Chuyển đổi Xanh - động lực tăng trưởng chính của ngành thủy sản

Chuyển đổi Xanh - động lực tăng trưởng chính của ngành thủy sản

Thứ 5, 14/07/2022 | 12:35
0
Ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đóng góp phần quan trọng vào tăng trưởng ngành cũng như đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng toàn cầu trong thế kỷ XXI...

Xây dựng ngành thủy sản bền vững, bao trùm và bình đẳng

Theo Ấn bản năm 2022 về Thực trạng Khai thác và Nuôi trồng Thủy sản Thế giới (SOFIA) năm 2022 là một cột mốc quan trọng đối với FAO, vì nó đánh dấu mức độ bao phủ của thống kê nghề cá và nuôi trồng thủy sản trong những năm 1950–2020 đối với phần lớn bộ dữ liệu - chuỗi thời gian dài nhất trong số bất kỳ bộ dữ liệu thống kê nào được FAO công bố.

Sự tăng trưởng của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là ở châu Á, theo đánh giá của SOFIA 2022, đã nâng tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản lên mức cao nhất mọi thời đại là 214 triệu tấn vào năm 2020, bao gồm 178 triệu tấn động vật thủy sản và 36 triệu tấn rong biển. 

Xu hướng thị trường - Chuyển đổi Xanh - động lực tăng trưởng chính của ngành thủy sản

Tàu đánh bắt thủy sản của ngư dân Bạc Liêu

Sản lượng thủy sản năm 2020 cao hơn 30% so với mức trung bình của những năm 2000 và hơn 60% so với mức trung bình của những năm 1990. Sản lượng nuôi trồng kỷ lục 87,5 triệu tấn thủy sản phần lớn đã thúc đẩy những kết quả này.

Khi lĩnh vực này tiếp tục mở rộng, FAO cho rằng cần có nhiều thay đổi mang tính mục tiêu hơn để đạt được một ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản bền vững, bao trùm và bình đẳng hơn. Một "Sự chuyển đổi xanh" trong cách chúng ta sản xuất, quản lý, kinh doanh và tiêu thụ thức ăn thủy sản, là yếu tố quan trọng nếu chúng ta muốn đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc.

Xu hướng thị trường - Chuyển đổi Xanh - động lực tăng trưởng chính của ngành thủy sản (Hình 2).
Nuôi trồng thủy sản tại Khánh Hòa

Theo SOFIA 2022, tỷ lệ mất an ninh lương thực đã gia tăng đáng kể từ mức độ trung bình đến nghiêm trọng kể từ năm 2014, càng trở nên trầm trọng hơn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Hơn 8 triệu người đã thiếu đói và 2,4 tỷ người bị hạn chế trong việc tiếp cận với nguồn lương thực đầy đủ. Trong bối cảnh đó, hệ thống thức ăn thủy sản trở nên nổi bật với tiềm năng cung cấp thức ăn dinh dưỡng lớn. 

Chuyển đổi Xanh là tầm nhìn và quá trình FAO và các thành viên, đối tác của minh sử dụng kiến thức, kinh nghiệm hiện có để đảm bảo tối đa sự đóng góp của hệ thống thực phẩm thủy sản vào an ninh lương lực, dinh dưỡng hợp lý, phù hợp với tất cả mọi người.

Mục tiêu của chuyển đổi Xanh

Chuyển đổi Xanh có 3 mục tiêu cốt lõi, bao gồm: mở rộng mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững; quản lý hiệu quả tất cả nghề cá; nâng cấp các chuỗi giá trị trong hệ thống thức ăn thủy sản. 

Trong 10 năm tới, mục tiêu của nuôi trồng thủy sản phải mở rộng bền vững để đáp ứng khoảng cách về nhu cầu thức ăn thủy sản trên toàn cầu, đặc biệt là ở các vùng thiếu lương thực, đồng thời tạo ra nguồn thu nhập và việc làm mới. Điều này đòi hỏi phải cập nhật quản lý việc nuôi trồng thủy sản bằng cách thúc đẩy cải thiện quy hoạch, khung pháp lý và thể chế và chính sách. 

Xu hướng thị trường - Chuyển đổi Xanh - động lực tăng trưởng chính của ngành thủy sản (Hình 3).

