img
[E] Chuyện những liều vắc-xin vài chục nghìn cứu cả gia sản người nông dân- Ảnh 1.

Từ đầu năm đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện trở lại ở nhiều địa phương trên cả nước. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xuất hiện trên 660 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại 44 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 42.400 con, nhất là tại các tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Sơn La, Quảng Nam và Long An… gây thiệt hại cho người chăn nuôi.

Chia sẻ với Người Đưa Tin, ông Lường Văn Sứng (xã Huy Thượng, Phù Yên, Sơn La), cho biết: "Chăn nuôi lợn là nguồn thu nhập chính của gia đình tôi. Gia đình có trồng thêm một chút lúa chỉ đủ ăn và ngô để phục vụ chăn nuôi nên kinh tế cũng chỉ biết trông chờ vào con lợn".

Chính vì vậy, khi dịch tả lợn châu Phi diễn ra, gia đình ông Sứng nói chung và nhiều hộ gia đình tại xã Huy Thượng nói riêng rất lao đao, không muốn tái đàn do số lượng lợn chết nhiều.

[E] Chuyện những liều vắc-xin vài chục nghìn cứu cả gia sản người nông dân- Ảnh 2.

Ông Sứng ngậm ngùi: "Gia đình tôi "dính" dịch tả lợn châu Phi đến 3-4 lần. Lao đao lắm, cũng muốn bỏ, không muốn tái đàn bởi chi phí thiệt hại đã lên tới hơn trăm triệu".

Còn với gia đình bà Đinh Thị Tuyến (xã Huy Tân, Phù Yên, Sơn La), đàn lợn 18 con cũng bị thiệt hại toàn bộ do dịch tả lợn châu Phi vào năm trước. Nhìn đàn lợn gần đến ngày xuất chuồng con nào cũng đều từ 50-60kg cứ chết dần chết mòn, bà Tuyến không khỏi ngậm ngùi: "Đợt đó nhà tôi thiệt hại tới gần 60 triệu".

Lao đao trong cơn lốc dịch bệnh, xã biên giới Chiềng Sơn (huyện Mộc Châu, Sơn La) cũng là điểm nóng về dịch tả lợn châu Phi. Theo thông tin từ UBND xã Chiềng Sơn, từ khi ca bệnh đầu tiên xuất hiện vào ngày 19/5/2024, cả xã đã có 12/17 bản xuất hiện ổ dịch với số lượng lợn chết, tiêu hủy là 506 con (trọng lượng khoảng 24,4 tấn). Số lợn thiệt hại chiếm tới 15% tổng đàn cả xã và chiếm tới hơn 50% tổng số ca bệnh xuất hiện trên địa bản tỉnh Sơn La tính riêng trong năm 2024.

[E] Chuyện những liều vắc-xin vài chục nghìn cứu cả gia sản người nông dân- Ảnh 3.
[E] Chuyện những liều vắc-xin vài chục nghìn cứu cả gia sản người nông dân- Ảnh 4.
[E] Chuyện những liều vắc-xin vài chục nghìn cứu cả gia sản người nông dân- Ảnh 5.
[E] Chuyện những liều vắc-xin vài chục nghìn cứu cả gia sản người nông dân- Ảnh 6.
[E] Chuyện những liều vắc-xin vài chục nghìn cứu cả gia sản người nông dân- Ảnh 7.


[E] Chuyện những liều vắc-xin vài chục nghìn cứu cả gia sản người nông dân- Ảnh 8.

Tháng 7/2023, 2 loại vắc-xin dịch tả lợn châu Phi là NAVET-ASFVAC của Công ty Cổ phần thuốc thú y Trung ương NAVETCO và AVAC ASF LIVE của Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam nghiên cứu, sản xuất và được cấp Giấy chứng nhận lưu hành.

Đây là những vắc-xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi thương mại đầu tiên được cấp phép lưu hành, đặc biệt trong bối cảnh sau hơn 100 năm qua chưa có vắc-xin thương mại trong phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi được cấp phép trên thế giới.

Trước đó, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Cục Thú y và các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp tổ chức giám sát chất lượng, giám sát sử dụng 600.000 liều vắc-xin trong điều kiện chăn nuôi thực tiễn tại Việt Nam.

[E] Chuyện những liều vắc-xin vài chục nghìn cứu cả gia sản người nông dân- Ảnh 9.

Kết quả đến tháng 7/2023, đã có hơn 650.000 liều vắc-xin dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát chất lượng đạt 100%; sử dụng an toàn theo hướng dẫn của nhà sản xuất tại hơn 40 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước. Lợn tiêm phòng đều khỏe mạnh và sinh trưởng bình thường, tỉ lệ lợn được tiêm vắc-xin có đáp ứng miễn dịch sinh kháng thể cao, đạt trung bình trên 95%.

Lại nói đến hộ gia đình ông Lường Văn Sứng, từ ngày có vắc-xin, dưới sự hỗ trợ của chính quyền địa phương cũng như kinh phí của người dân, ông Sứng cho biết tình hình dịch bệnh hiện nay trên địa bàn đã ổn định. Từ hồi tiêm phòng đến nay đã 6-7 tháng nhưng chưa có ổ dịch nào phát sinh. Dân rất tin tưởng.

Từ đó đến nay, nhà ông Sứng đã xuất bán được 30 con lợn thịt, sau khi trừ đi chi phí lãi được khoảng 70 triệu trong khi tiền tiêm vắc xin chỉ rơi vào khoảng 70.000 đồng mỗi liều. Nhờ khoản tiền trên mà ông Sứng vui vẻ khoe đã cất được thêm cái mái mới. 

"Mình bỏ ra chút ít, không đáng là bao so với giá trị thu về. Tốn vài chục nghìn mà cứu cả khối tài sản", ông Sứng nói.

[E] Chuyện những liều vắc-xin vài chục nghìn cứu cả gia sản người nông dân- Ảnh 10.
[E] Chuyện những liều vắc-xin vài chục nghìn cứu cả gia sản người nông dân- Ảnh 11.
[E] Chuyện những liều vắc-xin vài chục nghìn cứu cả gia sản người nông dân- Ảnh 12.

Tương tự, ông Lò Văn Thỏa (xã Huy Thượng, huyện Phù Yên, Sơn La) cho biết gia đình đã tiêm vắc-xin dịch tả lợn châu Phi 2 lần, đến nay chưa thấy có dấu hiệu bất thường.

"Tôi đang có dự định mở rộng quy mô chăn nuôi, đem thương hiệu lợn bản phổ biến rộng rãi. Từ ngày có vắc-xin tôi cũng yên tâm hơn, đã mua thêm vật liệu để thời gian tới xây thêm chuồng trại", ông Thỏa nói.

[E] Chuyện những liều vắc-xin vài chục nghìn cứu cả gia sản người nông dân- Ảnh 13.

Ông Lường Thanh Thủy - Phó Chủ tịch UBND xã Huy Thượng (Phù Yên, Sơn La).

Thông tin với phóng viên, ông Lường Thanh Thủy - Phó Chủ tịch UBND xã Huy Thượng (Phù Yên, Sơn La) cho biết: "Trước đây, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trên địa bàn xã, các bản, tiểu khu gây ra thiệt hại rất lớn, tiêu hủy đến cả tấn lợn".

Sau khi vận động, tuyên truyền bà con nông dân tiêm phòng dịch tả lợn châu Phi, tính đến hiện tại (tháng 7/2024 - phóng viên) trên địa bàn xã Huy Thượng không còn xuất hiệu dịch tả lợn châu Phi, đàn lợn cũng phát triển ổn định, bà con cũng vì thế mà an tâm sản xuất.

Còn tại xã Chiềng Sơn, ngay kể từ khi dịch tả lợn châu Phi diễn ra, địa phương đã tiến hành tiêm trực tiếp vào vùng dịch, ngay khi dịch bệnh đang bùng phát. 

Bà Nguyễn Thị Hòa - Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Mộc Châu cho rằng: "Đây là quyết định rất khó khăn và quyết liệt của huyện và xã dựa trên các thông tin đáng tin cậy với mục tiêu nhất định đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi".

Tính đến ngày 12/7/2024, xã Chiềng Sơn đã tiến hành tiêm phòng 1.170 liều, tương đương với 1/3 tổng đàn, tình hình dịch bệnh nhờ đó cũng được kiểm soát.

Chia sẻ với Người Đưa Tin, ông Nguyễn Văn Điệp - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần AVAC - "cha đẻ" của vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi khẳng định: "Khả năng bảo hộ của vắc-xin dịch tả lợn châu Phi là rất cao. Chúng tôi tính trung bình khả năng bảo hộ cho lợn là trên 90% và trong phòng thí nghiệm là trên 95%".

[E] Chuyện những liều vắc-xin vài chục nghìn cứu cả gia sản người nông dân- Ảnh 14.

Ông Nguyễn Văn Điệp - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần AVAC.

[E] Chuyện những liều vắc-xin vài chục nghìn cứu cả gia sản người nông dân- Ảnh 15.

[E] Chuyện những liều vắc-xin vài chục nghìn cứu cả gia sản người nông dân- Ảnh 16.


[E] Chuyện những liều vắc-xin vài chục nghìn cứu cả gia sản người nông dân- Ảnh 17.

Để thấy, sau khi thấy được hiệu quả của vắc-xin, nhiều hộ chăn nuôi lợn đã chủ động, tích cực tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn gia súc, song đến thời điểm hiện tại, tỉ lệ tiêm phòng vắc-xin dịch tả lợn châu Phi vẫn còn rất thấp.

Trước vấn đề trên, ông Nguyễn Ngọc Toàn - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Sơn La thông tin, số lượng tiêm vắc-xin dịch tả lợn châu Phi trên tổng đàn lợn của toàn tỉnh là rất thấp, thống kê ban đầu vào khoảng 20.000 liều trên tổng đàn 700.000 con, ước tính độ bao phủ vắc-xin ở dưới 3%.

[E] Chuyện những liều vắc-xin vài chục nghìn cứu cả gia sản người nông dân- Ảnh 18.

Ông Nguyễn Ngọc Toàn - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Sơn La.

Theo ông Toàn, địa phương đã tiến hành tiêm thử nghiệm vắc-xin AVAC ASF Live, qua kiểm tra, đánh giá đem lại nhiều hiệu quả khả quan. Tuy nhiên, việc triển khai trên diện rộng chưa được nhiều do một số nguyên nhân.

Trong đó, nguyên nhân chính là việc nhận thức và tiếp cận của người dân với vắc xin này chưa được nhiều. Bên cạnh đó, nguồn lực địa phương có hạn, quy mô chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ còn nhiều, điều kiện kinh tế của người chăn nuôi còn nhiều khó khăn để có thể mua vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc.

"Đây cũng là vắc-xin mới so với các vắc-xin khác, chính vì vậy việc triển khai trên diện rộng, cách tiếp cận của người dân cũng như chính sách hỗ trợ cũng chưa được nhiều", ông Toàn nói.

Theo chia sẻ của ông Dương Đình Tuấn - Chủ tịch xã Chiềng Sơn (Mộc Châu, Sơn La): "Công tác tuyên truyền vắc-xin dịch tả lợn châu Phi ở xã đã có, vận động rất mạnh mẽ và quyết liệt nhưng vẫn còn trường hợp người dân chưa tiêm là do các hộ gia đình khó khăn. Bên cạnh đó, một số trường hợp còn khá chủ quan, cho rằng mình ở vùng xanh, không có dịch nên chưa cần tiêm".

[E] Chuyện những liều vắc-xin vài chục nghìn cứu cả gia sản người nông dân- Ảnh 19.

[E] Chuyện những liều vắc-xin vài chục nghìn cứu cả gia sản người nông dân- Ảnh 20.

[E] Chuyện những liều vắc-xin vài chục nghìn cứu cả gia sản người nông dân- Ảnh 21.

Theo Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần AVAC Nguyễn Văn Điệp, với tỉ lệ tiêm phòng vắc-xin dịch tả lợn châu Phi còn rất thấp, ở mức dưới 5%, dịch vẫn có nguy cơ bùng phát ở nhiều địa phương.

"Chúng tôi đã làm thử nghiệm ở trên 20 tỉnh, các tính rất cẩn thận chỉ cho phép tiêm ở các mô hình nhỏ ở các trại lợn với quy mô vài chục con. Do đó, phải mất một đời lợn mới kết thúc một mô hình, tốn thời gian lan tỏa sử dụng vắc-xin với người chăn nuôi ở quy mô lớn", ông Điệp nói.

Bên cạnh đó, Giám đốc AVAC cho biết còn nhiều yếu tố liên quan khiến người dân chăn nuôi còn e dè trước việc tiêm vắc-xin như những thông tin trái chiều, xu hướng sử dụng vắc-xin ngoại hay việc nhiều loại vắc-xin nhập lậu…

Trước vấn nạn trên, ông Điệp cho biết sẽ tiếp tục đưa vắc-xin vào thử nghiệm thực tiễn. Từ đó giới thiệu các mô hình thành công để người tâm yên tâm tiêm phòng bệnh cho đàn lợn.

[E] Chuyện những liều vắc-xin vài chục nghìn cứu cả gia sản người nông dân- Ảnh 22.

Cụ thể hơn, kế hoạch của AVAC là thực hiện càng nhiều mô hình điểm càng tốt. "Bởi chúng tôi phải chứng minh vắc-xin phòng dịch tả lợn châu Phi phải an toàn và hiệu quả, không chỉ với người dân mà còn với cơ quan quản lý Nhà nước. Đồng thời, chúng tôi cũng kết hợp nhiều với các công ty chăn nuôi lớn như CP, Cargill,... để sử dụng trước, từ đó lan tỏa đến những khách hàng của họ", ông Điệp nói.

Tổng Giám đốc AVAC chia sẻ, giá vắc-xin dịch tả lợn châu Phi cao hơn so với một số loại vắc-xin khác nhưng chưa phải loại vắc-xin có giá cao nhất trên thị trường. Với 6-70.000 đồng/liều chỉ ngang so với giá của một cân thịt lợn nhưng vắc-xin phòng dịch tả lợn châu Phi đem lại mức bảo hộ cao.

"Để thấy đầu tư tiêm phòng vắc-xin là rất hiệu quả, đem lại lợi ích hàng chục lần so với nguy cơ và thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi gây ra", ông Điệp nói.

[E] Chuyện những liều vắc-xin vài chục nghìn cứu cả gia sản người nông dân- Ảnh 23.

Dưới góc độ của cơ quan quản lý, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Sơn La Nguyễn Ngọc Toàn chia sẻ, việc tiêm phòng vắc-xin nói chung và vắc-xin dịch tả lợn châu Phi nói riêng cho đàn vật nuôi là biện pháp hiệu quả và rẻ nhất so với các biện pháp khác.

Theo ông Toàn: "Hiện nay, Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, giai đoạn 2020 - 2025 chưa đưa được vắc-xin này vào diện tiêm phòng bắt buộc. Đây là một trong những khó khăn cho địa phương trong xây dựng chính sách".

Từ đây, ông Toàn kiến nghị, trong thời gian tới các cấp thẩm quyền sẽ đưa vắc-xin tiêm phòng dịch tả lợn châu Phi vào chương trình quốc gia, tiêm bắt buộc để các địa phương xây dựng chính sách và có kế hoạch tiêm phòng phù hợp.

Đưa ra những khuyến cáo cho các hộ chăn nuôi, ông Toàn nhấn mạnh: "Người dân phải thực hiện đầy đủ quy trình chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học và thực hiện đẩy mạnh tiêm phòng dịch tả lợn châu Phi. Khi xảy ra dịch bệnh nói chung và dịch tả lợn châu Phi nói riêng phải thực hiện đầy đủ khai báo với cán bộ thú y cơ sở để thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch. Không vứt xác lợn chết ra môi trường để gây ra lây nhiễm dịch bệnh".

[E] Chuyện những liều vắc-xin vài chục nghìn cứu cả gia sản người nông dân- Ảnh 24.
[E] Chuyện những liều vắc-xin vài chục nghìn cứu cả gia sản người nông dân- Ảnh 25.
[E] Chuyện những liều vắc-xin vài chục nghìn cứu cả gia sản người nông dân- Ảnh 26.
[E] Chuyện những liều vắc-xin vài chục nghìn cứu cả gia sản người nông dân- Ảnh 27.
[E] Chuyện những liều vắc-xin vài chục nghìn cứu cả gia sản người nông dân- Ảnh 28.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.