Đâu là dư địa để phát triển kinh tế vùng miền Trung và Tây Nguyên?

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 4, 15/09/2021 | 13:47
0
Các địa phương vùng miền Trung và Tây Nguyên xác định việc tiếp tục tận dụng nguồn lực vốn có, đặt các mục tiêu kinh tế tăng trưởng mạnh trong năm 2022.

Sáng 15/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tiếp tục tổ chức hội nghị trực tuyến về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022 cho vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề liên kết vùng, quy hoạch với các địa phương. Nếu làm tốt vấn đề liên kết vùng và quy hoạch vùng sẽ tận dụng được các tiềm năng, lợi thế sẵn có của các địa phương và hạn chế việc triệt tiêu động lực của các địa phương với nhau.

Thứ trưởng cũng cho biết, việc họp với các địa phương về công tác xây dựng kế hoạch trong 5 năm trở lại đây đã được Bộ KH&ĐT cải tiến theo hướng nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch. Các địa phương không cần phải về làm việc với Bộ trong xây dựng kế hoạch mà Bộ chủ động làm việc với các địa phương theo vùng.

Kinh tế vĩ mô - Đâu là dư địa để phát triển kinh tế vùng miền Trung và Tây Nguyên?

Thứ trưởng Trần Duy Đông tại hội nghị trực tuyến sáng 15/9 (ảnh: MPI).

Dù tình hình dịch diễn biến phức tạp, tuy nhiên việc thực hiện phát triển kinh tế xã hội 8 tháng của vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên đã đạt được những kết quả khả quan.

“Tốc độ tăng trưởng bình quân 6 tháng của 2 vùng đều cao hơn mức bình quân chung cả nước. Đây là nỗ lực rất lớn của các địa phương để đóng góp vào tăng trưởng chung của cả nước”, Thứ trưởng Trần Duy Đông nhấn mạnh.

Kế hoạch tăng trưởng GRDP 2022 vùng miền Trung

Tại vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền trung, GRDP của miền Trung 6 tháng ước đạt 6,4% cao hơn bình quân cả nước (5,64%) và cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2020, có được kết quả này là nhờ sự đóng góp của các địa phương có tốc độ tăng trưởng cao như: Quảng Nam (11,72%); Thanh Hóa (8,66%); Nghệ An (7,58%); Bình Thuận (7,53%).

Đánh giá về hoạt động kinh tế trong 8 tháng đầu năm 2021, kinh tế vùng tiếp tục giữ được sự tăng trưởng, bảo đảm thực hiện mục tiêu “kép” vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng, chống dịch Covid-19 có hiệu quả.

Nhận định về bối cảnh phát triển kinh tế của vùng trong năm 2022, Bộ KH&ĐT đánh giá nhu cầu thế giới và thương mại toàn cầu tăng nhanh, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng phục hồi.

Cùng với sự mở cửa trở lại và đẩy mạnh các hoạt động giao thương, kinh tế, văn hóa của các nền kinh tế lớn, các nước phát triển gắn liền với kết quả triển khai các chương trình tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, cấp hộ chiếu vắc-xin và các tín hiệu tích cực từ các gói cứu trợ lớn được thực hiện.

Xu hướng dịch chuyển dòng vốn FDI và việc tận dụng hiệu quả hiệp định EVFTA và CPTPP sẽ có tác động tích cực tới xu hướng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và tạo cơ hội cho vùng.

Kinh tế vĩ mô - Đâu là dư địa để phát triển kinh tế vùng miền Trung và Tây Nguyên? (Hình 2).

Bộ KH&ĐT đánh giá, các tỉnh trong vùng miền Trung còn nhiều dư địa cho thu hút đầu tư FDI (Ảnh: Hữu Thắng).

Tuy nhiên, hiện mới chỉ có 4/14 tỉnh là Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Quảng Nam có dự án động lực quy mô lớn; các tỉnh còn lại tốc độ tăng trưởng công nghiệp còn thấp, chưa khai thác được thế mạnh hệ thống cảng biển, sân bay sẵn có…

Trong năm 2022, “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa phục hồi phát triển kinh tế vẫn là nhiệm vụ trọng tâm. Về các chỉ tiêu kinh tế, các địa phương xây dựng kế hoạch cao hơn ước thực hiện năm 2021, một số địa phương xây dựng kịch bản theo 3 phương án giả định theo tình hình kiểm soát dịch bệnh và tốc độ tiêm chủng vắc-xin Covid-19.

Các địa phương đều lập kế hoạch tăng trưởng GRDP 2022 tăng cao, mức tăng cao nhất là các địa phương Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Ninh Thuận, động lực tăng chủ yếu từ các ngành công nghiệp chế biến chế tạo.

Về tình hình đầu tư công, đến tháng 9/2021, toàn bộ 14/14 địa phương vùng miền Trung đã có báo cáo chính thức về ước tình hình thực hiện kế hoạch 2021 và dự kiến kế hoạch năm 2022, trong đó có 3 địa phương được HĐND tỉnh thông qua phương án kế hoạch đầu tư công năm 2022 là Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam.