Mô hình nuôi trồng thủy sản

FAO và các đối tác của FAO phải tập trung vào nhu cầu cấp thiết về phát triển, chuyển giao công nghệ mới và các phương pháp tốt nhất để tạo ra các hoạt động hiệu quả, linh hoạt và bền vững. Việc tiếp tục chuyển đổi mô hình nuôi trồng thủy sản áp dụng cho hầu hết các vùng nhưng đặc biệt cần thiết ở các vùng mất an ninh lương thực; mục tiêu là tăng sản lượng toàn cầu từ 35% đến 40% vào năm 2030, theo bối cảnh quốc gia và khu vực.

Sự cần thiết của chuyển đổi Xanh

Theo SOFIA 2022, tính bền vững của nguồn lợi thủy sản biển vẫn là mối quan tâm đáng kể, với tỷ lệ trữ lượng đánh bắt bền vững giảm xuống còn 64,6% vào năm 2019, giảm 1,2% so với năm 2017. Tuy nhiên, có những dấu hiệu đáng khích lệ khi trữ lượng đánh bắt bền vững cung cấp 82,5% tổng khối lượng khai thác năm 2019, tăng 3,8% kể từ năm 2017. Điều này dường như cho thấy rằng các nguồn dự trữ lớn hơn đang được quản lý hiệu quả hơn.

FAO thúc đẩy Chuyển đổi Xanh, một chiến lược có tầm nhìn xa nhằm đáp ứng các thách thức song song về an ninh lương thực và tính bền vững của môi trường đồng thời đảm bảo các kết quả công bằng và bình đẳng giới. 

Ông Manuel Barange, Giám đốc FAO, cho biết: ''Chuyển đổi Xanh là một quá trình hướng tới mục tiêu, qua đó các Thành viên và đối tác của FAO có thể tối đa hóa sự đóng góp của hệ thống thức ăn thủy sản để tăng cường an ninh lương thực, dinh dưỡng và chế độ ăn lành mạnh hợp lý, trong khi vẫn nằm trong ranh giới sinh thái ''.

Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản góp phần tạo việc làm, thương mại và phát triển kinh tế. Tổng giá trị xuất bán lần đầu của sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản năm 2020 ước đạt 406 tỷ USD, trong đó 265 tỷ USD từ nuôi trồng thủy sản.

Xu hướng thị trường - Chuyển đổi Xanh - động lực tăng trưởng chính của ngành thủy sản (Hình 4).
Lao động có việc làm nhờ vào việc nuôi trồng thủy sản

Những con số chính từ SOFIA 2022

Sản xuất

  • Tổng sản lượng động vật thủy sản và tảo toàn cầu: 214 triệu tấn
  • Giá trị bán đầu tiên của sản lượng động vật thủy sản: 406 tỷ USD
  • Sản lượng nuôi trồng thủy sản: 87,5 triệu tấn, mức cao mới

Tiêu dùng và thương mại

  • Tổng lượng dùng cho con người (không bao gồm tảo): 157 triệu tấn
  • Giá trị thương mại quốc tế của các sản phẩm thủy sản khai thác và nuôi trồng: 151 tỷ USD

Việc làm và đội tàu

  • Tổng số lao động trong lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản chính: 58,5 triệu, 21% là phụ nữ
  • Khu vực có nhiều người đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nhất: Châu Á (84%) - Số lượng tàu cá trên hành tinh: 4,1 triệu
  • Đội tàu lớn nhất theo khu vực: Châu Á (2,68 triệu tàu, chiếm khoảng 2/3 đội tàu toàn cầu).

Nguyễn Phương Anh

Xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2022, tìm “an" trong "nguy"

Thứ 7, 02/07/2022 | 07:44
Bất chấp những bất ổn thế giới do tình hình chiến sự tại Ukraine đem lại, 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản vẫn đạt kim ngạch trên 3,2 tỷ USD.

Nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản Việt Nam

Thứ 3, 07/06/2022 | 07:00
Đảm bảo an toàn thực phẩm là “chìa khóa” quan trọng tăng khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm nông lâm thủy sản Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thị trường.

Doanh nghiệp thuỷ sản thắng đậm nhờ cá tra

Thứ 3, 10/05/2022 | 07:15
Hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản báo lãi lớn trong quý I/2022 nhờ hưởng lợi từ việc mặt hàng cá tra tăng giá lên vùng đỉnh lịch sử.

