Cần coi liêm chính là

Cần coi liêm chính là "nguồn vốn" quan trọng của doanh nghiệp

Nguyễn Minh Uyên
Thứ 4, 06/04/2022 | 19:50
0
Nếu không có liêm chính thì doanh nghiệp và nền kinh tế sẽ bị tổn thất rất nhiều, ngược lại, khi tuân thủ, tất cả sẽ được hưởng lợi.

Kinh doanh làm sao để giấc ngủ được bình an thư thái

Ngày 6/4, phát biểu tại Diễn đàn “Tuân thủ và Liêm chính – Nền tảng cho khởi nghiệp thành công” do VCCI phối hợp Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tổ chức, ông Darko Pavlovic, quản lý Dự án “Thúc đẩy môi trường kinh doanh công bằng tại ASEAN”, UNDP nhận định, nếu không có liêm chính thì doanh nghiệp và nền kinh tế sẽ bị tổn thất rất nhiều.

Ngược lại, khi tuân thủ được điều này, tất cả sẽ được hưởng lợi rất nhiều. Khi thực thi liêm chính, minh bạch không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho cả xã hội.

“Vì thế phải làm kinh doanh theo phương thức là phải làm sao cho giấc ngủ của chúng ta được bình an thư thái”, ông Darko nhấn mạnh.

Kinh tế vĩ mô - Cần coi liêm chính là 'nguồn vốn' quan trọng của doanh nghiệp

Có thể đưa liêm chính vào chương trình đào tạo, coi là một nguồn vốn ban đầu để startup bên cạnh nguồn vốn tài chính

Mặt khác, điều đã và đang diễn ra trên thế giới là các doanh nghiệp không chỉ chú ý đến việc kiếm lợi nhuận, mà họ ngày càng quan tâm đến vấn đề làm sao có thể giúp đỡ được cho xã hội, đóng góp được cho xã hội, hỗ trợ ra sao cho các thế hệ tương lai.

Từ đó, liêm chính trong doanh nghiệp là một phần không thể tách rời của những gì họ cần làm, để có một xã hội hoạt động kinh doanh mang tính bền vững.

Để minh chứng cho điều đó, ông cho biết, tại diễn đàn kinh tế thế giới vừa qua, đa số các doanh nhân trẻ được hỏi, có 74% cho rằng, tham nhũng đang kìm giữ sự phát triển của đất nước.

Bên cạnh đó, 73% nói rằng nó gây ra những tổn thất cho xã hội và hơn 50% các bạn trẻ sinh năm 2000 trở lên chia sẻ, hiện tại không có được những công cụ có thể chống tham nhũng trong xã hội của họ. 

Từ những con số cụ thể, có thể thấy, giới trẻ và đặc biệt là những doanh nhân trẻ, rất mong muốn được chống tham nhũng, bắt đầu từ chính hoạt động kinh doanh của họ.

Xu hướng chung là vậy, nhưng vấn đề mà các startup gặp phải trong triển khai thực tế là gì?

Theo ông Mai Hữu Tài, Thành viên Hội đồng Tư vấn và Hỗ trợ Khởi nghiệp Phía Nam, Sáng lập của Dichobiet cho biết, là một startup đồng thời là người hỗ trợ cộng đồng startup, ông nhận thấy, nhiều doanh nghiệp truyền thông, lan tỏa theo chiều rộng về kinh doanh liêm chính nhưng còn thiếu thống kê về chiều sâu con số những doanh nghiệp làm được .

Bên cạnh đó, sự lan tỏa với các doanh nghiệp khởi nghiệp còn hạn chế, hiểu biết về Luật Phòng chống tham nhũng, kinh doanh còn thiếu hụt.

“Chúng ta có đầy đủ những thông tin về kinh doanh liêm chính, cụ thể những văn bản quy phạm pháp luật tới các startup. Nhưng làm sao vừa lan toả về chiều rộng vừa mở rộng về chiều sâu là vấn đề cần đạt được”, ông Tài bày tỏ.

Từ đó, cần đưa các bài học thực tế đưa tới các đối tượng khởi nghiệp mạnh mẽ hơn, bởi thực tiễn việc ứng dụng mạch lạc cụ thể của kinh doanh liêm chính còn hạn chế. 

