Cuộc chiến pháp lý chống độc quyền giữa EU và

Cuộc chiến pháp lý chống độc quyền giữa EU và "gã khổng lồ" Google

Thứ 4, 29/09/2021 | 07:55
0
Mặc dù hình phạt là những khoản tiền lớn, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng Google có thể dễ dàng chi trả và khoản tiền phạt không có tác dụng răn đe nhiều. 

Vào thứ Hai 27/9, Google đã kháng cáo án phạt 5,15 tỷ USD năm 2018 về chống độc quyền của EU tại Tòa án Công lý châu Âu (CJEU).

Số tiền phạt kỷ lục

Đó là một trong 3 hình phạt cho hành vi hạn chế cạnh tranh mà Ủy ban liên tiếp đánh vào Google, bao gồm: lần đầu là khoản phạt 2,7 tỷ USD năm 2017, rồi đến khoản phạt 5,15 tỷ USD năm 2018 và 1,7 tỷ USD năm 2019. Công ty Google đã kháng cáo cả ba. 

Được biết 5,15 tỷ USD là khoản phạt chống độc quyền lớn nhất mà cơ quan châu Âu từng đưa ra đối với một công ty. Mặc dù các hình phạt là những khoản tiền khổng lồ, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng Google có thể dễ dàng chi trả và khoản tiền phạt không có tác dụng răn đe nhiều. Bởi doanh thu 4 năm liên tiếp gần đây của Google đều đạt trị giá hơn trăm tỷ, trong đó nguồn thu phần lớn đến từ hoạt động cung cấp quảng cáo trực tuyến. Theo bà Maurice Stucke, giáo sư tại Đại học Tennessee đồng thời là cựu luật sư Bộ Tư pháp Mỹ, nhận định "Khoản tiền phạt vẫn còn tương đối nhỏ với một công ty quy mô như Google". 

Các kỷ lục khác về khoản phạt chống độc quyền mà EU từng đưa ra còn có Intel (1,3 tỷ USD), Qualcomm (1,2 tỷ USD) hay Microsoft (0,6 tỷ USD).

Nguyên nhân trừng phạt

Cơ quan giám sát cạnh tranh EU đưa ra hình phạt đối với Google vì cho rằng công ty đang lạm dụng vị thế của hệ điều hành Android để “đè bẹp” các đối thủ và giảm sự lựa chọn của người tiêu dùng. Cụ thể, Ủy ban châu Âu (EC) khẳng định Google đã tìm cách khiến các nhà sản xuất điện thoại phải cài sẵn trình duyệt Chrome và Google Search thì mới được quyền truy cập kho ứng dụng Play Store. Google cũng trả thêm tiền để ứng dụng Google Search được cài đặt trên điện thoại Android thay vì sử dụng của hãng khác. Ngoài ra, Google còn cấm phát hành các mẫu điện thoại sử dụng các phiên bản Android không được chấp thuận.

Google ngày càng lớn mạnh từ lĩnh vực quảng cáo khi người dùng tìm kiếm hay xem video, nhờ phần lớn vai trò của công ty trên các thiết bị Android. Theo Công ty nghiên cứu thị trường eMarketer, Google chiếm khoảng 33% thị phần quảng cáo di động trên thế giới, trong khi đó Android chiếm tới 77% thị phần hệ điều hành di động toàn cầu năm 2018 - năm của EU đưa ra lệnh trừng phạt. Android hiện là hệ điều hành di động chiếm thị phần lớn nhất tại châu Âu, lên tới khoảng 80%, vượt xa iOS của Apple. 

Về phần mình, “gã khổng lồ” công nghệ không bằng lòng với những cáo buộc độc quyền từ EU. Trong một bài viết đăng ngày 18/7/2018 với tiêu đề "Android đã tạo ra nhiều lựa chọn hơn", CEO Google Sundar Pichai lập luận rằng phán quyết của cơ quan chức năng đã bỏ qua thực tế rằng điện thoại Android đang phải cạnh tranh với iOS và cũng không nhắc đến việc có bao nhiêu lựa chọn mà Android cung cấp cho hàng nghìn nhà sản xuất điện thoại cũng như nhà mạng, những bên phát triển và bán điện thoại Android.

Trong phiên điều trần kéo dài 5 ngày tại Tòa án Công lý châu Âu bắt đầu từ ngày 27/9/2021, Công ty Google cho rằng "Android đã tạo ra nhiều sự lựa chọn hơn cho tất cả mọi người, chứ không phải ít hơn, và hỗ trợ hàng nghìn doanh nghiệp thành công ở châu  Âu và trên toàn thế giới”.

Quan điểm của Google cho rằng Android là mã nguồn mở và miễn phí, vì thế các nhà sản xuất điện thoại hoặc người tiêu dùng có thể tự quyết định ứng dụng nào sẽ cài đặt trên thiết bị của họ. Google lập luận rằng chỉ vì các ứng dụng của họ được cài đặt sẵn trên điện thoại Android, điều đó không đủ để phán quyết là người dùng bị hạn chế việc tải xuống các dịch vụ của đối thủ khác.

Ủy ban EU cũng đã đề cập tới vấn đề Google thanh toán cho các nhà cung cấp dịch vụ không dây và nhà sản xuất điện thoại để cài đặt trước ứng dụng Search độc quyền. Nhưng Google cho biết những thương vụ đó chỉ chiếm chưa đến 5% thị trường, nên không thể cáo buộc sẽ làm tổn thương các đối thủ.

Thế giới - Cuộc chiến pháp lý chống độc quyền giữa EU và 'gã khổng lồ' Google

Ông Sundar Pichai, CEO của Google. Ảnh: TIME

Vào tháng 12/2020, Google đã bị 35 tiểu bang Mỹ đệ đơn cáo buộc hành vi độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh tìm kiếm. Vào ngày 7/7/2021, một nhóm gồm 37 luật sư Mỹ cũng đệ đơn kiện công ty này lạm dụng sức mạnh thị trường để kìm hãm đối thủ cạnh tranh và cho rằng Play Store độc quyền. Như vậy, từ năm 2017, Google đã liên tiếp vướng vào các vụ kiện chống độc quyền và đang rơi vào "thế gọng kìm" pháp lý từ cả hai bên bờ Đại Tây Dương. 

Phạm Thu Thanh (theo NPR, REUTERS)

Microsoft "kết thúc kỷ nguyên" gõ mật khẩu khi đăng nhập

Thứ 7, 18/09/2021 | 06:00
Giải thích về quyết định này, công ty công nghệ cho biết các phương pháp thay thế mới sẽ giúp việc sử dụng các dịch vụ của Microsoft an toàn hơn. 

Google tiết kiệm tỷ USD nhờ chính sách làm việc ở nhà

Thứ 4, 01/09/2021 | 15:21
Từ khi bắt đầu đại dịch, nhân viên của Google phải làm việc ở nhà và không được hưởng những đặc quyền tại văn phòng, giúp hãng tiết kiệm được khoản chi phí đáng kể.

EU loại du khách từ Mỹ khỏi danh sách an toàn vì gia tăng nỗi lo Covid-19

Thứ 4, 01/09/2021 | 09:15
Ngày 30/8 Liên minh châu Âu khuyến nghị rằng 27 quốc gia thành viên cần khôi phục lệnh hạn chế bay với du khách đến từ Mỹ.

Google và Microsoft cam kết chi hàng tỷ USD cho an ninh mạng 

Thứ 5, 26/08/2021 | 20:53
Các công ty công nghệ và bảo hiểm đã cam kết đầu tư hàng tỷ đô la để tăng cường đảm bảo an ninh mạng tại cuộc họp với Tổng thống Joe Biden tại Nhà Trắng.
Cùng tác giả

4 phương thức chuyển đổi giúp doanh nghiệp bứt phá từ đại dịch

Thứ 5, 14/07/2022 | 16:01
Chuyên gia cho rằng không có một hướng tiếp cận chuyển đổi nào là duy nhất cho tất cả doanh nghiệp, có thể kết hợp với nhau để tối ưu hoá giá trị doanh nghiệp.

Tổng thống Joe Biden nói gì về dự án nhà máy 4 tỷ USD của Vinfast tại Mỹ?

Thứ 4, 30/03/2022 | 09:43
Việc xây dựng nhà máy VinFast tại Mỹ sẽ bắt đầu ngay trong năm 2022 khi doanh nghiệp được cấp các giấy phép cần thiết, dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào tháng 7/2024.

Đánh thuế nhà và tài sản: Các nước trên thế giới tạo nguồn thu ra sao?

Thứ 7, 05/03/2022 | 08:45
Thuế thu trong quá trình sử dụng tài sản tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,036% GDP, thấp hơn nhiều lần so với các quốc gia phát triển và mới điều tiết đối với đất.

Những bước tiến quan trọng về chống biến đổi khí hậu tại COP26

Thứ 2, 15/11/2021 | 10:00
COP26 duy trì mục tiêu khống chế nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5°C là kim chỉ nam của hành động, thúc đẩy dòng chảy tài chính và tăng cường sự thích ứng khí hậu.

Ireland thu hồi mì Hảo Hảo và miến Good: Bộ Công Thương vào cuộc

Thứ 7, 28/08/2021 | 08:37
Bộ Công Thương đã yêu cầu Acecook báo cáo về quy trình sản xuất và sự khác biệt giữa lô sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đối với mì Hảo Hảo và miến Good.
Cùng chuyên mục

Ukraine tấn công quy mô lớn, Nga phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:00
Quân đội Nga đã phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái gồm xuồng máy không người lái, máy bay không người lái trong đợt tấn công quy mô lớn của lực lượng Ukraine.

Châu Âu tự “lách” lệnh trừng phạt khi nhập dầu Nga qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ?

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:45
Việc chuyển hướng dầu của Nga qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ là hình thức “lách” các lệnh trừng phạt mà còn tạo ra nguồn thu thuế đáng kể cho Moscow.

Phần Lan “không mặn mà lắm” với ý tưởng gửi quân NATO tới Ukraine

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt như Phần Lan cũng như các nước vùng Baltic rõ ràng rất nhạy cảm với vấn đề này.

Đan Mạch công bố gói viện trợ quân sự thứ 18 cho Ukraine

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:40
Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch khẳng định rằng tình hình ở Ukraine rất nghiêm trọng, do đó cần đảm bảo sự hỗ trợ liên tục và lớn từ các đồng minh cho Kiev.

Sở chỉ huy Ukraine bốc cháy, cột bụi bốc cao hàng chục mét sau đòn tấn công chính xác của Iskander-M Nga

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:00
Hình ảnh từ video công khai cho thấy, sở chỉ huy của Lữ đoàn phòng không số 302 (Ukraine) đã bị phá hủy cùng một kho đạn.
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine tấn công quy mô lớn, Nga phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:00
Quân đội Nga đã phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái gồm xuồng máy không người lái, máy bay không người lái trong đợt tấn công quy mô lớn của lực lượng Ukraine.

Phần Lan “không mặn mà lắm” với ý tưởng gửi quân NATO tới Ukraine

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt như Phần Lan cũng như các nước vùng Baltic rõ ràng rất nhạy cảm với vấn đề này.

Ông Putin và ông Tập Cận Bình cam kết một kỷ nguyên hợp tác mới

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:53
Trong ngày thứ Năm, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cam kết đề ra “một kỷ nguyên mới” với sự hợp tác giữa hai quốc gia.

Hamas: Sửa đổi đề xuất ngừng bắn từ phía Israel dẫn tới bế tắc

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:18
Thứ Tư, lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh đổ lỗi những bế tắc về thương lượng ngừng bắn ở Gaza cho Israel và khẳng định lại những nhu cầu chủ chốt về thương lượng.

Phục hồi sau suy thoái, kinh tế châu Âu sẽ tăng trưởng rất khiêm tốn

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Các hạn chế thương mại ngày càng tăng với Nga và Trung Quốc góp phần làm suy giảm vai trò của Khu vực Eurozone trong nền kinh tế toàn cầu, chuyên gia chỉ ra.