Chuyên gia văn hoá phản biện quan điểm “bốc mộ là một thứ cực hình cần bỏ”

Chuyên gia văn hoá phản biện quan điểm “bốc mộ là một thứ cực hình cần bỏ”

Thứ 4, 04/03/2020 | 11:48
0
Mới đây, trả lời báo chí PGS.TS Bùi Xuân Đính cho rằng, phong tục cải táng của người Việt đã không còn phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường ngày nay và cho rằng cần bỏ. Tuy nhiên, một số ý kiến và chuyên gia văn hoá cho rằng cần thời gian.

Trong một bài trả lời báo chí mới đây, PGS.TS Bùi Xuân Đính (Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho rằng, phong tục cải táng của người Việt đã không còn phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường ngày nay và cho rằng cần bỏ phong tục này.

“Theo quan điểm và trải nghiệm của riêng tôi thì cải táng (bốc mộ) là một thứ cực hình. Tôi đã từng chứng kiến nhiều đám bốc mộ, có cảm giác ghê ghê. Tôi tin là nhiều người có cảm giác như tôi..”, PGS.TS Bùi Xuân Đính cho biết.

Tuy nhiên, ý kiến này cũng đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều của dư luận, trong đó, một số ý kiến cho rằng tập tục này đã ăn sâu vào tiềm thức và rất khó bỏ.

Văn hoá - Chuyên gia văn hoá phản biện quan điểm “bốc mộ là một thứ cực hình cần bỏ”

Nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh tục cải táng (Ảnh minh hoạ).

Liên quan đến vấn đề này, PV báo điện tử Người Đưa Tin đã lắng nghe ý kiến phân tích từ PGS.TS Phạm Ngọc Trung (nguyên Trưởng khoa Văn hóa và Phát triển, học viện Báo chí và Tuyên truyền).

Thưa PGS.TS Phạm Ngọc Trung, là một nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam lâu năm, theo ông phong tục cải táng xuất hiện từ bao giờ?

Phong tục cải táng không có năm tháng xuất hiện chính xác, nhưng phải nói tục cải táng đã xuất hiện từ thời Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2.500 năm đến 3.000 năm. Cải táng không phải là hình thức nghi lễ tang ma duy nhất của người Việt, mà vẫn đan xen các tục lệ như chôn một lần, như trong các mộ Hán chẳng hạn, hay những mộ người ta ướp xác 400 năm nay.

Cho nên giữa cải táng và không cải táng nó song hành với nhau, còn riêng lịch sử của cải táng.

Có thể nói, đây cũng là một trong những truyền thống đậm nét nhất của người Việt. Cũng có một số dân tộc họ không cải táng như ở Tây Nguyên, khi có người chết họ vứt ra rừng cho kiến cho thú ăn, trong miền Nam người ta chỉ chôn một lần. Ta thấy rằng, ngày nay thì các hình thức này nó cũng không còn nữa nhưng hình thức cải táng thì vẫn còn. Điều này cho thấy, cải táng đã là phong tục đậm nét của người dân ở phía đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Văn hoá - Chuyên gia văn hoá phản biện quan điểm “bốc mộ là một thứ cực hình cần bỏ” (Hình 2).

PGS.TS Phạm Ngọc Trung khó gò ép được việc bỏ tục cải táng mà cần thời gian.

Thưa ông, vì sao cải táng lại là phong tục truyền thống đậm nét của người Việt? Ngày nay, còn đan xen những hình thức mới về cải táng như thế nào?

Trước đây, người ta quan niệm con người có thể luân hồi nhân quả, khi cải táng thì vẫn còn xương cốt, để có thể trải qua kiếp này, kiếp khác để quay trở lại kiếp người. Vậy nên họ vẫn giữ nguyên xương cốt người chết để cho người đó có để hoàn lại kiếp người. Thứ hai, là do điều kiện kinh tế xã hội thời đó thì việc cải táng là phổ biến.

Thế nhưng, trong khoảng 30 năm trở lại đây, ở các đô thị mới xuất hiện thêm các hình thức mới như hỏa táng. Trước đây, hỏa táng chỉ xuất hiện ở chùa dành cho các nhà sư, nhưng bây giờ hình thức hỏa táng khá phổ biến ở các khu đô thị ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Và các nhà quản lý đô thị họ cũng đang khuyến khích người dân hỏa táng, ví dụ như hỗ trợ kinh phí để nhằm mục đích giữ gìn vệ sinh môi trường, tiết kiệm đất,... giảm bớt ô nhiễm nguồn nước, không khí.

