ĐBQH: Công đoàn cơ sở như "cậu bé tí hon nhưng phải khoác áo quá lớn"

Hoàng Thị Bích
Thứ 3, 18/06/2024 | 12:46
0
Công đoàn cơ sở có mạnh thì tổ chức công đoàn mới mạnh, song theo ĐBQH thực tế cho thấy hoạt động của công đoàn cơ sở thời gian qua còn nhiều lúng túng.

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, sáng 18/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).

Nêu ý kiến, ĐBQH Nguyễn Phi Thường (đoàn Hà Nội) cho rằng, dự thảo Luật cần có thêm một mục riêng để quy định về trách nhiệm và quyền hạn của công đoàn cơ sở.

Theo đại biểu,công đoàn cơ sở có một vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động của hệ thống công đoàn. Đây là nơi trực tiếp triển khai, cụ thể hóa các Nghị quyết, chức năng, nhiệm vụ của công đoàn.

Ông Thường cho rằng, công đoàn cơ sở có mạnh thì tổ chức công đoàn mới mạnh, song thực tế cho thấy hoạt động của công đoàn cơ sở thời gian qua còn rất nhiều lúng túng, kém hiệu quả. Vị thế, tiếng nói của công đoàn trong doanh nghiệp còn mờ nhạt. Năng lực thương lượng, đối thoại và đại diện, bảo vệ của công đoàn cơ sở vẫn là khâu yếu.  

Về nguyên nhân, ông Thường cho hay có một lý do là chưa có quy định pháp luật cụ thể, rõ ràng cho công đoàn cơ sở. Đây không chỉ là định chế pháp luật đơn thuần, mà còn là những định hướng, dẫn dắt, tạo thuận lợi trong triển khai, áp dụng cho công đoàn cơ sở.

Đối thoại - ĐBQH: Công đoàn cơ sở như 'cậu bé tí hon nhưng phải khoác áo quá lớn'

ĐBQH Nguyễn Phi Thường.

Việc quy định chung chung quyền, trách nhiệm cho tất cả các cấp công đoàn và các loại hình công đoàn cơ sở như trong dự thảo Luật là chưa hợp lý và chưa khoa học.

Đại biểu đoàn Hà Nội cũng cho rằng, ban soạn thảo cũng cần tách riêng trách nhiệm, quyền hạn của công đoàn cơ sở ở hai khu vực công và tư.

Vì công đoàn ở khu vực công hiện nay cũng rất lớn, cả về số lượng cơ sở và số đoàn viên. Có địa phương số đoàn viên là công chức viên chức chiếm trên 70%. Trong khi đó mỗi loại hình công đoàn ở các khu vực này đều có những đặc thù, trách nhiệm, quyền hạn khác nhau.

Dó đó, việc dự thảo Luật có quy định riêng về quyền, trách nhiệm của công đoàn cơ sở và từng loại hình công đoàn cơ sở là cần thiết.

Về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong dự thảo Luật quy định tương đối đầy đủ, nhưng ông Thường cho rằng quan trọng hơn ở đây là cần cho công đoàn một cơ chế để thực thi được các quyền và trách nhiệm đó.

"Thực tế hiện nay, công đoàn cơ sở được ví như "một cậu bé tí hon đang khoác một cái áo quá lớn", lúng túng và bất lực. Cán bộ công đoàn cơ sở đều hưởng lương từ doanh nghiệp, luôn chịu sức ép từ người sử dụng lao động, điều này rất khó tạo ra sự bình đẳng trong hoạt động", ông Thường nói.

Vì vậy, theo đại biểu cần thiết phải cụ thể hóa cơ chế này bằng pháp luật để công đoàn độc lập hơn với người sử dụng lao động. Trước hết là độc lập về tổ chức, chủ động về tài chính và có một chính sách bảo vệ cán bộ công đoàn hữu hiệu.

Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Phi Thường cùng nhiều đại biểu cho ý kiến về mức đóng 2% phí công đoàn theo quy định hiện hành. Đa phần các đại biểu đồng ý giữ nguyên mức này.

Ông Thường đánh giá việc tiếp tục quy định thu kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là phù hợp. Đây là điều kiện tiên quyết để công đoàn chủ động, độc lập hơn trong tổ chức và hoạt động tại cơ sở.

Tuy nhiên, ông Thường cho rằng, nên giao cho Chính phủ thống nhất quy định cụ thể về công tác thu, quản lý, sử dụng nguồn tài chính công đoàn.

"Việc này sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước về tài chính công đoàn minh bạch, chặt chẽ và hiệu quả hơn, tránh được thất thoát, lãng phí. Đồng thời, cũng khắc phục được tình trạng chủ doanh nghiệp can thiệp quá sâu vào hoạt động thu, chi tài chính của công đoàn", ông Thường cho hay. 

Kinh phí công đoàn không phải gánh nặng với doanh nghiệp

ĐBQH Nguyễn Hoàng Bảo Trân (đoàn Bình Dương) bày tỏ đồng thuận cao với việc duy trì nguồn thu kinh phí công đoàn 2% vì nhiều lý do.

Theo đại biểu, từ nhiều thập niên qua, kinh phí công đoàn được thực hiện chủ yếu ở các nước khối xã hội chủ nghĩa. Tại Việt Nam, nguồn thu kinh phí công đoàn được duy trì từ năm 1957 đến nay.

“Việc luật hóa và duy trì nguồn thu kinh phí công đoàn 2% thể hiện sự ưu việt của chế độ chủ nghĩa xã hội. Kinh phí công đoàn được sử dụng tại công đoàn cơ sở là chủ yếu để trực tiếp chăm lo cho đoàn viên, người lao động” - đại biểu nêu lý do.

Vẫn theo đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân, theo một số kết quả nghiên cứu thì kinh phí công đoàn chiếm tỉ trọng nhỏ trong chi phí của doanh nghiệp.

Theo đó, qua khảo sát thực tế, tại nhiều doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam, vướng mắc chủ yếu là thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, cần nâng cao thể chế, hoàn thiện pháp luật; rất ít có kiến nghị liên quan đến kinh phí công đoàn 2%. “Do đó vấn đề kinh phí công đoàn không phải là gánh nặng cho doanh nghiệp”, đại biểu nêu ý kiến.

Đề nghị giữ nguyên mức đóng 2% kinh phí công đoàn

Thứ 3, 18/06/2024 | 10:33
Các ĐBQH bày tỏ tán thành việc quy định kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động.

ĐBQH nêu ví dụ vụ Vạn Thịnh Phát khi góp ý Luật Công chứng (sửa đổi)

Thứ 2, 17/06/2024 | 18:37
ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà cho rằng thủ tục thành lập doanh nghiệp lớn nhỏ hiện nay quá dễ dàng và chưa bảo đảm chặt chẽ, tạo ra kẽ hở.

Sẽ lấy phiếu xin ý kiến ĐBQH về cấm tuyệt đối nồng độ cồn

Thứ 3, 11/06/2024 | 14:31
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, qua thảo luận Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Cùng tác giả

Tập trung triển khai các nội dung cải cách chính sách tiền lương

Thứ 4, 03/07/2024 | 20:25
Bộ trưởng Bộ Nội vụ chỉ đạo quyết liệt đôn đốc 31/53 địa phương còn lại hoàn thành đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025.

Công bố quyết định của Thủ tướng bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Y tế

Thứ 4, 03/07/2024 | 18:05
Theo quyết định của Thủ tướng, ông Nguyễn Tri Thức - Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế từ ngày 29/6.

Hướng dẫn chi phí thanh toán khám chữa bệnh BHYT theo lương cơ sở mới

Thứ 4, 03/07/2024 | 14:14
Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT trong giai đoạn chuyển tiếp từ 1/7/2024 - 31/12/2024.

Cấp mới, gia hạn giấy đăng ký lưu hành gần 500 thuốc, vắc-xin

Thứ 4, 03/07/2024 | 14:10
Trong số gần 500 loại được cấp mới, gia hạn theo Luật Dược 2016 lần này có cả các thuốc được cấp mới, gia hạn trong 3 năm, có loại 5 năm.

Sai lầm khi dùng thuốc tránh thai, thiếu nữ phải gặp bác sĩ gấp

Thứ 3, 02/07/2024 | 09:05
Vũ Thị Thanh bị mụn được 5 năm nay, đã từng dùng rất nhiều phương pháp từ peel da, lăn kim hay dùng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc để điều trị nhưng da không cải thiện.
Cùng chuyên mục

Vì sao lương cơ sở tăng 30% mà lương hưu chỉ tăng 15%?

Thứ 7, 29/06/2024 | 13:15
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong cho biết, lương hưu được điều chỉnh dựa trên việc tăng chỉ số CPI nhiều năm qua.

Kỳ vọng cải cách tiền lương sớm đi vào cuộc sống

Thứ 7, 29/06/2024 | 11:25
ĐBQH đánh giá Kỳ họp thứ 7 là một kỳ họp đặc biệt, quyết định những vấn đề quan trọng, đồng thời kỳ vọng các Luật, Nghị quyết được thông qua sớm đi vào cuộc sống.

Từ 1/7/2024, điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu

Thứ 7, 29/06/2024 | 10:44
Chính phủ sẽ điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân dự án phục hồi phát triển kinh tế xã hội

Thứ 7, 29/06/2024 | 09:56
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết số 43 và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia.

“Dao có tính sát thương cao” sẽ được quản lý theo 3 cấp độ

Thứ 7, 29/06/2024 | 08:54
Quốc hội thống nhất việc quản lý "dao có tính sát thương cao" theo mục đích sử dụng gồm công cụ lao động sản xuất hàng ngày, vũ khí thô sơ và vũ khí quân dụng.