Công nghệ thúc đấy phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Công nghệ thúc đấy phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Nguyễn Hải Lê
Thứ 6, 24/12/2021 | 06:58
0
Trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang trên đà bùng nổ, việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là nhân tố quan trọng giúp mở rộng thị trường, thúc đẩy nền kinh tế.

Lĩnh vực cung cấp dịch vụ ngân hàng cho đối tượng khách hàng cá nhân năm qua có nhiều thay đổi lớn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đầu tiên và dễ nhận biết nhất là xu hướng đẩy mạnh số hoá các dịch vụ ngân hàng cá nhân cũng như thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, các ngân hàng, tổ chức tín dụng đang đối diện với nhiều thách thức như về mô hình, tiêu chí mới của các dịch vụ ngân hàng cá nhân giai đoạn bình thường mới.

Phát biểu tại Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng thư ký hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhấn mạnh: "Cuộc cách mạng 4.0 là động lực phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Đây là định hướng chiến lược quan trọng hàng đầu giúp ngân hàng mở rộng thị trường nâng cao năng lực cạnh tranh tạo nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế".

Tài chính - Ngân hàng - Công nghệ thúc đấy phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng thư ký hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.

Ông chia sẻ thêm, một minh chứng rõ ràng nhất là trải qua dịch bệnh đầu năm 2020 đến nay với diễn biến hết sức phức tạp gây ảnh hưởng tới đời sống của người dân nghiêm trọng. Song các tổ chức tín dụng (TCTD), công ty tài chính và các đơn vị trung gian thanh toán đã kịp thời đầu tư các thiết bị công nghệ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu cho người dân. 

Nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, các kênh phân phối mới đa tiện ích như mobile banking, internet banking,... giúp khách hàng cá nhân dễ dàng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ của ngân hàng mọi lúc mọi nơi nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Đặc biệt sau khi NHNN cho phép các ngân hàng sử dụng công nghệ định danh khách hành eKYC.

Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ dân mua sắm thương mại điện tử cao nhất khu vực ĐNA, với khoảng 50 triệu người (chiếm tỉ lệ 50% dân số hiện nay). Do đó, dịch vụ ngân hàng trực tuyến có tốc độ tăng trưởng vượt bậc, chiếm hơn 40% giao dịch. Tốc độ tăng trưởng thanh toán QR code lên đến 200% so với năm trước.

Cùng với việc hiện đại hóa công nghệ, các loại dịch vụ bán lẻ mới đa tiện ích với hình thức huy động vốn đa dạng linh hoạt, các tổ chức công ty tài chính càng chú trọng và mở rộng cho vay cá nhân dưới hình thức cho vay mua nhà mua xe ô tô chứng minh tài chính tiêu dùng cá nhân,....

Chính vì vậy dư nợ cho vay bán lẻ của các TCTD ngày càng cao và chiếm tỉ trọng khoảng 40-50% tổng dư nợ cho vay đối với các ngân hàng lớn và ngân hàng trung bình. Cùng với đó, các công ty tài chính đẩy mạnh cho vay tiêu dùng đến cuối năm 2021, ước tính dư nợ đạt 200.000 tỷ, tăng 6% so với năm 2020. 

Thực tế cho thấy phát triển các sản phẩm tài chính cá nhân trên nền tảng công nghệ, thị trường ngân hàng bán lẻ phát triển hiệu quả hơn. Trên cơ sở đó góp phần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.

"Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, trong hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ vẫn còn một số những tồn tại bất cập", ông Hùng nhấn mạnh.

Thứ nhất, tỉ lệ khách hàng cá nhân tiếp cận và sử dụng dịch vụ khách hàng đặc biệt là các dịch vụ hiện đại còn khiêm tốn. Nguyên nhân đến từ việc mức thu nhập của người dân còn thấp và thói quen sử dụng tiền mặt còn phổ biến, đặc biệt là khu vực nông nghiệp nông thôn.

Thứ hai, kênh phân phối chưa thực sử đa dạng, phương thức giao dịch và cung ứng dịch vụ chủ yếu vẫn là giao dịch trực tiếp tại quầy, còn các giao dịch từ xa trên nền tảng CNTT còn chưa phổ biến.

Thứ ba, thông tin dữ liệu cá nhân khách hàng còn thiếu gây ra khó khăn cho các ngân hàng khi khai thác.

Thứ tư là môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng chưa thực sự phù hợp với thực tế. Trong khi tốc độ phát triển dịch vụ như hiện nay, khi các ngân hàng muốn triển khai dịch vụ mới phải đối diện với nhiều bất cập.

Thứ năm là mở rộng hệ sinh thái số sẽ mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, song hạ tầng thanh toán còn chưa thống nhất để tiện tích hợp, kết nối.

Từ đó, ông Hùng cũng chỉ ra rằng: "Chính phủ đang ban hành chương trình chuyển đổi số quốc gia 2025-2030, được coi là tiền đề để các ngân hàng phát triển. Vì vậy ngân hành nói chung cần nhanh chóng đổi mới mô hình kinh doanh trong đó tập trung hoàn thiện dịch vụ TCCN thích ứng với điều kiện bình thường mới. Đồng thời mở rộng hệ sinh thái ngân hàng số để gắn kết khách hàng". 

Tài chính - Ngân hàng - Công nghệ thúc đấy phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ (Hình 2).

Ông Lê Thanh Tâm – Tổng Giám đốc IDG Vietnam và ASEAN.

Bàn về vấn đề này, ông Lê Thanh Tâm - Tổng giám đốc IDG Việt Nam phân tích: "Tại Việt Nam xu hướng đẩy mạnh chuyển đối số của các ngân hàng cá nhân và việc phát triển nhanh dịch vụ thanh toán không cần tiền mặt đang được thực hiện. Tuy vây các ngân hàng và TCTD đã và đang đối diện với nhiều thách thức đối với tiêu chí mới của các ngân hàng trong giai đoạn bình thường mới. Từ kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế, tôi cho rằng cần chú trọng tính đổi mới và ứng dụng CNTT. Tương tự, hiện nay vấn đề an toàn thông tin là một trong những sức ép lớn nhất đối với các ngân hàng". 

Tìm hiểu từ khía cạnh quốc tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia tài chính ngân hàng cho hay: "Chúng ta đang nói đến một xu hướng toàn cầu là kỹ thuật số, chuyển đổi số, Việt Nam cũng đang đi vào xu hướng đó. Tại Mỹ, cũng như Việt Nam, tôi nhận thấy người ta vẫn thanh toán theo 2 cách tiền mặt và thẻ tín dụng. Song, một điều đáng ngạc nhiên là không có nơi nào sử dụng QR code tại Ngân hàng ở Mỹ. Sau khi tìm hiểu tôi cho rằng nguyên nhân đến từ vấn đề an ninh mạng".

Ông cũng đánh giá cao tính bảo mật của ngân hàng và ý thức cao của người dân Mỹ khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng. 

Do đó, ông Nguyễn Trí Hiếu cũng khẳng định: "Tại Việt Nam việc chuyển đổi số ngành ngân hàng là cần thiết. Tuy nhiên, Nhà nước cần có hành lang pháp lý phù hợp; bên cạnh đó khuyến khích áp dụng việc xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng (credit core) tại nước ta". 

Phó Tổng Giám đốc SHB Đỗ Quang Vinh: "Chuyển đổi số là dấu mốc tạo nên thành công"

Thứ 3, 14/12/2021 | 10:20
Trong công cuộc chuyển đổi số, điểm khởi đầu của SHB khá chậm hơn với ngân hàng khác, nhưng theo ông Đỗ Quang Vinh, đó lại là lợi thế.

Cuộc đua phát triển ngân hàng bán lẻ: Khách hàng mới là người thắng

Thứ 6, 22/03/2019 | 16:24
Ngân hàng bán lẻ đang là một sân chơi chứng kiến những hoạt động sôi nổi, mang tính đột phá và cạnh tranh cao giữa các ngân hàng trong nước, ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Điều đó giúp cho ngân hàng thu được khá nhiều lợi ích, nhưng chính khách hàng mới là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc đua này.

Dấu ấn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam trên trường Quốc tế

Thứ 6, 23/03/2018 | 12:34
Ngày 22/03/2018, tại hội nghị “Tài chính số” diễn ra tại Kuala Lumpur (Malaysia), ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiếp tục được xướng tên “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam” do tạp chí The Asian Banker bình chọn và trao tặng. Đây là lần thứ tư liên tiếp (2015-2018) BIDV nhận giải này.
Cùng tác giả

NHNN sẽ bỏ toàn bộ quy định thủ tục thẩm định khi phát hành TPQT

Thứ 3, 15/02/2022 | 17:07
NHNN đang lấy ý kiến cho dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 17/2013/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc phát hành trái phiếu quốc tế.

VPbank báo lãi cao kỷ lục năm 2021

Chủ nhật, 30/01/2022 | 18:45
Thương vụ thoái vốn tại FE Credit đã đem lại khoản lợi nhuận khổng lồ cho VPBank năm qua, với mức lợi nhuận trước thuế cả năm đạt gần 38.000 tỷ đồng.

Thị trường bất động sản 2022: Ranh giới giữa "đỉnh" và "bong bóng"

Thứ 7, 29/01/2022 | 19:00
Thị trường BĐS từng xảy ra hiện tượng nóng sốt cục bộ. Nhà đầu tư cần tỉnh táo tìm hiểu, lựa chọn, tránh những pha đầu tư nóng vội “đầu tư được - bán ra không được"

KienLongBank vượt mốc nghìn tỷ lợi nhuận

Thứ 7, 29/01/2022 | 09:25
Bất chấp những tác động từ dịch bệnh, KienLongBank báo lãi trước thuế hợp nhật cả năm 2021 đạt 1.010 tỷ đồng, tăng 538,4% so với năm 2020.

MB: Lợi nhuận năm 2021 đạt 12.697 tỷ đồng, bao phủ nợ xấu ở mức cao

Thứ 6, 28/01/2022 | 13:11
MB vừa công bố lợi nhuận sau thuế năm 2021 đạt 12.697 tỷ đồng, tăng 53,68% so với cùng kỳ năm 2020. Tỉ lệ bao phủ nợ xấu ở mức cao, riêng ngân hàng mẹ đạt gần 400%.
Cùng chuyên mục

VietinBank miễn nhiệm 1 Phó Tổng Giám đốc

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:00
Sau khi miễn nhiệm ông Phương, ban điều hành của VietinBank sẽ còn 8 thành viên, trong đó ông Đỗ Thanh Sơn là Phó Tổng Giám đốc phụ trách ban điều hành.

VN-Index chinh phục lại mốc 1.290 điểm, TCB bùng nổ giao dịch

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:38
Sau thông tin chia cổ tức và tăng vốn điều lệ, mã TCB tăng 5,38% lên 48.000 đồng/cổ phiếu, vốn hoá ở mức 169.080 tỷ đồng - cao nhất hơn 2 năm gần đây.

LPBank muốn đổi tên thương mại, không chia cổ tức trong 3 năm tới

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:13
Theo LPBank, không chia cổ tức nhằm tăng cường năng lực tài chính thông qua việc sử dụng lợi nhuận để bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh.

Cổ đông Techcombank sắp nhận cổ tức "khủng"

Thứ 5, 28/03/2024 | 10:43
Techcombank lần đầu trình cổ đông phương án chia cổ tức bằng tiền mặt 15%, tức mỗi cổ phiếu TCB dự kiến được nhận 1.500 đồng.

Lăng kính chứng khoán 28/3: Có nên chốt lời ở thời điểm này?

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:11
VN-Index vẫn trong nhịp tăng trung hạn, NĐT có thể cân nhắc chốt lời từng phần những cổ phiếu đang có dấu hiệu suy yếu và có nhịp tăng điểm tốt trong thời gian qua.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 28/3: Vàng SJC vượt mốc 81 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tiếp tục đi lên phiên sáng nay, nhiều nơi đã vượt qua mốc 81 triệu đồng mỗi lượng.

Cổ đông Techcombank sắp nhận cổ tức "khủng"

Thứ 5, 28/03/2024 | 10:43
Techcombank lần đầu trình cổ đông phương án chia cổ tức bằng tiền mặt 15%, tức mỗi cổ phiếu TCB dự kiến được nhận 1.500 đồng.

VN-Index chinh phục lại mốc 1.290 điểm, TCB bùng nổ giao dịch

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:38
Sau thông tin chia cổ tức và tăng vốn điều lệ, mã TCB tăng 5,38% lên 48.000 đồng/cổ phiếu, vốn hoá ở mức 169.080 tỷ đồng - cao nhất hơn 2 năm gần đây.

VietinBank miễn nhiệm 1 Phó Tổng Giám đốc

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:00
Sau khi miễn nhiệm ông Phương, ban điều hành của VietinBank sẽ còn 8 thành viên, trong đó ông Đỗ Thanh Sơn là Phó Tổng Giám đốc phụ trách ban điều hành.

LPBank muốn đổi tên thương mại, không chia cổ tức trong 3 năm tới

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:13
Theo LPBank, không chia cổ tức nhằm tăng cường năng lực tài chính thông qua việc sử dụng lợi nhuận để bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh.