Chàng trai 17 tuổi nhảy cầu tự tử vì mẹ mắng: Mẹ không mắng nữa, con quay về được không?

Bố mẹ thường đặt cho con cái rất nhiều kỳ vọng, hi vọng chúng có thể trở thành người lý tưởng như mình mong muốn, nhưng lại chưa từng hỏi qua cảm nhận của chúng, khiến áp lực tích tụ thời gian dài ngày càng lớn. Luôn hà khắc yêu cầu chúng làm bất cứ việc gì, và bắt đầu la mắng khi chúng trót phạm sai lầm. Khi con cái gặp uất ức ở bên ngoài, việc đầu tiên của các bậc làm cha mẹ là bỏ qua sự quan tâm cần có để mà đổ lỗi, trách phạt. Vậy nên những đứa trẻ vốn đã có tâm trạng lại thêm lần nữa bị công kích.

img
img

Tôi trăn trở mãi một câu chuyện buồn ở Thượng Hải.

Ở một cây cầu Lư Phố bắc qua sông Hoàng Phố, Thượng Hải, Trung Quốc, có cậu học sinh mới 17 tuổi tự tử ngay trước mặt mẹ của mình. Trước khi gieo mình tự vẫn, cậu ấy ngồi trong xe ô tô của mẹ đi qua cầu. Nhưng sau một hồi lời qua tiếng lại với mẹ, mà cậu bé ấy mở cửa xe, trèo lên thành cầu, gieo mình tự vẫn để lại người mẹ bàng hoàng, nếm trải nỗi ân hận không biết bao giờ sẽ nguôi.

Đoạn CCTV đấy tôi đã xem đi xem lại không biết bao nhiêu lần. Tôi vô cùng thương cho đứa trẻ ấy, thương sự quyết đoán sai lầm của cậu ấy, thương cậu ấy không chút do dự đã kết thúc tuổi 17 của mình. Đắng cay hơn là nguyên nhân khiến cậu có hành động ấy bắt nguồn từ mâu thuẫn với mẹ khi bà phát hiện ra con trai mình xảy ra chút mâu thuẫn với bạn học ở trường.

Có rất nhiều bình luận khác nhau dưới bài tin này:

Có người nói, đứa trẻ này chẳng hiểu chuyện gì cả, có từng nghĩ tới công sinh thành, nuôi nấng của mẹ cha? Cũng có người bảo, bạn mãi mãi không thể nào biết trước khi nhảy cầu, đứa trẻ ấy đã phải trải qua những gì. Lại có người cho rằng, bức tử con lạc đà xưa nay không phải là cọng rơm cuối cùng mà là từng cọng rơm.

Nhưng có ai từng đặt câu hỏi: Liệu có bao nhiêu đứa trẻ trong quá trình trưởng thành, linh hồn vô số lần muốn nhảy xuống những chiếc cầu như thế này, chỉ là thân thể kiên trì ở lại, tê tê dại dại trở thành người lớn?

Bố mẹ thường đặt cho con cái rất nhiều kỳ vọng, hi vọng chúng có thể trở thành người lý tưởng như mình mong muốn, nhưng lại chưa từng hỏi qua cảm nhận của chúng, khiến áp lực tích tụ thời gian dài ngày càng lớn. Luôn hà khắc yêu cầu chúng làm bất cứ việc gì, và bắt đầu la mắng khi chúng trót phạm sai lầm. Khi con cái gặp uất ức ở bên ngoài, việc đầu tiên của các bậc làm cha mẹ là bỏ qua sự quan tâm cần có để mà đổ lỗi, trách phạt. Vậy nên những đứa trẻ vốn đã có tâm trạng lại thêm lần nữa bị công kích.

Gibran từng nói một câu như này: “Con cái nợ các bạn mới tới, chứ không phải vì các bạn mà tới”.

Tôi dám chắc người mẹ này sẽ dành cả đời để trách mình, và đây chắc chắn là điều hối hận nhất trong cuộc đời cô ấy.

Mấy năm trước, tôi cũng từng xem được một đoạn video, trong đó, một người bố, đồng thời cũng là ông chủ tiệm tạp hóa nhỏ ở Thái Lan, vì không vừa ý với việc con trai suốt ngày chơi game, nên đã buông lời mắng mỏ cậu chàng. Càng mắng càng hăng, người bố ấy móc ra một khẩu súng đặt trên bàn trước mặt cậu con trai và bảo: “Loại như mày đừng sống nữa còn hơn!”.

Người bố ấy đoán rằng con trai không dám tự sát, thế nên sau khi trút giận xong đã quay lưng rời đi.

Nhưng cũng chính trong khoảnh khắc người bố quay lưng ấy, đứa con đã cầm súng đặt lên đầu và bóp còi. Người bố cho rằng là giả, còn quay lại vả cho con một cái. Nhưng tất cả đã muộn. Ông bố ôm con vào lòng gào khóc thảm thiết, vật lộn trên sàn nhà trong nỗi đau cùng cực.

Làm cha mẹ thật khó!

Đôi khi hi vọng của chúng ta lại trở thành khẩu súng đặt trên bàn gần tầm tay với những đứa con mà chúng ta nuôi dạy.

Làm con trẻ có nỗi khổ của con trẻ, làm cha mẹ có sự bất lực của cha mẹ. Cha mẹ không thể đi cùng con đến hết cuộc đời, nên chỉ có thể buộc con trở nên mạnh mẽ hơn. Nhưng sự dạy dỗ sai cách đôi khi trở thành viên đạn tự găm vào tim cha mẹ.

Quay trở lại với câu chuyện, hai chuyện trên có điểm na ná nhau, nó đều phản ánh sự khủng khiếp của bạo lực ngôn ngữ. Nó thật sự khiến người ta bị tổn hại về tinh thần và cả tâm lý nữa.

Một cuộc điều tra của nhà tâm lý học cho thấy, cứ mỗi 20 người lại có 1 người phải chịu bạo lực ngôn ngữ, mỗi 50 người lại có 1 người mắc bệnh tâm lý vì bạo lực ngôn ngữ, nhẹ thì có thể bị rối loạn, nặng thì có thể dẫn tới hành vi giết người và tự sát.

Khi tâm trạng của con đang ở mức vô cùng thấp, nếu bố mẹ có thể quan tâm cẩn thận, đem lại cho chúng thật nhiều yêu thương cũng như thấu hiểu, thì những bi kịch kiểu này chắc chắn sẽ không bao giờ diễn ra.

Tháng trước, một cô bé 9 tuổi, không may làm vỡ kính, sợ bị phạt nên nhảy lầu tự sát. Trước khi nhảy lầu, cô bé ấy để lại một bức thư cho bà. Trong bức thư ấy, phiên âm và chữ viết được viết lẫn lộn cùng nhau. Trái tim tôi thắt lại khi nghĩ đến hình ảnh một cô bé chưa học được nhiều chữ đã phải rời xa thế giới này.

Và có lẽ cô bé đã phải trải qua một cuối tuần vô cùng khủng khiếp khi không dám thẳng thắn nói với gia đình chuyện làm bể kính, lại sợ hãi bị trừng phạt thế nên mới chọn cách giải quyết tiêu cực như vậy.

Tôi không thể tưởng tượng được một đứa trẻ 9 tuổi phải trải qua sự sợ hãi lớn như nào mới có thể chọn cái chết để trốn tránh cái gọi là “trừng phạt”.

Trẻ con, chúng thường sẽ chọn cách coi thường mạng sống bản thân khi chúng không cảm nhận được tình yêu, dần dần sẽ trở nên không tin tưởng chính mình, khi gặp chuyện sẽ sợ hãi, lo âu, rồi kích động tự sát.

Viết tới đây, tôi thật sự hi vọng có thể quay ngược thời gian về trước lúc bi kịch xảy ra để nói với đứa trẻ ấy rằng: “Bé con à, chỉ là vỡ kính thôi mà, không cần phải trả giá bằng cả mạng giống của mình đâu”. “Này cậu học sinh, gặp uất ức đúng không? Đừng có buồn, người khác không hiểu cậu, nhưng tôi hiểu”. “Con à, quay về được không. Cho mẹ một cơ hội để tiếp tục thương con”.

Trên thế giới này không có thuốc hối hận. Điều duy nhất mà chúng ta có thể làm chính là đừng để những bi kịch như thế này phát sinh thêm nữa.

Những người làm cha làm mẹ, tôi hi vọng mọi người hãy quan tâm nhiều hơn tới con cái, những câu nói tiêu cực chỉ có thể khiến các bạn trút giận được nhất thời, đừng đợi đến khi mọi việc đến mức không thể cứu vãn được nữa mới thấy hối hận.

Và những người làm con, tôi hi vọng khi bố mẹ nói ra những lời cay độc, các bạn hãy bình tĩnh suy nghĩ, phải hiểu rằng đến được thế giới này không dễ dàng, đời người đáng quý, đừng nên bồng bột mà làm chuyện dại dột.

Cũng giống như một câu Manlius từng nói: “Cái chết là miễn phí, nhưng nó là dùng cả cuộc đời để đổi lấy”.

img