‘Có ai ở Việt Nam lắng nghe tiếng nói chúng tôi?’

‘Có ai ở Việt Nam lắng nghe tiếng nói chúng tôi?’

Thứ 7, 11/05/2013 21:08

“Liệu rằng có ai đó ở Việt Nam lắng nghe tiếng nói của chúng tôi, tiếng nói về các nhà đầu tư, có ngôi làng đã phải dịch chuyển về phía nam gây tác động rất lớn tới người dân?".

Đó là một trong nhiều lo ngại về vấn đề tác động môi trường – xã hội từ hoạt động đầu tư các dự án trên sông Mê Kông mà bà Tania Lee – Tổ chức sông ngòi thế giới nói trong diễn đàn tài nguyên Mê Kông II diễn ra ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc ngày 10/5.

Trao đổi về các vấn đề liên quan tác động đến Tài nguyên thiên nhiên (như thủy điện, khai khoáng, cây công nghiệp và khai thác lâm sản), hệ sinh thái và cộng đồng sở tại ở các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông mà Việt Nam đang đẩy mạnh đầu tư. Câu hỏi được đặt ra là nên cải thiện hệ thống chính sách quản lý như thế nào để giảm thiểu các tác động không mong muốn từ các dự án đầu tư ra nước ngoài.

> Hợp tác đầu tư Tiểu vùng sông Mê Kông

Việt Nam Xanh - ‘Có ai ở Việt Nam lắng nghe tiếng nói chúng tôi?’
Ông Meach Mean, điều phối viên của tổ chức 3SPN, Campuchia

Theo các chuyên gia cho biết, nguồn cung cấp năng lượng Việt Nam rất hạn chế và đang dần cạn kiệt mà nhu cầu của người dân ngày càng lớn. Vì vậy nên nhìn sang các nước bên cạnh như Lào và Campuchia để đầu tư và mua điện ở chính các nước đầu tư, tạo thêm nguồn cung cấp năng lượng cho Việt Nam.

Tại diễn đàn tài nguyên Mê Kông II, ông Meach Mean, điều phối viên của tổ chức 3SPN, Campuchia cho biết, các nhà máy thủy điện trên dòng sông Sesan và Srepok đang có những tác động tiêu cực. “Từ năm 1996 đến nay, mỗi năm đều xảy ra những cơn lũ bất thường. Nhiều ruộng lúa, hoa màu, bị phá nát. Nguồn cá và cây trồng chịu nước suy giảm. Dòng sông thường xuyên khô cạn. Thêm vào đó dòng nước còn bị ô nhiễm và giao động bất thường. Nhiều người dân đã phải rời bỏ dòng sông để đi sinh sống nơi khác”, ông Meach Mean nói.

Khía cạnh tác động môi trường và cộng đồng ở các dự án thủy điện Xekaman (Lào), bà Tania Lee – Tổ chức sông ngòi thế giới cho biết, việc công bố các thông tin tác động của các dự án thủy điện hiện chưa được thực hiện minh bạch. Các hồ điều hòa quá gần với các khu bảo tồn và khu dân cư.

“Liệu rằng ai đó ở Việt nam lắng nghe tiếng nói của chúng tôi không? Tiếng nói về các nhà đầu tư tại Lào. Làm thế nào để truyền tải thông điệp tới người dân của họ. Họ muốn giữ đều gì đó cho con em của họ là đất đai và dòng sông. Có 2 ngôi làng đã phải dịch chuyển về phía nam gây những tác động rất lớn đến người dân, dân mất đi đất, vườn, ruộng trồng trọt, ao ngòi của họ mà chưa được đền bù thỏa đáng. Sau khi mất đất người dân không được tham vấn đầy đủ, Tổng công ty Cao Su Việt Nam lại khuyên họ rằng họ nên trồng cao su. Những thông tin về tái định cư chưa được công bố minh bạch nên người dân không biết điều gì đang diễn ra với họ”, bà Tania Lee lo ngại.

Việt Nam Xanh - ‘Có ai ở Việt Nam lắng nghe tiếng nói chúng tôi?’ (Hình 2).
Bà Tania Lee – Tổ chức sông ngòi thế giới

Về Thủy điện Xekaman 3, bà Tania Lee nói thêm, công ty Sông Đà chưa bao giờ công bố với họ và người dân không biết rằng xây dựng đập thủy điện xong họ sẽ mất 90% nguồn lợi thủy sản. “Người dân Lào đã nói rằng, họ không được phổ biến thông tin, không được tham vấn, chúng tôi bị mất quá nhiều, mất đất, mất nguồn cá. Xây dựng xong điện sẽ đi đâu? Họ muốn các công ty đầu tư sẽ phải tuân thủ luật pháp, xem xét pháp luật của Lào và nghĩ đến các quyền lợi của người dân, những người ở khu vực ảnh hưởng trước khi khởi công xây dựng”, bà Tania Lee nhấn mạnh.

Theo bà Tainia Lee: “Chúng tôi mong muốn các công ty, nhà đầu tư ở Việt Nam hãy xem xét có nên thúc đẩy các dự án trên sông Mê Kông hay không? Nếu  thực hiện thì phải mang lại dự án tốt, dự án xanh đem lại lợi ích cho cộng đồng, đảm bảo được lợi ích lâu dài, có lợi cho tất cả các nước ở Tiểu vùng sông Mê Kông”.

Văn Định

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.