Chọn học ngành Lâm nghiệp tỉ lệ chọi thấp, cơ hội việc làm rộng mở

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 3, 19/03/2024 | 14:37
0
Theo chuyên gia, phù hợp với năng lực và trau dồi kiến thức là yếu tố quan trọng để thành công chứ không phải là vì học ngành "hot".

Theo báo cáo tổng kết công tác tuyển sinh và đào tạo khối đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non của Bộ GD&ĐT mới đây, năm 2023 khối ngành Nông lâm nghiệp và thuỷ sản vẫn giữ nguyên tỉ lệ tuyển sinh là 0,86% và thuộc tổng những ngành có tỉ lệ tuyển sinh thấp nhất.

Trước đó, mùa tuyển sinh năm 2022 đại diện Bộ GD&ĐT đánh giá tỉ lệ tuyển sinh giữa các nhóm ngành có sự chênh lệch khá lớn, trong đó nhóm ngành kinh doanh và quản lý chiếm tỉ lệ cao nhất là 24,54%; máy tính và công nghệ thông tin đứng thứ 2 với 11,79%; công nghệ kỹ thuật 9,18%; nhân văn 8,68%; sức khỏe 6,35%; sư phạm 5,09%...

Bốn lĩnh vực Nông lâm nghiệp và thủy sản, Khoa học tự nhiên, Dịch vụ xã hội và Khoa học sự sống đứng đầu danh sách các lĩnh vực tuyển sinh kém nhất trong 3 năm qua.

Cụ thể, nông lâm nghiệp và thủy sản chỉ tuyển sinh đạt 49,10%; khoa học sự sống 57,92%; khoa học tự nhiên 59,43%; dịch vụ xã hội 61,36%.

Để thu hút lượng thí sinh theo học, chính bản thân các trường đại học hiện nay cũng phải đưa ra nhiều chính sách.

Trao đổi với Người Đưa Tin, GS.TS Phạm Văn Điển - Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp kỳ vọng nhóm ngành Lâm nghiệp hiện nay dần có sự khởi sắc và dần có triển vọng trong thời gian tới.

Nói về một trong nguyên nhân khó tuyển sinh, là do xu thế chuyển dịch chuỗi đào tạo thay đổi. Theo ông Lâm: “Nếu như trước đây 100% muốn vào đại học ngay nhưng như hiện nay 50% số em sẽ tham gia vào thị trường lao động, số học tiếp còn bằng một nửa so với những năm trước, đấy là lý do giảm bớt về lượng tuyển sinh”.

Giáo dục - Chọn học ngành Lâm nghiệp tỉ lệ chọi thấp, cơ hội việc làm rộng mở

GS.TS Phạm Văn Điển - Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp.

Tuy nhiên,“Với xu thế như hiện nay, việc theo học ngành sẽ giúp các em đón một cơ hội tốt trong tương lai gần vì nhu cầu nhân lực phục vụ cho nền kinh tế xanh, chống biến đổi toàn cầu, bảo vệ môi trường hiện nay được diễn ra ở trên toàn thế giới.

Cùng với đó, giới trẻ cũng yêu thiên nhiên nhiều hơn, dần có sự thay đổi về nhận thức, quan tâm hơn đến ngành Lâm nghiệp”, ông Phạm Văn Điển chia sẻ.

Đưa ra những giải pháp cho ngành nghề, đại diện Trường Đại học Lâm nghiệp cho biết cũng đã xây dựng những chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu nhân lực hiện nay.

Điển hình như Logistic trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp cũng có nhu cầu lớn, các ngành hàng về nông nghiệp, lâm nghiệp đều phát triển theo chuỗi cho nên logistic vì vậy phải tổ chức đào tạo để đáp ứng thị trường.

Ngoài ra, năm nay dự kiện nhà trường có các ngành mới như Quản lý xây dựng, Kỹ nghệ gỗ và nội thất, khi ra trường các em sẽ được làm việc tại các vị trí như thiết kế sản phẩm - một trong những bộ phận quan trọng để phát triển ngành hàng.

Đặc biệt, các trường hiện nay cũng xây dựng các chương trình đào tạo từ xa, hỗ trợ người học nâng cao trình độ, tay nghề vì xu hướng thị trường luôn luôn biến đổi, cần liên tục trau dồi kiến thức.

Giáo dục - Chọn học ngành Lâm nghiệp tỉ lệ chọi thấp, cơ hội việc làm rộng mở (Hình 2).

Chọn ngành, chọn nghề là những nội dung cần định hướng cho thí sinh (Ảnh: Hữu Thắng).

Làm thế nào để lựa chọn ngành phù hợp, tư vấn cho thí sinh PGS.TS Nguyễn Phú Khánh - Phó Hiệu trưởng Đại học Phenikaa nhấn mạnh thay vì chọn ngành “hot” thì chính các em nên trau dồi kiến thức, năng lực bản thân. Ngành học “hot” nhưng bản thân mình có “hot” hay không, có học tốt hay không mới là điều quan trọng.

Trước khi chọn ngành nghề, thí sinh nên trả lời những câu hỏi: Bản thân mình có thật sự thích ngành học đó không? Có năng lực phù hợp với ngành đó không? Ngành đó có phát triển hay không? Học phí ngành đó có phù hợp với điều kiện gia đình? Điểm chuẩn ngành học đó trong những năm gần đây cao hay thấp, có phù hợp với khả năng của mình không?

Chuyên gia cũng chia sẻ không nên chỉ quan tâm chọn ngành "hot" mà hãy tìm các ngành phù hợp với năng lực, mong muốn của mình. Ngành nhiều người quan tâm chưa chắc đã có cơ hội việc làm tốt nếu không đáp ứng được yêu cầu trong bối cảnh cạnh tranh cao. Ngược lại nếu học ngành phù hợp thì có thể các em sẽ thành công và hạnh phúc.

Năm 2023, xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT chiếm cao nhất 49,45%. Tiếp theo là phương thức xét kết quả học tập bậc THPT 30,24%. Thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy 2,57%. Các phương thức khác (bao gồm 12 phương thức) 14,10%.

Đối với vấn đề xét tuyển sớm, năm 2023, số cơ sở đào tạo xét tuyển sớm 214/322. Số thí sinh trúng tuyển tuyển sớm 375.517. Số nguyện vọng trúng tuyển sớm 1.268.232. Số thí sinh có trúng tuyển sớm sau lọc ảo 301.849.

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT khuyến cáo các cơ sở đào tạo cần tăng cường truyền thông, hướng dẫn thí sinh. Cơ sở đào tạo cũng cần rà soát, đánh giá hiệu quả của phương thức xét tuyển sớm. Về phía Bộ GDĐT tiếp tục nâng cấp hệ thống đăng ký và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.

Năm 2024, công tác tuyển sinh cơ bản ổn định như những năm trước. Một số lưu ý với công tác tuyển sinh năm 2024 là tăng cường truyền thông và tăng cường hỗ trợ thí sinh; tiếp tục đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin hỗ trợ công tác tuyển sinh, thực hiện đơn giản hoá việc đăng ký xét tuyển; tiếp tục hoàn thiện quy trình và rút ngắn thời gian tuyển đợt 1.

Tuyển sinh 2024: Xét tuyển đại học sớm liệu có "lợi bất cập hại"?

Thứ 3, 19/03/2024 | 11:07
Mùa tuyển sinh đại học 2024 đang đến gần, các chuyên gia tuyển sinh đã đưa ra một số nguyên tắc xét tuyển quan trọng thí sinh cần lưu ý.

Tuyển sinh ngành Công an: Phương thức nào có tỉ lệ trúng tuyển cao?

Thứ 2, 18/03/2024 | 07:00
Dự kiến thời gian tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực của Bộ Công an sẽ sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 khoảng 10 ngày.

