ĐBQH băn khoăn khi Trung Nam Group được xây dựng đường dây truyền tải điện

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 2, 10/01/2022 | 11:19
0
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cho rằng, cần phải phân định rõ từng loại lưới điện truyền tải cho phép các thành phần kinh tế tư nhân được đầu tư xây dựng, quản lý.

Tiếp tục phiên họp bất thường, sáng 10/1, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.

DN tư nhân tham gia truyền tải điện trước khi Quốc hội họp bàn

Góp ý về nội dung sửa đổi, bổ sung liên quan đến Luật Điện lực, bà Vũ Thị Lưu Mai – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách cho rằng, việc thể chế hoá Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, trong đó cho phép khối tư nhân tham gia xây dựng vào hệ thống truyền tải điện là cần thiết.

Tuy nhiên, bà nhấn mạnh việc thể chế hoá như thế nào cho đúng và thể chế hoá như thế nào cho phù hợp với thực tế là vấn đề cần được cân nhắc thận trọng, đảm bảo tính hợp lý, khả thi; đảm bảo hài hoà lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp.

Đề cập đến tính nghiêm minh trong thực thi pháp luật trong Luật điện lực thời gian qua, bà Mai nhắc đến việc Tập đoàn Trung Nam đã được tham gia xây dựng hệ thống truyền tải điện trước khi Quốc hội bàn về việc nên hay không nên cho phép khối tư nhân tham gia vào truyền tải điện.

“Ngày hôm nay, Quốc hội mới bàn về việc nên hay không nên cho phép khối tư nhân tham gia vào truyền tải điện. Tuy nhiên, trước đó, ngay cả khi có Nghị quyết 55, một doanh nghiệp tư nhân là Tập đoàn Trung Nam cũng đã được tham gia xây dựng hệ thống truyền tải điện. Vào tháng 10/2020, doanh nghiệp này đã khánh thành hơn 17km đường dây 500kV từ tỉnh Ninh Thuận đến tỉnh Bình Thuận.

Tôi nghĩ rằng, những đóng góp của doanh nghiệp là thực sự rất đáng trân trọng, nhưng chúng ta cũng cần phải ý thức được rằng, hiện nay, yêu cầu cấp bách của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền và Nghị quyết của Đảng là định hướng vô cùng quan trọng nhưng cần thiết phải được thể chế hoá bằng pháp luật thì mới được áp dụng. Và việc áp dụng trước đó là chưa phù hợp với quy định của pháp luật”, bà Mai nhấn mạnh.

Kinh tế vĩ mô - ĐBQH băn khoăn khi Trung Nam Group được xây dựng đường dây truyền tải điện

Bà Vũ Thị Lưu Mai – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách (Ảnh: Quochoi).

Đề cập liên quan đến phạm vi mở cửa, dự thảo Luật Điện lực có quy định “Nhà nước thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải. Nhà nước độc quyền trong vận hành lưới điện truyền tải, trừ lưới điện do các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư xây dựng”, bà Mai nói rằng, quy định này là chưa rõ về mặt nội dung, chưa phân định cụ thể giữa phạm vi độc quyền và không độc quyền, điều này có thể dẫn đến việc tuỳ tiện trong áp dụng thực tế.

Theo đó, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách yêu cầu ban soạn thảo quy định rõ lại 3 nội dung. Trong đó, phân định rõ loại lưới điện truyền tải nào, các thành phần kinh tế tư nhân được tham gia đầu tư xây dựng quản lý vận hành và loại nào là do Nhà nước quy hoạch và cho EVN thực hiện; quy định rõ về mặt thẩm quyền, quyết định lựa chọn nhà đầu tư; quy định cụ thể về trách nhiệm của từng chủ thể trong quá trình vận hành, trách nhiệm quản lý Nhà nước, doanh nghiệp được phép đầu tư.

Về tính an toàn của hệ thống, bà Mai chỉ ra, theo dự thảo luật, sau khi đầu tư xây dựng, tư nhân có thể tham gia vận hành, và điều này theo bà sẽ dẫn đến một thực tế là trong cùng 1 hệ thống, sẽ có những chủ thể vận hành khác nhau.

“Hệ thống của lưới điện truyền tải phải có sự điều hành thống nhất, đặc biệt là với trình độ quản lý của Việt nam hiện nay. Nếu không thận trọng sẽ dẫn đến mất an toàn của hệ thống. Tôi cho rằng, cần cân nhắc thận trọng tránh gây ra hậu quả sau này”, nữ đại biểu nói.

Kinh tế vĩ mô - ĐBQH băn khoăn khi Trung Nam Group được xây dựng đường dây truyền tải điện (Hình 2).

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cũng nhấn mạnh đến việc phải bình ổn giá điện cho người dân (Ảnh: Phạm Tùng).

Nêu ý kiến liên quan đến giá điện, trong tờ trình có nêu việc tư nhân hoá tại một số nước dẫn đến giá điện quá cao, vì vậy, bà Mai yêu cầu cần có đánh giá tác động để đảm bảo bình ổn giá, không tác động đến người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, việc hạch toán và định giá chuyển giao, sau khi xây dựng đầu tư thì doanh nghiệp có thể chuyển giao cho Nhà nước quản lý vận hành.

Tuy nhiên về cơ chế định giá, phương pháp định giá thì chưa được quy định cụ thể. Và hệ thống lưới điện truyền tải là một trong những loại tài sản, mà trên thực tế trong thời gian qua đã có trường hợp định giá chưa chuẩn xác dẫn đến gây thiệt hại cho Nhà nước. Chính vì vậy, bà Mai cho rằng, cần quy định cụ thể để có căn cứ thực hiện.

Về việc lựa chọn nhà đầu tư, để đảm bảo tính công khai, minh bạch, có sự cạnh tranh bình đẳng thì cần xây dựng cơ chế tiêu chuẩn cụ thể, để tất cả doanh nghiệp có thể cạnh tranh tham gia. Trong nội dung đóng góp, bà Mai cho rằng khi nội dung chưa được chuẩn bị một cách đồng bộ, đầy đủ, chặt chẽ thì nên nghiên cứu trình Quốc hội tại kỳ họp sau.

Phân định rõ ràng độc quyền và không độc quyền trong truyền tải điện

Đồng quan điểm, đại biểu Vũ Huy Khánh (đoàn Bình Dương) cho rằng, theo quy định hiện hành, Nhà nước độc quyền trong hoạt động truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia.

Sự độc quyền này dựa trên nhiều cơ sở khi ban hành quy định này, trong đó, có yếu tố quan trọng là đảm bảo an toàn, an ninh thông suốt hệ thống truyền tải điện mà sự an toàn này tác động trực tiếp đến việc bảo đảm an ninh quốc phòng của đất nước.

Theo ông Khánh, để hiện thực hoá Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, việc từng bước xã hội hoá hoạt động truyền tải điện là cần thiết và cần có cơ sở thực tiễn nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện nay, bảo đảm hiệu quả tổng thể của hoạt động truyền tải điện quốc gia.

“Tuy nhiên, việc thiết lập một cơ chế để các tổ chức điện lực ngoài Nhà nước tham gia vào khâu này đến đâu và vai trò kiểm soát, điều tiết của Nhà nước như thế nào thì cần phải tính toán thận trọng và chắc chắn”, ông Khánh nói.

Kinh tế vĩ mô - ĐBQH băn khoăn khi Trung Nam Group được xây dựng đường dây truyền tải điện (Hình 3).

Các đại biểu yêu cầu cần phải thể hiện rõ vai trò của Nhà nước trong kiểm soát và bảo đảm an ninh, an toàn truyền tải điện trong mọi hoàn cảnh, tình huống (Ảnh: Phạm Tùng).

Dẫn quy định của dự thảo Luật Điện lực, trong đó Nhà nước độc quyền vận hành lưới điện truyền tải, trừ lưới điện do các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước xây dựng. Vị đại biểu cho rằng, quy định như vậy là chưa chặt chẽ, chưa thể hiện vai trò cần và đủ của Nhà nước trong việc kiểm soát và bảo đảm an ninh, an toàn truyền tải điện trong mọi hoàn cảnh, tình huống.

Do đó, vị đại biểu tỉnh Bình Dương đề nghị quy định này cần phải chỉ đạo theo hướng “Nhà nước không độc quyền nhưng có kiểm soát và thực hiện quyền vận hành truyền tải điện trong những trường hợp có nguy cơ tác động đến an ninh, an toàn hệ thống truyền tải điện, kể cả công trình đó là do các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư xây dựng”.

Đại biểu Trần Quang Minh (đoàn Quảng Bình) cũng đánh giá cao việc cho phép doanh nghiệp tư nhân tham gia xây dựng lưới điện truyền tải.

Tuy nhiên, ông cho rằng, cần có quy hoạch mạng lưới điện truyền tải rõ ràng, phân định công đoạn nào là độc quyền Nhà nước, công đoạn nào là tư nhân được tham gia, vừa đảm bảo được an ninh năng lượng, vừa đảm bảo được hệ thống điện quốc gia, doanh nghiệp được tham gia mà người dân cũng được hưởng lợi.

Bộ trưởng Tài chính: Nên giữ nguyên mức đánh thuế giao dịch chứng khoán

Thứ 6, 07/01/2022 | 17:46
Đánh giá thị trường chứng khoán đang tốt, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho đây là một kênh huy động vốn tốt, vì vậy nên giữ nguyên mức thuế giao dịch hiện tại.

Bộ trưởng Công Thương: "Từng bước xoá độc quyền của EVN là chuyện chắc chắn phải làm"

Thứ 5, 06/01/2022 | 11:49
Bên cạnh việc khuyến khích tư nhân đầu tư vào hạ tầng truyền tải điện, Nhà nước vẫn giữ vai trò độc quyền lưới điện cao áp và siêu cao áp, độc quyền điều độ điện.

Bộ trưởng Bộ Công Thương: EVN không còn là đơn vị duy nhất mua bán điện

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:09
Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, thị trường phát điện cạnh tranh được triển khai từ khá sớm, đến nay có gần 70% nguồn điện do tư nhân hoặc công ty cổ phần sản xuất.
Cùng tác giả

Trình Quốc hội xem xét cho Luật Đất đai có hiệu lực trước 6 tháng

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:04
Chính phủ giao Bộ trưởng Tư pháp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/7/2024 thay vì ngày 1/1/2025.

Bổ sung các nhiệm vụ xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:13
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định bổ sung các nhiệm vụ lập pháp mới vào danh mục, phân công cơ quan thực hiện xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Thủ tướng: Rút giấy phép DN mua bán vàng không có hóa đơn điện tử

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:02
Thủ tướng nêu rõ, đến ngày 15/6 tới đây, đơn vị nào không thực hiện hoá đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng thì rút giấy phép.

Chuyên gia năng lượng: Giá điện Việt Nam rẻ vì được trợ giá

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Theo ông Hà Đăng Sơn, giá năng lượng của Việt Nam hiện nay là đang được trợ giá do chính sách an sinh xã hội và nhiều chính sách khác của Chính phủ.

Thủ tướng: Khuyến khích các dự án lớn của doanh nghiệp Trung Quốc

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:40
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng hợp tác, tăng đầu tư vào các lĩnh vực Trung Quốc có thế mạnh.
Cùng chuyên mục

Quảng Bình lý giải nguyên nhân 263 dự án chậm tiến độ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:57
Trong tổng số 662 dự án nhà đầu tư đề nghị giao đất, cho thuê đất đã được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận đầu tư, hiện có 263 dự án chậm tiến độ.

Hiến kế đưa Cái Mép-Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển lớn nhất

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:00
Cảng quốc tế Cái Mép-Thị Vải là cụm cảng biển nước sâu thuộc thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đóng vai trò cửa ngõ kết nối giao thương đường thủy quan trọng.

Chuyên gia năng lượng: Giá điện Việt Nam rẻ vì được trợ giá

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Theo ông Hà Đăng Sơn, giá năng lượng của Việt Nam hiện nay là đang được trợ giá do chính sách an sinh xã hội và nhiều chính sách khác của Chính phủ.

Tỉnh Bình Thuận đầu tư 84,548 tỷ đồng xây dựng dự án Nhà tang lễ

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:35
Ngày 15/5, HĐND tỉnh Bình Thuận đã thông qua nghị quyết phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà tang lễ tỉnh Bình Thuận. Địa điểm thực hiện dự án tại xã Phong Nẫm (thành phố Phan Thiết).

Duyệt đầu tư dự án 300 tỷ đồng kè chống xâm thực, bảo vệ bờ biển ở Phú Quý

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:00
Sau khi dự án hoàn thành sẽ tăng cường khả năng chắn sóng, chống xói lở, cải tạo cảnh quan, hoàn thiện tuyến kè dọc bờ biển ở huyện Phú Quý.
     
Nổi bật trong ngày

Quảng Bình lý giải nguyên nhân 263 dự án chậm tiến độ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:57
Trong tổng số 662 dự án nhà đầu tư đề nghị giao đất, cho thuê đất đã được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận đầu tư, hiện có 263 dự án chậm tiến độ.

Duyệt đầu tư dự án 300 tỷ đồng kè chống xâm thực, bảo vệ bờ biển ở Phú Quý

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:00
Sau khi dự án hoàn thành sẽ tăng cường khả năng chắn sóng, chống xói lở, cải tạo cảnh quan, hoàn thiện tuyến kè dọc bờ biển ở huyện Phú Quý.

Chuyên gia năng lượng: Giá điện Việt Nam rẻ vì được trợ giá

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Theo ông Hà Đăng Sơn, giá năng lượng của Việt Nam hiện nay là đang được trợ giá do chính sách an sinh xã hội và nhiều chính sách khác của Chính phủ.

Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, đạt 53.404 tấn, tương đương 12,43 triệu USD.

Việt Nam thúc đẩy sáng tạo số vì mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:00
Việt Nam đang có những bước chuyển mình quan trọng từ hạ tầng viễn thông sang hạ tầng số, từ hạ tầng thông tin liên lạc sang hạ tầng nền kinh tế số và từ công nghệ..