Giải ngân vốn đầu tư công 8 tháng đầu năm 2021, vùng miền Trung giải ngân đạt 33.144,581 tỷ đồng, chiếm 48,67% kế hoạch giao. Có 8/14 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 40% kế hoạch, trong đó, một số địa phương có tỷ lệ giải ngân cao trên 60% như: Thanh Hóa (72,1%), Hà Tĩnh (66,25%).

Đánh giá về nhu cầu kế hoạch 2022 các địa phương, vùng miền Trung xây dựng còn vượt khả năng giải ngân thực tế của các địa phương, với nhu cầu tăng 34,19% so với kế hoạch năm 2021, chiếm 30,05% kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Vùng Tây Nguyên tận dụng thế mạnh năng lượng tái tạo

Vùng Tây Nguyên có tốc độ 6 tháng đầu năm 2021 đạt 7,21%, trong đó: tỉnh Gia Lai tăng 9,7%, tỉnh Đắk Lắk tăng 9,11%,tỉnh Kon Tum tăng 6,79%, tỉnh Đắk Nông tăng 6,03%, tỉnh Lâm Đồng tăng 5%.

Tốc độ tăng trưởng GRDP của vùng tăng cao so với cùng kỳ năm 2020 (2,72%) và cao hơn trung bình cả nước (5,8%), đứng thứ 3 sau vùng đồng bằng sông Hồng (7,04%) và vùng miền Trung (7,26%).

Sản xuất công nghiệp vùng đạt kết quả khá, một số lĩnh vực có mức tăng cao là thủy điện, năng lượng tái tạo. 

Trong đó Kon Tum có dự án điện mặt trời Sê San 4 đã đi vào sản xuất (49 MW), đã chấp thuận chủ trương đầu tư 3 dự án, Gia Lai đã có 6 dự án hoàn thành việc xây dựng và lắp đặt máy móc và 10 dự án dự kiến sẽ hoàn thành trong những tháng cuối năm 2021; Đắk Nông đã hoàn thành 3 dự án và dự kiến sẽ tiếp tục hoàn thành 2 dự án; Đắk Lắk dự kiến đầu tư 18 dự án điện mặt trời, với tổng diện tích 7.494ha.

Việc các địa phương tăng nhập khẩu thiết bị lắp đặt cho một số dự án năng lượng tái tạo đã làm tăng đột biến kim ngạch nhập khẩu của một số địa phương như Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, điều này giúp cho tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng mạnh, đạt 22.026 tỷ đồng, bằng 96% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao.

Kinh tế vĩ mô - Đâu là dư địa để phát triển kinh tế vùng miền Trung và Tây Nguyên? (Hình 3).

Thu ngân sách Nhà nước tại vùng Tây Nguyên tăng mạnh nhờ địa phương đầu tư mạnh vào năng lượng tái tạo (Ảnh: Hữu Thắng).

8 tháng đầu năm 2021, toàn vùng có 7 dự án FDI cấp mới tổng vốn đăng ký 443 triệu USD. Trong đó, Đắk Lắk thu hút 7 dự án, Lâm Đồng thu hút 1 dự án và Đắk Nông thu hút 1 dự án.

Dịch Covid-19 tác động lớn đến phát triển kinh tế vùng, với mục tiêu kép đề ra, các địa phương trong vùng Tây nguyên đãđẩy nhanh tốc độ, tổ chức tiêm được 486.850 liều vắc xin, đạt tỷ lệ trên 95% liều vắc xin được phân bổ.

Trong năm 2022, tốc độ tăng trưởng GRDP của vùng dự kiến tăng 7,71%, trong đó ngành nông nghiệp tăng 4,6%, công nghiệp – xây dựng tăng 11,6%, dịch vụ tăng 7,8%, thuế sản phẩm trợ cấp sản phẩm tăng 8,4%.

Về đầu tư công, vùng Tây Nguyên được giao 15.472 tỷ đồng vốn đầu tư công kế hoạch năm 2021 (tăng 8,6% so với năm 2020). Đến nay, các địa phương đã phân bổ chi tiết được 16.008 tỷ đồng, bằng 103% tổng số vốn kế hoạch năm 2021 được Thủ tướng Chính phủ giao.

Nhìn chung, các địa phương bố trí đã tập trung nguồn lực hoàn thành các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 - 2020 ngay trong năm 2021 theo đúng tiến độ, cả vùng chỉ còn 18 dự án chuyển tiếp sang năm 2022 phải tiếp tục bố trí, không có dự án phải bố trí quá thời hạn quy định...

Vùng Bắc Trung Bộ gồm có 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế; Duyên hải miền Trung gồm 8 tỉnh thành: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Khu vực Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

Bộ trưởng KH&ĐT: Liên kết vùng tốt sẽ tận dụng được các tiềm năng

Thứ 3, 14/09/2021 | 12:34
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, việc liên kết, quy hoạch vùng có ý nghĩa hết sức quan trọng, nếu làm tốt sẽ hạn chế được việc triệt tiêu động lực của các địa phương.

Chuyên gia: Không thể mãi “tắt - bật” nền kinh tế

Thứ 6, 10/09/2021 | 19:00
Đặc thù ngành sản xuất kinh doanh cần có sự ổn định. Không thể cứ mãi tắt - bật nền kinh tế, chi phí khi đó đội lên rất nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến DN.

Bộ KH&ĐT nêu 5 giải pháp thực hiện đầu tư công 4 tháng cuối năm

Thứ 4, 08/09/2021 | 06:30
Đẩy mạnh hoạt động tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư công là một giải pháp mà bộ KH&ĐT đưa ra.

Bộ trưởng Công Thương: "Duy trì sản xuất là duy trì huyết mạch của nền kinh tế"

Thứ 5, 02/09/2021 | 12:16
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho DN, người lao động sớm khôi phục lại sản xuất trong trạng thái buộc phải sống chung với dịch.
Cùng tác giả

Chính phủ đồng ý Luật Kinh doanh BĐS, Nhà ở có hiệu lực sớm 6 tháng

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:56
Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch.

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:33
Hiện nhiều tỉnh, thành phố lớn tập trung nhiều KCN như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Long An có tỉ lệ thực hiện nhà ở xã hội thấp so với mục tiêu của Đề án.

Trình Quốc hội xem xét cho Luật Đất đai có hiệu lực trước 6 tháng

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:04
Chính phủ giao Bộ trưởng Tư pháp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/7/2024 thay vì ngày 1/1/2025.

Bổ sung các nhiệm vụ xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:13
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định bổ sung các nhiệm vụ lập pháp mới vào danh mục, phân công cơ quan thực hiện xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Thủ tướng: Rút giấy phép DN mua bán vàng không có hóa đơn điện tử

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:02
Thủ tướng nêu rõ, đến ngày 15/6 tới đây, đơn vị nào không thực hiện hoá đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng thì rút giấy phép.
Cùng chuyên mục

Bình Thuận nỗ lực quyết toán dự án bệnh viện tỉnh sau 18 năm hoạt động

Thứ 7, 18/05/2024 | 13:48
Đến nay, dự án bệnh viện đã được phê duyệt quyết toán 37/46 gói thầu, còn lại 9 hạng mục/gói thầu chưa trình đề nghị thẩm tra phê duyệt quyết toán hoàn thành.

Quảng Bình lý giải nguyên nhân 263 dự án chậm tiến độ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:57
Trong tổng số 662 dự án nhà đầu tư đề nghị giao đất, cho thuê đất đã được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận đầu tư, hiện có 263 dự án chậm tiến độ.

Hiến kế đưa Cái Mép-Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển lớn nhất

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:00
Cảng quốc tế Cái Mép-Thị Vải là cụm cảng biển nước sâu thuộc thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đóng vai trò cửa ngõ kết nối giao thương đường thủy quan trọng.

Chuyên gia năng lượng: Giá điện Việt Nam rẻ vì được trợ giá

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Theo ông Hà Đăng Sơn, giá năng lượng của Việt Nam hiện nay là đang được trợ giá do chính sách an sinh xã hội và nhiều chính sách khác của Chính phủ.

Tỉnh Bình Thuận đầu tư 84,548 tỷ đồng xây dựng dự án Nhà tang lễ

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:35
Ngày 15/5, HĐND tỉnh Bình Thuận đã thông qua nghị quyết phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà tang lễ tỉnh Bình Thuận. Địa điểm thực hiện dự án tại xã Phong Nẫm (thành phố Phan Thiết).
     
Nổi bật trong ngày

Quảng Bình lý giải nguyên nhân 263 dự án chậm tiến độ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:57
Trong tổng số 662 dự án nhà đầu tư đề nghị giao đất, cho thuê đất đã được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận đầu tư, hiện có 263 dự án chậm tiến độ.

Giá vàng 18/5: Vàng thế giới tăng vọt, vàng trong nước đứng im

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:07
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng vọt lên mức 2.415 USD/ounce trong khi tại thị trường trong nước giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn đứng im.

Bình Thuận nỗ lực quyết toán dự án bệnh viện tỉnh sau 18 năm hoạt động

Thứ 7, 18/05/2024 | 13:48
Đến nay, dự án bệnh viện đã được phê duyệt quyết toán 37/46 gói thầu, còn lại 9 hạng mục/gói thầu chưa trình đề nghị thẩm tra phê duyệt quyết toán hoàn thành.

Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, đạt 53.404 tấn, tương đương 12,43 triệu USD.

4 tháng đầu năm, xuất khẩu ớt mang về 12,7 triệu USD

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Tính đến hết ngày 30/4, sản lượng xuất khẩu ớt của Việt Nam đạt 5.076 tấn với kim ngạch đạt 12,7 triệu USD, tăng 18,5% về lượng và tăng 46,8% về trị giá.