Dự kiến thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học từ 10/7

Thứ 6, 15/03/2024 | 10:45
Dự kiến từ ngày 10/7 đến 25/7/2024, thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần.
Cùng tác giả

Mở rộng hợp tác đào tạo ngành y khoa với Hungary

Thứ 2, 20/05/2024 | 21:57
Thông qua hợp tác giáo dục giữa hai nước tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có thể học tập, trao đổi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn.

Đảm bảo chính sách tiền lương khi Luật Nhà giáo được ban hành

Thứ 6, 17/05/2024 | 18:05
Song hành việc tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô làm việc, người giáo viên cũng cần đảm bảo nghĩa vụ và tiêu chuẩn của nghề nghiệp.

Các trường đại học vẫn “sống” chủ yếu từ nguồn học phí

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:34
Việc dựa vào học phí để duy trì hoạt động sẽ khiến tạo thêm gánh nặng cho người học và không phải là giải pháp lâu dài.

Thủ tướng yêu cầu đảm bảo an toàn, chống gian lận trong kỳ thi THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:37
Thủ tướng mới có Chỉ thị về việc tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Bộ GD&ĐT lưu ý "3 không" trong các khâu tổ chức thi tốt nghiệp THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:33
Công tác tổ chức thực hiện thi tốt nghiệp THPT cần đúng quy trình, đúng quy chế, xử lý tốt các tình huống phát sinh trong kỳ thi.
Cùng chuyên mục

Mở rộng hợp tác đào tạo ngành y khoa với Hungary

Thứ 2, 20/05/2024 | 21:57
Thông qua hợp tác giáo dục giữa hai nước tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có thể học tập, trao đổi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn.

Trường chuyên ở Hà Nội "tăng nhiệt" tỉ lệ chọi

Thứ 2, 20/05/2024 | 20:40
Tỉ lệ chọi vào một số trường THPT chuyên tại Hà Nội năm học 2024 – 2025 đã được xác định.

Học sinh đầu cấp Hà Nội được cấp mã ngành trước 31/5

Thứ 2, 20/05/2024 | 09:54
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã trên địa bàn lưu ý các trường mầm non, tiểu học rà soát, cấp mã tuyển sinh của học sinh đơn vị mình.

Chi tiết lịch nghỉ hè 2024 mới nhất của học sinh 63 tỉnh, thành

Chủ nhật, 19/05/2024 | 16:52
Năm nay đa số các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.

Kon Tum: Giáo viên vùng khó bỏ tiền túi giữ chân học trò

Chủ nhật, 19/05/2024 | 12:08
Gia cảnh khó khăn, địa hình rừng núi hiểm trở, không có chế độ bán trú, nhiều học sinh nghỉ học. Để níu chân các em, thầy cô tự bỏ tiền túi nấu cơm cho học trò.
     
Nổi bật trong ngày

Khi nào miền Bắc nắng nóng trở lại?

Thứ 2, 20/05/2024 | 15:21
Do tác động của không khí lạnh yếu kết hợp với vùng hội tụ gió, miền Bắc đã bắt đầu mưa diện rộng từ chiều tối qua (19/5).

Dự báo thời tiết ngày 20/5/2024: Cảnh báo mưa đá và gió giật mạnh

Thứ 2, 20/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (20/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Học sinh đầu cấp Hà Nội được cấp mã ngành trước 31/5

Thứ 2, 20/05/2024 | 09:54
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã trên địa bàn lưu ý các trường mầm non, tiểu học rà soát, cấp mã tuyển sinh của học sinh đơn vị mình.

Mở rộng hợp tác đào tạo ngành y khoa với Hungary

Thứ 2, 20/05/2024 | 21:57
Thông qua hợp tác giáo dục giữa hai nước tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có thể học tập, trao đổi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn.

Bản tin 20/5: "Rước bệnh" vì thói quen tự ý truyền đạm tại nhà

Thứ 2, 20/05/2024 | 06:00
"Rước bệnh" vì thói quen tự ý truyền đạm tại nhà; Trên 5.800 thí sinh thi bù đánh giá tư duy Bách khoa Hà Nội sau sự cố kĩ thuật...