An ninh lương thực bị đe doạ bởi biến đổi khí hậu, chúng ta cần làm gì?

Thứ 4, 23/03/2022 | 19:00
Biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, gia tăng về cường độ và tần suất, do đó, an ninh nguồn nước, lương thực và sinh kế của người dân cũng ngày càng bị đe doạ.
Cùng tác giả

Vợ chồng Chủ tịch thoái hết vốn, điều gì đang xảy ra ở Cà phê Gia Lai?

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:45
Trong bối cảnh công ty kinh doanh sa sút với nhiều cảnh báo, vợ chồng Chủ tịch HĐQT Cà phê Gia Lai Trịnh Đình Trường đã cùng nhau thoái vốn, thu về hơn 19 tỷ đồng.

Hệ thống vận tải thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Nga

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:26
3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nga đạt gần 10 triệu USD, tăng 65% so với cùng kỳ; là thị trường nhập khẩu cá ngừ đơn lẻ lớn thứ 4 của Việt Nam.

Cổ phiếu tăng 94% từ đầu năm, một công ty chi hơn 80 tỷ đồng trả cổ tức

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:08
Nếu hoàn tất trả cổ tức đợt 3 năm 2023, Khử trùng Việt Nam sẽ chi ra tổng số tiền khoảng 125 tỷ đồng chi trả cổ tức cho cổ đông công ty.

Giá heo tăng và cuộc đua lợi nhuận của doanh nghiệp ngành chăn nuôi

Thứ 5, 16/05/2024 | 12:23
Trước tăng trưởng của giá thịt heo, doanh nghiệp ngành chăn nuôi chứng kiến chiều phục hồi ở cả doanh thu và lợi nhuận, song chỉ có HAGL dường như đứng ngoài cuộc...

Xử lý triệt để vi phạm về hệ thống giám sát hành trình tàu cá

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:49
Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT rà soát toàn bộ hệ thống VMS nhằm đảm bảo phát hiện kịp thời các trường hợp tự ý ngắt kết nối, tháo gửi thiết bị sang các tàu khác...
Cùng chuyên mục

Hệ thống vận tải thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Nga

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:26
3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nga đạt gần 10 triệu USD, tăng 65% so với cùng kỳ; là thị trường nhập khẩu cá ngừ đơn lẻ lớn thứ 4 của Việt Nam.

Lý do “bùng nổ” cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam và bài toán thị phần

Thứ 6, 17/05/2024 | 08:00
Mô hình cửa hàng tiện lợi lên ngôi vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng độ phủ nhưng cũng khiến các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chật vật giữ thị phần.

Top 10 tỉnh thành dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:56
Báo cáo nêu rõ, năm 2023 là năm khó khăn đối với kinh tế Việt Nam trước tác động từ cả bên trong và bên ngoài.

Biến cơ hội thành tiềm năng nhờ hợp tác quốc tế trong nông nghiệp

Thứ 2, 13/05/2024 | 18:46
Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, Việt Nam cần sự tư vấn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm từ các đối tác đi trước để phát triển xanh, bền vững ngành nông nghiệp.

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc liên tục sụt giảm

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:03
Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc liên tục ghi nhận sụt giảm từ tháng 2 do ảnh hưởng của lạm phát và cạnh tranh nguồn cung.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 18/5: Vàng thế giới tăng vọt, vàng trong nước đứng im

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:07
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng vọt lên mức 2.415 USD/ounce trong khi tại thị trường trong nước giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn đứng im.

Hệ thống vận tải thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Nga

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:26
3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nga đạt gần 10 triệu USD, tăng 65% so với cùng kỳ; là thị trường nhập khẩu cá ngừ đơn lẻ lớn thứ 4 của Việt Nam.

Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, đạt 53.404 tấn, tương đương 12,43 triệu USD.

Lý do “bùng nổ” cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam và bài toán thị phần

Thứ 6, 17/05/2024 | 08:00
Mô hình cửa hàng tiện lợi lên ngôi vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng độ phủ nhưng cũng khiến các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chật vật giữ thị phần.

4 tháng đầu năm, xuất khẩu ớt mang về 12,7 triệu USD

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Tính đến hết ngày 30/4, sản lượng xuất khẩu ớt của Việt Nam đạt 5.076 tấn với kim ngạch đạt 12,7 triệu USD, tăng 18,5% về lượng và tăng 46,8% về trị giá.