Hơn nữa, ông kiến nghị, có thể đưa liêm chính vào chương trình đào tạo, coi là một nguồn vốn ban đầu để khởi nghiệp bên cạnh nguồn vốn tài chính.

Sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ

Theo Phó Chủ tịch VCCI, ông Nguyễn Quang Vinh, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu và họ thường phải đối mặt với các rủi ro như gian lận, hối lộ trong các giao dịch kinh doanh. 

Kinh tế vĩ mô - Cần coi liêm chính là 'nguồn vốn' quan trọng của doanh nghiệp (Hình 2).

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch VCCI

Đồng thời, đại dịch COVID-19 có xu hướng gây rủi ro đáng kể cho các hành vi vi phạm đạo đức, gây tác động tiêu cực, tạo rào cản đối với doanh nghiệp để theo đuổi kinh doanh liêm chính và duy trì sự thành công. Tham nhũng cũng tạo ra những rủi ro lớn cho doanh nghiệp khởi nghiệp.

Từ đó, đại diện VCCI đưa ra cam kết, VCCI sẽ tiếp tục đồng hành cùng UNDP, Đại sứ quán Anh Quốc và các đối tác nhằm thúc đẩy môi trường kinh doanh liêm chính, minh bạch tại Việt Nam.

Về những chương trình hỗ trợ đã và đang triển khai, ông cho biết, cách đây hơn 7 năm, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại văn bản số 9966/VPCP – V.I ngày 12/12/2014 về thúc đẩy thực hiện liêm chính trong kinh doanh, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã triển khai Chương trình hành động thúc đẩy thực hiện liêm chính trong kinh doanh.

Đây có thể coi là bước đi mạnh mẽ để khuyến khích mạnh mẽ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cùng hợp tác thực hiện liêm chính trong kinh doanh, vượt qua các rào cản, rủi ro từ tham nhũng, hướng tới tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, VCCI cũng đã khởi xướng một số sáng kiến, chương trình và giao cho Văn phòng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững – đơn vị tiên phong về thúc đẩy phát triển bền vững tại Việt Nam trong nhiều năm qua, trong đó liêm chính doanh nghiệp là một trong các nội hàm chính của phát triển bền vững.

Mặt khác, mới đây nhất, VCCI đã khởi xướng Mạng lưới Doanh nghiệp Kinh doanh Liêm chính tại Việt Nam – VBIN, hiện tại đã thành lập, ra mắt Tổ Cố vấn chuyên môn VBIN với hơn 20 cơ quan, tổ chức và các chuyên gia cam kết tham gia.

Một trong các sản phẩm chính là xây dựng Chỉ số kinh doanh liêm chính Việt Nam – VBII để làm công cụ hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá tình hình tổng thể về tính liêm chính của doanh nghiệp và thực hiện các biện pháp để cải thiện theo hướng phát triển bền vững.

Doanh nghiệp khởi nghiệp vượt khó trong đại dịch Covid-19

Thứ 6, 04/02/2022 | 15:00
Từng bước xây dựng thương hiệu thời trang vững mạnh, doanh nhân Phan Việt Thắng bất ngờ tìm hướng đi mới khi dịch Covid-19 phức tạp là nông nghiệp.

Tinh thần khởi nghiệp là "ngôi sao sáng" của quốc gia

Thứ 4, 19/01/2022 | 18:18
Trong bối cảnh Covid-19 đầy thách thức, sức sống của doanh nghiệp và tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của người dân Việt Nam, nổi lên như một điểm sáng.

Xây dựng Chính phủ số liêm chính, minh bạch, khởi động tiến trình hướng tới "Việt Nam số"

Thứ 4, 19/08/2020 | 18:42
Sáng 19/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ khai trương Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, trung tâm Thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và công bố dịch vụ công thứ 1.000 trên cổng Dịch vụ công quốc gia.
Cùng tác giả

Blockchain là một trong những "then chốt" của chuyển đổi số

Thứ 5, 28/07/2022 | 19:56
Blockchain được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như đô thị thông minh, công nghệ tài chính, kinh tế chia sẻ, chuỗi cung ứng, dịch vụ công....

[Info]10 startup Việt được rót vốn nghìn tỷ nửa đầu năm 2022

Thứ 4, 27/07/2022 | 14:03
Vốn đầu tư mạo hiểm cho các startup Việt Nam năm 2021 đạt mức cao kỷ lục với tổng số tiền đầu tư 1,4 tỷ USD. Nửa đầu năm 2022 cũng đang cho thấy tín hiệu khả quan.

Hà Nội có lợi thế trong tăng tốc số hoá dịch vụ thanh toán

Thứ 2, 25/07/2022 | 14:02
Theo EVNHANOI, tỉ lệ khách hàng giao dịch, thanh toán theo phương thức điện tử của Thủ đô đã đạt trên 98%.

Clip: Chiêm ngưỡng mô phỏng không gian văn hoá Nhật tại sông Tô Lịch

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Đề xuất Dự án cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh của Tập đoàn JVE thời gian qua đã nhận được nhiều phản hồi.

Việt Nam có thể học hỏi gì từ "điểm sáng" của Abenomics?

Chủ nhật, 17/07/2022 | 19:42
Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với tình trạng tốc độ già hoá dân số nhanh, một trong những mũi tên chính của Abenomics có thể đem lại bài học quý báu.
Cùng chuyên mục

Vì sao nợ thuế dưới 1 triệu đồng cũng bị tạm hoãn xuất cảnh?

Chủ nhật, 02/06/2024 | 17:07
Theo Bộ Tài chính, việc tạm hoãn xuất cảnh là một biện pháp cứng rắn cũng như cảnh báo cho người nộp thuế đang nợ để đảm bảo việc hoàn thành nghĩa vụ thuế vào NSNN.

Tp.HCM: Chỉ ra điểm nghẽn để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Thứ 6, 31/05/2024 | 20:45
Phiên họp kinh tế - xã hội tháng 5 của UBND thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh vấn đề đầu tư công để phát triển kinh tế hiệu quả hơn.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT nói gì về đề xuất áp giá sàn trong xuất khẩu gạo?

Thứ 6, 31/05/2024 | 18:04
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương sẽ phối hợp đưa ra các giải pháp tối ưu nhất về giá gạo xuất khẩu trong bối cảnh khủng hoảng lương thực.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan làm Trưởng Ban chỉ đạo Đề án 1 triệu ha lúa

Thứ 5, 30/05/2024 | 17:55
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT có trách nhiệm chỉ đạo chung toàn diện Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao phát thải thấp vùng đồng ĐBSCL.

Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể

Thứ 5, 30/05/2024 | 15:44
Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể có chức năng nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
     
Nổi bật trong ngày

5 tháng đầu năm, Thừa Thiên-Huế thu hút 20 dự án đầu tư mới

Thứ 7, 01/06/2024 | 06:00
Theo UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, từ đầu năm 2024 đến nay, địa phương đã cấp mới 20 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt trên 5.326 tỷ đồng.

Thái Bình: Xử phạt 60 triệu đồng 2 cơ sở kinh doanh vàng

Thứ 7, 01/06/2024 | 15:30
Cục QLTT tỉnh Thái Bình cho biết, ngày 30/5, đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 2 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn huyện Thái Thụy.

Giải pháp của NHNN sẽ giúp thu hẹp chênh lệch giá vàng?

Thứ 7, 01/06/2024 | 19:00
Từ 3/6, nhằm đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu bình ổn thị trường vàng của Chính phủ, 4 ngân hàng quốc doanh sẽ trực tiếp bán vàng miếng SJC cho người dân.

Giá vàng 2/6: Vàng SJC giảm về mốc 83 triệu đồng/lượng

Chủ nhật, 02/06/2024 | 09:22
Giá vàng thế giới ghi nhận 1 tuần giảm mạnh trong khi vàng SJC trong nước cũng điều chỉnh về mức 83 triệu đồng/lượng (bán ra).

Vì sao nợ thuế dưới 1 triệu đồng cũng bị tạm hoãn xuất cảnh?

Chủ nhật, 02/06/2024 | 17:07
Theo Bộ Tài chính, việc tạm hoãn xuất cảnh là một biện pháp cứng rắn cũng như cảnh báo cho người nộp thuế đang nợ để đảm bảo việc hoàn thành nghĩa vụ thuế vào NSNN.