PGS.TS Bùi Xuân Đính cho rằng, phong tục cải táng của người Việt đã không còn phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường hiện nay và cần phải bỏ, ý kiến của ông ra sao?

Theo ý kiến của PGS.TS Bùi Xuân Đính cho rằng việc này không phù hợp nữa nên bỏ đi, thì đó là ý kiến của những nhà khoa học, nhận thức riêng của họ. Trong thực tế, do trình độ nhận thức của người dân, cũng như sự phát triển của đời sống cũng chỉ mới có một số người họ thích ứng được với hình thức chôn cất mới là hỏa táng, còn đa số người dân ở vùng Bắc Bộ thì họ vẫn muốn làm theo hình thức cải táng, vì họ không muốn người thân của họ từ hôm qua vẫn còn đang sống mà hôm nay chỉ là một nhúm cho tàn thôi.

Họ kiêng kỵ, suy nghĩ rằng nếu con người chết đi mà không để lại hài cốt là mất hết, sau này không thể quay trở lại kiếp người được nữa.

Riêng tôi thì tôi cho rằng, những ai mà có điều kiện kinh tế phát triển văn minh rồi thì nên theo hình thức hỏa táng. Còn đa số người dân điều kiện kinh tế có hạn, nhận thức có hạn, sống trong cộng đồng nhân dân làng xã thì bị ràng buộc bởi dư luận, bởi phong tục tập quán. Bây giờ cả làng cả xã họ cải táng mà một mình nhà ông đi hỏa táng thậm chí sẽ bị phê phán, bị dư luận.

Thế nên, họ vẫn phải sống theo cái không gian văn hóa, quan niệm của họ, thế nên thay đổi luôn là khó.

Nhưng dần dần 50 năm sau, rồi 100 năm sau như các nước Châu Âu văn minh họ cũng làm và cũng mất 100 năm đến 200 năm rồi các thế hệ sau họ sẽ từ từ thay đổi. Còn bây giờ nếu mình gò ép thì không thể nào gò ép được.

Xin cảm ơn ông!

T. Lam - Huyền Linh

Kỳ lạ phong tục dán giấy đỏ, lấy nước mới đón Tết của người Cao Lan

Thứ 6, 24/01/2020 | 10:00
Tết cổ truyền của người dân tộc Cao Lan (Sơn Dương, Tuyên Quang) xưa nay có những điều rất đặc biệt như dán giấy đỏ khắp nhà, đêm 30 Tết mỗi gia đình cử đại diện một người đi lấy nước mới để về cúng tổ tiên, cầu những điều may mắn cho năm mới... Và một “đặc sản” không thể thiếu trong ngày Tết đó chính là làn điệu Sình ca được ngân nga khắp các bản làng.

Đà Nẵng: Xôn xao clip thanh niên bốc đầu xe mô tô gần 30s giữa đường phố

Thứ 5, 17/10/2019 | 18:41
Đoạn clip 27s ghi lại cảnh thanh niên bốc đầu xe mô tô trên đường Võ Nguyên Giáp đã khiến dư luận xôn xao.

Những phong tục đám cưới ở phương Tây mà ít ai biết đến

Chủ nhật, 14/07/2019 | 07:47
Đám cưới phương Tây thường lãng mạn và sinh động nhưng có ai biết rằng, họ cũng tồn tại những "phong tục ngầm" để giữ gìn hạnh phúc hôn nhân.
Cùng tác giả

Gia hạn thêm hàng trăm loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thứ 7, 18/05/2024 | 16:23
Tính thêm các đợt 13 và 14, đến nay đã có khoảng gần 14.000 thuốc, nguyên liệu làm thuốc được gia hạn sử dụng đến ngày 31/12/2024.

ĐBQH: Nhiều kỳ vọng về kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 7, 18/05/2024 | 08:00
Các ĐBQH kỳ vọng những nội dung kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khi được bàn thảo, thông qua sẽ đi vào cuộc sống.

Chuyên gia nói gì về việc người nhóm máu O bị muỗi đốt nhiều hơn?

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:27
Theo TS. Nguyễn Văn Dũng, người bị muỗi đốt nhiều hơn có liên quan tới việc cơ thể tiết ra pheromone (chất dẫn dụ) thu hút muỗi.

Bộ Y tế cấp phép vắc-xin phòng sốt xuất huyết

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:31
Cục Quản lý Dược cấp phép cho 40 vắc-xin, sinh phẩm y tế, trong đó có vắc-xin sốt xuất huyết do Takeda sản xuất. 

Bảo đảm Kỳ họp thứ 7 diễn ra an toàn, hiệu quả, chất lượng cao nhất

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:26
Ông Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan, đơn vị khẩn trương tiếp thu, hoàn chỉnh các báo cáo, tờ trình, đảm bảo chất lượng cao nhất các nội dung trình Quốc hội.
Cùng chuyên mục

Tây du ký: Ai là người đã từng cứu Tôn Ngộ Không khỏi tội ngỗ nghịch?

Chủ nhật, 19/05/2024 | 14:00
Trong tác phẩm Tây du ký, Thái Bạch Kim Tinh đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý những hành vi ngang ngược và bạo loạn của Tôn Ngộ Không.

Bí mật bất ngờ về bộ phim "Người đẹp Tây Đô" được Việt Trinh tiết lộ sau hơn 20 năm

Chủ nhật, 19/05/2024 | 14:00
"Người đẹp Tây Đô" là bộ phim truyền hình trình chiếu năm 1996 do Việt Trinh đóng vai chính. Đây là một trong những bộ phim làm nên tên tuổi Việt Trinh.

Con trai của đạo diễn Trần Lực: Trần Bờm gây sốt với vẻ ngoài soái ca

Chủ nhật, 19/05/2024 | 07:00
Cậu bé Trần Bờm ngày nào từng gây bão ở Bố Ơi, Mình Đi Đây Thế? khiến cư dân mạng bất ngờ với diện mạo chững chạc và lịch lãm khó nhận ra.

“Ngọc trai đen” của làng mẫu có cuộc sống thế nào sau 17 năm giải nghệ?

Thứ 7, 18/05/2024 | 19:15
Quyết định "giải nghệ" để vun vén hạnh phúc gia đình, "Ngọc trai đen" của làng mẫu - Bằng Lăng đang có cuộc sống hạnh phúc và êm đềm tại Singapore.

Sẵn sàng đón "mùa du lịch vải" ở Lục Ngạn

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:16
Mùa du lịch vải thiều Lục Ngạn 2024 đang đến gần, các Hợp tác xã trên địa bàn huyện Lục Ngạn, Bắc Giang đã tích cực chuẩn bị mọi mặt để sẵn sàng đón tiếp du khách.
     
Nổi bật trong ngày

Gia đình hoảng hốt phát hiện tổ ong khổng lồ trên ban công ở Hà Nội

Thứ 7, 18/05/2024 | 17:00
Sáng ngày 18/5, một gia đình ở Hồ Tùng Mậu, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội đã bất ngờ phát hiện một đàn ong làm tổ ngay trên ban công nhà mình.

Từng nổi tiếng một thời, Cò "Đất phương Nam" 40 tuổi vẫn vất vả, nay kết hôn lần 2

Thứ 7, 18/05/2024 | 11:45
Đám cưới của "thằng Cò" Phùng Ngọc trong Đất phương Nam với bà xã kém 10 tuổi sẽ diễn ra vào ngày 18/5.

Sẵn sàng đón "mùa du lịch vải" ở Lục Ngạn

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:16
Mùa du lịch vải thiều Lục Ngạn 2024 đang đến gần, các Hợp tác xã trên địa bàn huyện Lục Ngạn, Bắc Giang đã tích cực chuẩn bị mọi mặt để sẵn sàng đón tiếp du khách.

Dự báo thời tiết ngày 19/5/2024: Dự báo thời điểm không khí lạnh gây mưa to nhất

Chủ nhật, 19/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 18/5: Bộ GD&ĐT có chỉ đạo về học phí, giá sách giáo khoa

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Bộ GD&ĐT có chỉ đạo về học phí, giá sách giáo khoa năm học 2024-2025; Bé gái 4 tuổi nhập viện cấp cứu với cây bút còn ghim trong đầu...