Cách châu Á cần phản ứng khi Fed siết chặt chính sách tiền tệ

Cách châu Á cần phản ứng khi Fed siết chặt chính sách tiền tệ

Thứ 6, 03/12/2021 | 15:35
0
Như thường lệ, động thái của Fed chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Tuy nhiên, lần này tác động đối với khu vực châu Á lại khá nhẹ nhàng, HSBC nhận định.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Jerome Powell, đã phát đi tín hiệu sẵn sàng hành động.

Trong bối cảnh Mỹ đang chứng kiến thị trường lao động tiếp tục phục hồi và giá cả đã leo thang với tốc độ nhanh chóng, Fed có khả năng sẽ cân nhắc đẩy nhanh lịch trình rút lại chương trình mua tài sản để quá trình này hoàn tất vào mùa xuân năm tới, tạo điều kiện cho Fed có thể rút lại chính sách lãi suất cực thấp của mình bất cứ lúc nào sau đó.

Với những thay đổi gần đây trong nhận định về Fed, nhà kinh tế học Mỹ của HSBC, Ryan Wang, dự đoán Fed sẽ hoàn thành quá trình rút lại chương trình mua tài sản vào khoảng tháng 3/2022, và tiến hành đợt nâng lãi suất đầu tiên vào tháng 6/2022.

Sẽ có 4 đợt điều chỉnh lãi suất điều hành tính đến cuối năm 2023, Wang dự đoán.

Thế giới - Cách châu Á cần phản ứng khi Fed siết chặt chính sách tiền tệ

Dự báo của HSBC về lãi suất Fed (%, cận trên). Nguồn: HSBC

Khi Fed “cất cánh”, chắc chắn sẽ để lại những “nhiễu động” nhất định. Trước đây, mỗi lần Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ, tình hình tài chính của các thị trường mới nổi đều bị ảnh hưởng, khiến các nước phải đưa ra những đợt điều chỉnh tăng lãi suất cần thiết để duy trì bình ổn, HSBC cho biết.

Và thậm chí ở những thị trường có tình hình tài chính bị tác động nhẹ, chủ yếu ở các nước đã phát triển, một động thái của Fed thường biểu thị tín hiệu khởi động một chu kỳ mới trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển theo hướng phụ thuộc lẫn nhau trong những năm qua.

Và lần này cũng vậy, động thái của Fed chắc chắn sẽ kéo theo nhiều ảnh hưởng lên các quốc gia khác. Tuy nhiên, tác động đối với khu vực châu Á lại khá nhẹ nhàng, HSBC nhận định.

Có những lý do hợp lý cho điều này. Đầu tiên, áp lực lạm phát ở hầu hết các nước châu Á không còn nặng nề như so với ở Mỹ, và không có khả năng áp lực này sẽ trở nên nặng nề trong tương lai gần.

Thứ hai, trong chu kỳ lần này, quá trình phục hồi kinh tế ở Mỹ ngày càng bớt liên quan đến hoạt động nhập khẩu, vì mở cửa lại nền kinh tế thúc đẩy nhu cầu về dịch vụ hơn là hàng hóa. Điều đó khiến động lực tăng trưởng truyền thống truyền từ Tây sang Đông bị yếu đi.

Cuối cùng, cán cân thanh toán quốc tế vững mạnh giúp các ngân hàng trung ương châu Á thoải mái bỏ xa Fed.

Mặc dù vậy, một vài nơi vẫn cần sự điều chỉnh. Ở Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Malaysia và Phillipnes, HSBC cho rằng sẽ có điều chỉnh tăng lãi suất ở mức 25-50 điểm cơ sở xuyên suốt năm 2023 so với trước đây.

Ở Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam, HSBC cũng thay đổi dự báo về thời điểm các ngân hàng trung ương điều chỉnh tăng lãi suất sớm lên 1-2 tuần, mặc dù mức độ thắt chặt không thay đổi cho tới cuối năm 2023.

Ở Indonesia, HSBC đã lược bớt 1 đợt điều chỉnh tăng lãi suất do lạm phát ở nước này đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, vẫn cần thêm 100 điểm cơ sở trong các kỳ điều chỉnh tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, HSBC cho biết.

Trong khi đó, ở Trung Quốc và Nhật Bản, lãi suất điều hành trong năm 2023 nhiều khả năng không có thay đổi hay bị tác động bởi Fed. Các biện pháp nới lỏng mục tiêu nhiều khả năng sẽ được áp dụng, nhất là tại Trung Quốc, theo HSBC.

Áp lực giá ở châu Á không quá nặng nề

Đây là yếu tố phần nào giúp châu Á không bị tác động nhiều nếu Fed thực sự ra tay thắt chặt chính sách tiền tệ như HSBC dự báo.

Giá tiêu dùng tại nhiều quốc gia châu Á chưa tăng nhanh như ở các nước khác trên thế giới. Nói như vậy không có nghĩa tình hình không có gì đáng lo ngại. Ví dụ, giá nhiên liệu thế giới tăng cũng đã tạo ra những ồn ào nhất định trong mấy tháng vừa qua.

Giá lương thực thế giới leo thang cũng làm dấy lên mối quan ngại, mặc dù trên thực tế, chỉ số CPI lương thực trong nước tại khu vực châu Á không chịu nhiều ảnh hưởng từ giá lương thực thế giới, nguyên nhân chính chủ yếu do gián đoạn trong nước.

Tuy nhiên, HSBC cho biết, vẫn cần lưu tâm đến mức độ gia tăng của chỉ số lạm phát toàn phần.

Thế giới - Cách châu Á cần phản ứng khi Fed siết chặt chính sách tiền tệ (Hình 2).

Lạm phát CPI ở khu vực châu Á mới nổi, từ năm 2000 đến năm 2021 (tỉ lệ so với cùng kỳ năm trước). Nguồn: HSBC

Mặc dù có gia tăng, chúng ta thấy chỉ số này hiếm khi cao trở lại như thời điểm cuối năm 2019 – trong rất nhiều năm, nếu không muốn nói là trong nhiều thập kỷ, hầu như không thấy chỉ số này lập đỉnh kỷ lục ở bất cứ đâu. Điều quan trọng là lạm phát cơ bản hầu như không nhúc nhích, chỉ tăng nhẹ dần đều, gần bằng mức thấp nhất kể từ đầu những năm 2000.

Trong số các nền kinh tế mà HSBC khảo sát, lạm phát của New Zealand đang ở mức cao nhất, theo sau là Philippines.

Ngân hàng trung ương New Zealand đã có động thái tăng lãi suất. HSBC dự báo, lạm phát ở nước này sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.

Ở Philippines, lạm phát toàn phần cũng tăng nhưng điều này phần nào phản ánh tác động của chi phí lương thực tăng cao cũng như tình trạng gián đoạn sản xuất và vận chuyển trong nước gần đây do thiên tai.

Ở Hàn Quốc, lạm phát toàn phần cũng cao hơn mục tiêu của ngân hàng trung ương mặc dù giá hàng hóa bị đẩy lên do chính sách trợ giá viễn thông năm ngoái, tạo ra một hiệu ứng cơ sở không thuận lợi vốn sẽ không tồn lại lâu.

Thế giới - Cách châu Á cần phản ứng khi Fed siết chặt chính sách tiền tệ (Hình 3).

Chỉ số lạm phát CPI mới nhất và mục tiêu/dự báo chính thức của các ngân hàng trung ương (% so với cùng kỳ năm trước). Nguồn: HSBC

Nhìn chung, thật khó để đưa ra nhận định rằng châu Á đang phải đối mặt với áp lực giá nặng nề và tồi tệ giống các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, HSBC kết luận.

Lưu ý cho các ngân hàng trung ương châu Á

Trong những tháng gần đây, kỳ vọng thắt chặt chính sách rõ ràng đã tăng thêm dù là ở Mỹ hay bất cứ nơi nào trên thế giới. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là phạm vi điều chỉnh tăng lãi suất phụ thuộc vào lãi suất “trung lập” đối với một nền kinh tế nhất định. Chỉ số này biến động theo thời gian nhưng cũng thay đổi theo mô hình nhất định trong những thập kỷ gần đây, giảm “trần” điều chỉnh tăng lãi suất trước khi thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ hạn chế tăng trưởng.

Thế giới - Cách châu Á cần phản ứng khi Fed siết chặt chính sách tiền tệ (Hình 4).

Lãi suất điều hành hiện tại và lãi suất trung lập dự kiến tới hết 2023 (%). Nguồn: HSBC

Biểu đồ trên của HSBC thể hiện lãi suất điều hành hiện tại trong khu vực và dự báo về lãi suất trung lập vào cuối năm 2023. Tại phần lớn các nền kinh tế, lãi suất điều hành còn cần qua nhiều lần điều chỉnh tăng mới tới ngưỡng trung lập. Trên thực tế, so với mức bình quân trước đại dịch, lãi suất trung lập đã giảm thêm.

Điều này có nghĩa là các ngân hàng trung ương sẽ cần thận trọng vì từng đợt tăng lãi suất có thể khiến tăng trưởng chậm lại so với trước… Chắc chắn đó là một điều cần lưu tâm khi Mỹ bắt đầu tiến trình tăng lãi suất.

Minh Đức

Lạm phát có khiến Fed hành động nhanh hơn?

Thứ 5, 02/12/2021 | 13:13
Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cần phải tính đến tác động của biến thể mới Omicron khi họ quyết định cách siết chặt chính sách tiền tệ của mình.

Chủ tịch Fed bỏ từ “nhất thời” trong mô tả lạm phát

Thứ 4, 01/12/2021 | 08:13
Fed sẽ sử dụng các công cụ của mình để đảm bảo rằng lạm phát cao hơn không trở nên cố hữu.

Lạm phát thách thức chính sách của Fed

Thứ 2, 22/11/2021 | 07:30
Có ý kiến cho rằng Fed có thể cần phải cân nhắc đẩy nhanh quá trình rút lại các gói kích thích kinh tế trong bối cảnh lạm phát ở Mỹ đang tăng cao.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Ukraine tấn công quy mô lớn, Nga phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:00
Quân đội Nga đã phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái gồm xuồng máy không người lái, máy bay không người lái trong đợt tấn công quy mô lớn của lực lượng Ukraine.

Châu Âu tự “lách” lệnh trừng phạt khi nhập dầu Nga qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ?

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:45
Việc chuyển hướng dầu của Nga qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ là hình thức “lách” các lệnh trừng phạt mà còn tạo ra nguồn thu thuế đáng kể cho Moscow.

Phần Lan “không mặn mà lắm” với ý tưởng gửi quân NATO tới Ukraine

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt như Phần Lan cũng như các nước vùng Baltic rõ ràng rất nhạy cảm với vấn đề này.

Đan Mạch công bố gói viện trợ quân sự thứ 18 cho Ukraine

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:40
Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch khẳng định rằng tình hình ở Ukraine rất nghiêm trọng, do đó cần đảm bảo sự hỗ trợ liên tục và lớn từ các đồng minh cho Kiev.

Sở chỉ huy Ukraine bốc cháy, cột bụi bốc cao hàng chục mét sau đòn tấn công chính xác của Iskander-M Nga

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:00
Hình ảnh từ video công khai cho thấy, sở chỉ huy của Lữ đoàn phòng không số 302 (Ukraine) đã bị phá hủy cùng một kho đạn.
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine tấn công quy mô lớn, Nga phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:00
Quân đội Nga đã phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái gồm xuồng máy không người lái, máy bay không người lái trong đợt tấn công quy mô lớn của lực lượng Ukraine.

Phần Lan “không mặn mà lắm” với ý tưởng gửi quân NATO tới Ukraine

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt như Phần Lan cũng như các nước vùng Baltic rõ ràng rất nhạy cảm với vấn đề này.

Ông Putin và ông Tập Cận Bình cam kết một kỷ nguyên hợp tác mới

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:53
Trong ngày thứ Năm, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cam kết đề ra “một kỷ nguyên mới” với sự hợp tác giữa hai quốc gia.

Hamas: Sửa đổi đề xuất ngừng bắn từ phía Israel dẫn tới bế tắc

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:18
Thứ Tư, lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh đổ lỗi những bế tắc về thương lượng ngừng bắn ở Gaza cho Israel và khẳng định lại những nhu cầu chủ chốt về thương lượng.

Phục hồi sau suy thoái, kinh tế châu Âu sẽ tăng trưởng rất khiêm tốn

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Các hạn chế thương mại ngày càng tăng với Nga và Trung Quốc góp phần làm suy giảm vai trò của Khu vực Eurozone trong nền kinh tế toàn cầu, chuyên gia chỉ ra.