Chính sách giáo dục không chỉ chất lượng mà còn đòi hỏi sự công bằng

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 5, 14/03/2024 | 17:15
0
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục toàn diện như hiện nay rất cần đảm bảo tiếp cận giáo dục mới đến tất cả học sinh.

Hôm nay (14/3), Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Bộ GD&ĐT phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế “Hướng tới một nền giáo dục có chất lượng dưới góc nhìn từ lập kế hoạch chiến lược giáo dục và đảm bảo công bằng trong giáo dục”. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc chủ trì hội thảo.

Chương trình nhằm tạo diễn đàn để các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia thảo luận về các vấn đề liên quan đến công bằng giáo dục - vai trò của các bên liên quan trong quá trình thực hiện; các bước xây dựng kế hoạch chiến lược giáo dục hướng tới công bằng giáo dục;

Vai trò của kế hoạch chiến lược giáo dục và thực hiện chính sách công bằng nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục; kinh nghiệm và thực tiễn về công bằng trong hoạch định chính sách giáo dục; kế hoạch chiến lược giáo dục ở các nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh hội thảo nằm trong chuỗi các hoạt động phục vụ cho việc xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Giáo dục - Chính sách giáo dục không chỉ chất lượng mà còn đòi hỏi sự công bằng

 Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho rằng chính sách công bằng giáo dục còn gặp nhiều thách thức.

Thứ trưởng đánh giá, bên cạnh những kết quả ấn tượng về phổ cập giáo dục, nền giáo dục của Việt Nam cũng được thế giới ghi nhận cả về giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn, với 5 “cột mốc” đã đạt được gồm:

Hệ thống giáo dục quốc dân cơ bản được hoàn thiện theo hướng mở, liên thông giữa các cấp học. Ban hành và tổ chức triển khai Chương trình GDPT 2018, chuyển từ nặng về truyền thụ kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh;

Chất lượng giáo dục nghề nghiệp có chuyển biến tốt hơn, công tác đào tạo nghề cho công nhân và lao động nông thôn được quan tâm. Đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm, giáo dục nghề nghiệp ngày càng thực chất và hiệu quả hơn;

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cơ bản được chuẩn hóa, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được cải thiện…

“Tuy nhiên, hiện nay, việc thực thi các chính sách công bằng trong giáo dục còn gặp nhiều thách thức như việc tiếp cận giáo dục chất lượng tốt của những trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu vùng xa; những trẻ em không được hỗ trợ từ gia đình và nhà trường cũng dễ trở thành nạn nhân “bị bỏ lại phía sau” trong một môi trường sống đầy biến động”, ông Nguyễn Văn Phúc nhận định.

Thứ trưởng kỳ vọng thông qua đây, cũng như trong các hoạt động tiếp theo, các tổ chức, chuyên gia quốc tế tiếp tục đồng hành cùng các nhà khoa học Việt Nam trong quá trình xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển giáo dục Việt Nam, cũng như thúc đẩy quan hệ hợp tác ngày càng có hiệu quả giữa các nước vì một thế giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Giáo dục - Chính sách giáo dục không chỉ chất lượng mà còn đòi hỏi sự công bằng (Hình 2).

Bà Lê Thị Hồng Vân - Quyền Vụ trưởng, Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.

Tại buổi lễ, bà Lê Thị Hồng Vân - Quyền Vụ trưởng, Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam cho biết trong bối cảnh thế giới có sự chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và bất ổn đang gia tăng với rất nhiều những cơ hội và thách thức mới, thì đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, giáo dục chất lượng, công bằng, hiện đại hóa giáo dục, phát triển nguồn lực để bảo đảm các yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số, kinh tế số và xã hội số đặt ra đòi hỏi cấp thiết hơn bao giờ hết đối với tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Vì thế, việc lập kế hoạch chiến lược giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng và đây cũng là ưu tiên của UNESCO.

Còn theo ông Jonathan Baker - Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam cho rằng: Ở những quốc gia có thành phần dân tộc đa dạng như Việt Nam, việc đảm bảo công bằng trong tiếp cận và tham gia giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số là điều tối quan trọng. Điều này không chỉ liên quan đến khả năng tiếp cận vật lý mà còn liên quan đến các khía cạnh về tâm lý - xã hội lẫn kết quả học tập nói chung.

“Tôi rất vui mừng vì Việt Nam đã thể hiện thiện chí chính trị trong việc chuyển biến giáo dục thông qua quá trình tham vấn để đưa ra tuyên bố cam kết quốc gia. Những cam kết được đưa ra vào năm 2022 chính là tiền đề cho công tác lập kế hoạch định chiến lược tiếp theo”, ông Jonathan Baker đánh giá.

Từ các ý kiến đống góp, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Lê Anh Vinh cho rằng giáo dục cần chuyển đổi nhanh chóng để theo đuổi tốc độ thay đổi của thế giới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học, trong đó có cả những nhóm người yếu thế, người khuyết tật.

Vì vậy, cần có những kế hoạch hành động cho tương lai, dù đây không phải điều dễ dàng. Những ý kiến trong Hội thảo có ý nghĩa rất lớn, góp phần thiết thực cho việc hoàn thiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Muốn học ngành Du lịch bằng tiếng Anh, thí sinh nên chọn trường nào?

Thứ 5, 14/03/2024 | 16:05
Thí sinh cần lưu ý, Lữ hành, Du lịch là nhóm ngành nghề cần kỹ năng nghề nghiệp cao vì vậy nên cân nhắc bậc đào tạo phù hợp với trình độ.

"Khát" nhân lực ngành bán dẫn, sinh viên nên cân nhắc lựa chọn học

Thứ 5, 14/03/2024 | 15:08
Các em theo học cần khả năng học khối A rất tốt, ham học hỏi, năng lực tiếp thu cái mới để đáp ứng yêu cầu khắt khe của doanh nghiệp hiện nay.

Hà Nội: Công bố đáp án bài kiểm tra khảo sát học sinh lớp 11

Thứ 4, 13/03/2024 | 21:57
Kỳ khảo sát học sinh lớp 11 tại Hà Nội năm học 2023-2024 được tổ chức vào ngày 12/3. Toàn thành phố có gần 120.000 học sinh tham gia khảo sát.
Cùng tác giả

Đảm bảo chính sách tiền lương khi Luật Nhà giáo được ban hành

Thứ 6, 17/05/2024 | 18:05
Song hành việc tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô làm việc, người giáo viên cũng cần đảm bảo nghĩa vụ và tiêu chuẩn của nghề nghiệp.

Các trường đại học vẫn “sống” chủ yếu từ nguồn học phí

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:34
Việc dựa vào học phí để duy trì hoạt động sẽ khiến tạo thêm gánh nặng cho người học và không phải là giải pháp lâu dài.

Thủ tướng yêu cầu đảm bảo an toàn, chống gian lận trong kỳ thi THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:37
Thủ tướng mới có Chỉ thị về việc tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Bộ GD&ĐT lưu ý "3 không" trong các khâu tổ chức thi tốt nghiệp THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:33
Công tác tổ chức thực hiện thi tốt nghiệp THPT cần đúng quy trình, đúng quy chế, xử lý tốt các tình huống phát sinh trong kỳ thi.

Chứng chỉ ngoại ngữ: Chạy đua đi học nhưng không rõ mục đích

Thứ 6, 17/05/2024 | 07:00
Để lấy chứng chỉ ngoại ngữ thì ngược học cần xác định rõ nhu cầu, mục đích, tránh chạy theo phong trào gây tác dụng ngược.
Cùng chuyên mục

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:47
Đoàn học sinh Việt Nam tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024 (Regeneron ISEF 2024) đã giành được 1 giải Nhì.

Đảm bảo chính sách tiền lương khi Luật Nhà giáo được ban hành

Thứ 6, 17/05/2024 | 18:05
Song hành việc tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô làm việc, người giáo viên cũng cần đảm bảo nghĩa vụ và tiêu chuẩn của nghề nghiệp.

Các trường đại học vẫn “sống” chủ yếu từ nguồn học phí

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:34
Việc dựa vào học phí để duy trì hoạt động sẽ khiến tạo thêm gánh nặng cho người học và không phải là giải pháp lâu dài.

Quảng Ninh: Biểu dương, khen thưởng 212 học sinh tiêu biểu, xuất sắc

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:28
Trong số này, 97 học sinh được Bộ Giáo dục - Đào tạo và UBND tỉnh Quảng Ninh tặng bằng khen, 115 em được Sở Giáo dục - Đào tạo Tỉnh tặng giấy khen.

Vụ trẻ 5 tuổi bị bầm tím vùng lưng: Chủ tịch Hải Phòng chỉ đạo làm rõ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:00
Chủ tịch UBND Tp.Hải Phòng yêu cầu địa phương, ngành giáo dục làm rõ việc cháy bé lớp mẫu giáo 5 tuổi trường mần non tại quận Lê Chân bị bầm tím ở vùng lưng.
     
Nổi bật trong ngày

Gia đình hoảng hốt phát hiện tổ ong khổng lồ trên ban công ở Hà Nội

Thứ 7, 18/05/2024 | 17:00
Sáng ngày 18/5, một gia đình ở Hồ Tùng Mậu, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội đã bất ngờ phát hiện một đàn ong làm tổ ngay trên ban công nhà mình.

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:47
Đoàn học sinh Việt Nam tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024 (Regeneron ISEF 2024) đã giành được 1 giải Nhì.

Bản tin 18/5: Bộ GD&ĐT có chỉ đạo về học phí, giá sách giáo khoa

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Bộ GD&ĐT có chỉ đạo về học phí, giá sách giáo khoa năm học 2024-2025; Bé gái 4 tuổi nhập viện cấp cứu với cây bút còn ghim trong đầu...

Dự báo thời tiết ngày 18/5/2024: Khu vực nào bớt mưa?

Thứ 7, 18/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (18/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Miền Bắc sắp đón mưa to, sấm động, khả năng cao kèm mưa đá vào chiều và đêm nay

Thứ 7, 18/05/2024 | 15:42
Dự báo từ chiều tối 18/5 đến sáng 20/5, phía Bắc khả năng mưa to và dông, có nơi mưa rất to, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá.