Có lợi thế tự nhiên, du lịch miền Tây cần làm gì để thu hút du khách?

Có lợi thế tự nhiên, du lịch miền Tây cần làm gì để thu hút du khách?

Nguyễn Thành Nhân
Thứ 7, 30/09/2023 | 07:00
0
Hạn chế về sản phẩm du lịch và hoạt động trải nghiệm cho du khách là lý do khiến du lịch Đồng bằng sông Cửu Long chưa tận dụng được lợi thế vốn có.

Nhiều tiềm năng nhưng thiếu đặc sắc

Trở về Tp.HCM sau 3 ngày đi du lịch “mùa nước nổi” ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, du khách Nguyễn Thị Nguyên Thảo bình luận, cách làm du lịch tại đây chưa tốt.

Du khách Trần Nhật Thịnh, ngụ tỉnh Bình Dương cũng cho rằng, thực tế chỉ thấy một vài cửa hàng do người kinh doanh mở ra rồi hợp tác với hãng tàu đưa khách đến những nơi có liên kết bán hàng lưu niệm, đồ ăn trong khi du khách không được trải nghiệm điều gì đặc sắc.

“Tàu trên sông để ngắm cảnh cũng chỉ qua loa, chạy cho lẹ. Chợ ở trên sông lớn, phục vụ bán sỉ là chính nên hoạt động mua bán không nhộn nhịp và người dân chỉ họp buổi sáng đến 9h là ngừng, du khách đi trễ là không tham gia được”, anh Thịnh kể lại.

Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp ngành du lịch cũng thừa nhận, mặc dù có đầy đủ điều kiện để trở thành trung tâm du lịch hàng đầu cả nước với nhiều tiềm năng và nét đặc sắc, nổi bật nhất là du lịch sinh thái nhưng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn bị xem là "vùng trũng" của du lịch Việt.

Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch, cho rằng nhiều địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long chưa đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch trong khi vẫn nói tỉnh mình giàu tài nguyên, tiềm năng lớn.

"Khách du lịch không đi xem tiềm năng, họ mua dịch vụ, thưởng thức cái mà địa phương có. Muốn hút khách, doanh nghiệp cần đến từng nơi khảo sát, khai thác các tài nguyên thiên nhiên, văn hóa bản địa để tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng", ông Bình nói và so sánh Đồng bằng sông Cửu Long với các tỉnh Tây Bắc hay Đông Bắc”, ông Bình so sánh.

Ông Nguyễn Công Hoan, Tổng giám đốc Flamingo Redtours nhận định, Đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều khó khăn để phát triển du lịch dù tài nguyên giàu có. Nguyên nhân là hạ tầng giao thông kém, di chuyển từ Tp.HCM đi các tỉnh miền Tây "không mấy thuận tiện". Khoảng cách di chuyển giữa các tỉnh trong vùng ngắn, chỉ khoảng vài chục km nhưng xảy ra tình trạng tắc đường liên tục, kéo dài hàng tiếng.

Miền Tây từ trước đến nay du lịch thường chỉ theo mùa. Ông Hoan cho hay du lịch trong vùng chủ yếu khai thác các sản phẩm tập trung vào mùa nước nổi từ tháng 10 đến tháng 12, thời gian khác không có hoạt động gì đặc sắc.

“Các địa phương có ẩm thực đa dạng, nhiều nét văn hóa độc đáo nhưng không có điểm nhấn, khách chỉ tham quan 1-2 lần và ít khi quay lại. Vì thế, du lịch chưa biết khai thác rộng hơn vào những mùa thấp điểm hoặc khi đó không biết giới thiệu sản phẩm gì”, ông Hoan chỉ ra.

Ngoài ra, các tỉnh miền Tây không có tổ hợp dịch vụ du lịch quy mô lớn. Doanh nghiệp du lịch chỉ tập trung khai thác đoàn khách lẻ, số lượng nhỏ 15-20 người nên khó tiếp cận nhóm khách du lịch MICE, khách theo đoàn số lượng lớn.

Quy hoạch lại sản phẩm du lịch

Theo các doanh nghiệp lữ hành, để tận dụng tiềm năng và "đánh thức" du lịch miền Tây, các địa phương nên phát triển du lịch liên kết vùng. Mỗi tỉnh, thành phố xác định sản phẩm đặc trưng về cảnh quan, di tích hoặc ẩm thực sau đó kết hợp tạo thành sản phẩm liên kết.

Nghiên cứu của TS. Đinh Tiên Minh, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM cho rằng, Nhà nước cần tập trung xây dựng, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch trong khu vực, hình thành quỹ đầu tư phát triển du lịch để tạo nguồn lực cho du lịch địa phương phát triển sản phẩm.

Từ đó, các hoạt động kinh doanh du lịch tại Đồng bằng sông Cửu Long có thể tăng cường liên kết, hợp tác giữa các địa phương, giữa các công ty lữ hành và các trung tâm du lịch trên cả nước.

“Một điều quan trọng nữa là sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp quản lý nhà nước và địa phương cùng với các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước phát triển du lịch. Trong đó, có thể thí điểm thu hút vốn đầu tư, phát triển liên tục các dự án du lịch nhằm tạo lợi ích cho phát triển kinh tế du lịch địa phương”, ông Minh nói.

Tiêu dùng & Dư luận - Có lợi thế tự nhiên, du lịch miền Tây cần làm gì để thu hút du khách?

Sản phẩm du lịch Đồng bằng sông Cửu Long cần được thiết kế theo hướng gia tăng trải nghiệm cho du khách.

Coi trọng giải pháp xây dựng tuyến sản phẩm, ông Hà Văn Siêu, Phó Cục Trưởng Cục Du lịch Quốc gia khẳng định, Đồng bằng sông Cửu Long sở hữu nhiều tiềm năng và nguồn lực để phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Các địa phương cần tập trung vào chuỗi giá trị sản phẩm du lịch nông nghiệp nổi trội, gắn với trải nghiệm trong các khâu canh tác, nuôi trồng, chế biến cũng như trong tiêu thụ, tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp như lúa, gạo, cá, tôm, trái cây.

Cùng với đó, thông qua hoạt động du lịch, dịch vụ hỗ trợ chú ý lồng ghép nhiều hơn các giá trị văn hóa bản địa như văn hóa trồng lúa, phong tục, đời sống, nghệ thuật đờn ca tài tử… đưa vào phục vụ du khách.

Ông Siêu gợi ý, các địa phương cần khuyến khích khởi nghiệp sáng tạo phát triển đa dạng sản phẩm và đẩy mạnh liên kết, phát huy vai trò của địa phương liên kết với Đồng bằng sông Cửu Long là Tp.HCM - thị trường nguồn, đưa khách đến đồng bằng thông qua các chương trình, tour du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch văn hóa…

Trong khi đó, ông Phan Đình Huê, chuyên gia thiết kế sản phẩm du lịch, Giám đốc Công ty Du lịch Vòng tròn Việt, sản phẩm du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long nên dành nhiều thời gian cho du khách tham gia vào các hoạt động hơn là thụ động nghe hướng dẫn viên thuyết minh như các tour tham quan phong cảnh.

Các sản phẩm lữ hành phải được tổ chức khác biệt, chuyển trọng tâm từ hướng dẫn viên trên tuyến thành nhà nông kiêm hướng dẫn viên tại điểm đến.

Du lịch miền Tây khởi sắc sau đại dịch

Thứ 4, 09/02/2022 | 07:00
Vượt qua đại dịch Covid-19, du lịch miền Tây khởi sắc, mỗi ngày có hàng nghìn lượt khách tham quan, lưu trú tại các điểm du lịch.

TP.HCM đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch với 13 tỉnh miền Tây

Thứ 7, 04/07/2020 | 20:21
Trong bối cảnh cả nước bước vào điều kiện bình thường mới, TP.HCM và các địa phương ĐBSCL đã họp mặt, đưa ra giải pháp khôi phục và đẩy mạnh phát triển ngành du lịch.
Cùng tác giả

Tp.HCM: Hơn 8.900 căn hộ tái định cư bỏ trống, nợ 81 tỷ đồng phí vận hành

Thứ 5, 09/05/2024 | 22:06
Tp.HCM hiện có 8.948 căn hộ tái định cư thuộc sở hữu nhà nước chưa bố trí cho người dân tại 85 chung cư, cụm chung cư.

Sở An toàn thực phẩm Tp.HCM lên tiếng sau các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể

Thứ 5, 09/05/2024 | 21:55
Đến hiện tại, Sở An toàn thực phẩm nhận định các vụ nghi ngộ độc tập thể ở thành phố Hồ Chí Minh có quy mô tương đối nhỏ, dưới 30 ca.

Thành phố Hồ Chí Minh còn 18 tuyến đường ngập do mưa và triều cường

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:45
Cơ quan chuyên môn dự báo, Tp.HCM có 26 điểm ngập nước, trong đó có 19 điểm mưa lớn là ngập và 7 điểm do triều cường.

Tp.HCM: Sở Văn hóa và Thể thao sẽ mời chuyên gia thẩm định trang phục của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:40
Đại diện Sở Văn hóa và Thể thao Tp.HCM cho biết, đã làm việc với Đàm Vĩnh Hưng về việc nam ca sĩ cài huy hiệu “lạ” khi diễn trong liveshow.

Tiếp tục Lễ hội Sông nước Tp.HCM, định vị thương hiệu du lịch

Thứ 4, 08/05/2024 | 20:24
Lễ hội Sông nước Tp.HCM lần 2 sắp được tổ chức sẽ tiếp tục khai thác du lịch đường thủy, tạo sức bật kinh tế dịch vụ cho địa phương.
Cùng chuyên mục

Giá nông sản hôm nay 10/5: Cà phê lấy lại đà, sầu riêng tăng trưởng khá, sấu non đầu mùa đắt hàng

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:03
Hôm nay cà phê có thêm ngày thứ 2 liên tiếp tăng giá. Trong khi đó, xuất khẩu sầu riêng tiếp tục tăng trưởng khá.

Giá cà phê lấy lại mốc 100.000 đồng/kg: Nông dân phấn khởi

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:35
Xu hướng tăng đã quay trở lại với thị trường cà phê thế giới. Tại thị trường trong nước, giá cà phê lấy lại mốc 100.000 đồng/kg

Trung Quốc đứng đầu trong nhóm nhập khẩu cua ghẹ của Việt Nam

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:00
3 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam đạt hơn 52 triệu USD, tăng 75% so với cùng kỳ; xuất khẩu được sang 22 thị trường trên thế giới.

Đồng Nai: Đến vụ thu hoạch sầu riêng, nông dân đặt nhiều kỳ vọng

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:00
Tại huyện Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai), nhiều thương lái thu mua sầu riêng đã tới tận vườn để thương lượng, thu mua với giá cao.

Quảng Nam tập trung đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:10
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa là điểm sáng nổi bật trong 4 tháng đầu năm với tổng kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu đạt hơn 1,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ.
     
Nổi bật trong ngày

Tại sao vàng SJC vẫn tăng như vũ bão dù đã có các phiên đấu thầu?

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Giá vàng miếng SJC tăng như vũ bão, lên 92 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài, cần sửa đổi Nghị định 24.

Bình Phước: QLTT thu nộp ngân sách hơn 4 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm

Thứ 6, 10/05/2024 | 07:34
Trong 4 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Phước đã kiểm tra, phát hiện xử lý 465 vụ vi phạm, nộp ngân sách nhà nước hơn 4 tỷ đồng.

Quảng Nam tập trung đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:10
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa là điểm sáng nổi bật trong 4 tháng đầu năm với tổng kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu đạt hơn 1,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ.

Lần đầu tiên 15 tấn củ sen của Đồng Tháp được xuất khẩu sang Nhật Bản

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:30
Đồng Tháp vừa xuất khẩu 15 tấn củ sen đầu tiên vào thị trường Nhật Bản, đánh dấu mốc đưa sản phẩm sen thâm nhập vào một trong những thị trường khó tính của thế giới.

Giá vàng 10/5: Vàng SJC tăng kỷ lục, lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:40
Sáng 10/5, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, trong đó thương hiệu SJC vọt lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay.