD&ĐT đánh giá rằng, việc học tập của trẻ em ngày nay tiến hành trong điều kiện học liệu nhiều, thông tin nhiều và dễ tìm kiếm, cơ hội học tập mọi nơi, mọi lúc. Trẻ em ngày nay phát triển sớm hơn, sự hình thành các năng lực phẩm chất sớm hơn.

Vì vậy, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo hướng mở, đặc biệt chú trọng đổi mới về phương pháp và hình thức dạy học, kiểm tra, đánh giá; khuyến khích tự học, học tập chủ động, sáng tạo của học sinh.

Với cách tổ chức biên soạn, kết cấu các môn học, đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục nội dung Lịch sử, ngoài tổng giờ được học nội dung giáo dục lịch sử trong các môn được gia tăng, nội dung giáo dục lịch sử còn được tích hợp, lồng ghép trong các môn học khác một cách phong phú, thực tiễn, đa dạng và toàn diện hơn.

Cuối cùng, Bộ GD&ĐT khẳng định, sự sắp xếp các môn giáo dục lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018  là phù hợp với xu hướng giáo dục quốc tế, có căn cứ khoa học và phù hợp với các mục tiêu lớn của giáo dục quốc gia.

Năm 2022 là năm đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp trung học phổ thông, trong tình hình còn nhiều khó khăn về các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực và các điều kiện khác, Bộ cho biết, sẽ chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục để có những biện pháp định hướng hỗ trợ học sinh chọn các tổ hợp môn học hợp lý, phù hợp với các điều kiện thực tiễn, phát huy hết được nhóm nhân lực nhà giáo dạy học môn Lịch sử.

 

Hà Nội: Công bố thời gian tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6 và 10

Thứ 3, 19/04/2022 | 16:23
Theo đó kỳ thi vào 10 sẽ diễn ra vào tháng 6, thời gian tuyển sinh đối với lớp 1 và 6 triển khai trong tháng 7.

Băn khoăn quanh chuyện để học sinh chọn môn Lịch sử ở lớp 10

Thứ 2, 18/04/2022 | 21:00
Nhiều chuyên gia, giáo viên lo ngại môn Lịch sử vốn đã không hấp dẫn với học sinh, việc đưa Lịch sử trở thành môn học tự chọn không khác nào “khai tử” môn học này.

Hà Nội công bố kế hoạch thời gian tuyển sinh vào 10 THPT

Thứ 6, 01/04/2022 | 11:23
Thời gian thi năm nay sẽ diễn ra vào cuối tháng 6 nhằm đảm bảo đúng tiến độ học tập cho năm học mới.
Cùng tác giả

Đảm bảo chính sách tiền lương khi Luật Nhà giáo được ban hành

Thứ 6, 17/05/2024 | 18:05
Song hành việc tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô làm việc, người giáo viên cũng cần đảm bảo nghĩa vụ và tiêu chuẩn của nghề nghiệp.

Các trường đại học vẫn “sống” chủ yếu từ nguồn học phí

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:34
Việc dựa vào học phí để duy trì hoạt động sẽ khiến tạo thêm gánh nặng cho người học và không phải là giải pháp lâu dài.

Thủ tướng yêu cầu đảm bảo an toàn, chống gian lận trong kỳ thi THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:37
Thủ tướng mới có Chỉ thị về việc tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Bộ GD&ĐT lưu ý "3 không" trong các khâu tổ chức thi tốt nghiệp THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:33
Công tác tổ chức thực hiện thi tốt nghiệp THPT cần đúng quy trình, đúng quy chế, xử lý tốt các tình huống phát sinh trong kỳ thi.

Chứng chỉ ngoại ngữ: Chạy đua đi học nhưng không rõ mục đích

Thứ 6, 17/05/2024 | 07:00
Để lấy chứng chỉ ngoại ngữ thì ngược học cần xác định rõ nhu cầu, mục đích, tránh chạy theo phong trào gây tác dụng ngược.
Cùng chuyên mục

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:47
Đoàn học sinh Việt Nam tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024 (Regeneron ISEF 2024) đã giành được 1 giải Nhì.

Đảm bảo chính sách tiền lương khi Luật Nhà giáo được ban hành

Thứ 6, 17/05/2024 | 18:05
Song hành việc tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô làm việc, người giáo viên cũng cần đảm bảo nghĩa vụ và tiêu chuẩn của nghề nghiệp.

Các trường đại học vẫn “sống” chủ yếu từ nguồn học phí

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:34
Việc dựa vào học phí để duy trì hoạt động sẽ khiến tạo thêm gánh nặng cho người học và không phải là giải pháp lâu dài.

Quảng Ninh: Biểu dương, khen thưởng 212 học sinh tiêu biểu, xuất sắc

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:28
Trong số này, 97 học sinh được Bộ Giáo dục - Đào tạo và UBND tỉnh Quảng Ninh tặng bằng khen, 115 em được Sở Giáo dục - Đào tạo Tỉnh tặng giấy khen.

Vụ trẻ 5 tuổi bị bầm tím vùng lưng: Chủ tịch Hải Phòng chỉ đạo làm rõ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:00
Chủ tịch UBND Tp.Hải Phòng yêu cầu địa phương, ngành giáo dục làm rõ việc cháy bé lớp mẫu giáo 5 tuổi trường mần non tại quận Lê Chân bị bầm tím ở vùng lưng.
     
Nổi bật trong ngày

Gia đình hoảng hốt phát hiện tổ ong khổng lồ trên ban công ở Hà Nội

Thứ 7, 18/05/2024 | 17:00
Sáng ngày 18/5, một gia đình ở Hồ Tùng Mậu, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội đã bất ngờ phát hiện một đàn ong làm tổ ngay trên ban công nhà mình.

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:47
Đoàn học sinh Việt Nam tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024 (Regeneron ISEF 2024) đã giành được 1 giải Nhì.

Bản tin 18/5: Bộ GD&ĐT có chỉ đạo về học phí, giá sách giáo khoa

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Bộ GD&ĐT có chỉ đạo về học phí, giá sách giáo khoa năm học 2024-2025; Bé gái 4 tuổi nhập viện cấp cứu với cây bút còn ghim trong đầu...

Dự báo thời tiết ngày 18/5/2024: Khu vực nào bớt mưa?

Thứ 7, 18/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (18/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Miền Bắc sắp đón mưa to, sấm động, khả năng cao kèm mưa đá vào chiều và đêm nay

Thứ 7, 18/05/2024 | 15:42
Dự báo từ chiều tối 18/5 đến sáng 20/5, phía Bắc khả năng mưa to và dông, có nơi mưa rất to, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá.