Doanh nghiệp kêu cứu vì nghẹt thở với “3 tại chỗ”

Doanh nghiệp kêu cứu vì nghẹt thở với “3 tại chỗ”

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 2, 09/08/2021 | 15:32
0
Sớm tháo gỡ những vướng mắc trong thực hiện “3 tại chỗ” và ưu tiên được tiêm vắc-xin cho lao động là mong muốn của doanh nghiệp để tiếp tục duy trì mục tiêu kép.

Nhận được cuộc gọi hỏi thăm sức khoẻ, chị N.T.L. – công nhân tại công ty TNHH May mặc Xuất khẩu Impulse Fashion Việt Nam - như muốn oà khóc vì tình hình dịch tại TP.HCM ngày càng phức tạp.

Chị L. là một trong hàng trăm công nhân đăng ký thực hiện “3 tại chỗ” - tức sản xuất, cách ly, ăn nghỉ tại chỗ từ ngày 15/7. Tuy nhiên, đến ngày 22/7, tại khu làm việc của công nhân phát hiện 1 ca nhiễm Covid-19 qua test nhanh, mọi hoạt động sản xuất phải dừng lại.

Ngay sau đó, toàn bộ công nhân được kiểm tra, phân loại F1 khi tiếp xúc gần với ca nhiễm. Đến ngày 2/8, thêm 2 ca nhiễm nữa được phát hiện do liên quan đến nguồn lây F0 ban đầu.

“Ăn, ngủ và làm việc tại nhà máy được 1 tuần thì có ca nhiễm, chúng tôi ai cũng lo sợ. Mọi người không dám nói chuyện, tiếp xúc gần với nhau vì phải đảm bảo an toàn cho bản thân. Chúng tôi đã phải ở công ty 3 tuần rồi, dù được xét nghiệm âm tính 5 lần nhưng vẫn không được về nhà vì chính quyền địa phương không cho phép”, chị L. nói.

Không chỉ riêng chị L., mà hàng nghìn công nhân tại nhiều công ty khác ở TP.HCM đều phải đối mặt với tình cảnh “ở không được mà về chẳng xong” khi công tác “3 tại chỗ” không đem lại hiệu quả, nhất là đối với hầu hết các doanh nghiệp phía Nam.

Kinh tế vĩ mô - Doanh nghiệp kêu cứu vì nghẹt thở với “3 tại chỗ”

Hầu hết các doanh nghiệp đều đối mặt với tình thế khó khăn khi áp dụng "3 tại chỗ".

“3 tại chỗ” - khó chồng khó cho doanh nghiệp

Chia sẻ với PV Người Đưa Tin Pháp Luật, ông Bạch Quang Minh - Giám đốc công ty TNHH May mặc Xuất khẩu Impulse Fashion Việt Nam - cho biết, tình hình dịch nằm ngoài sức chống chịu của cả hệ thống doanh nghiệp.

Những tưởng việc “3 tại chỗ” chỉ thực hiện trong vòng 15 ngày theo Chỉ thị 16, song việc liên tục gia hạn thêm thời gian giãn cách xã hội tại TP.HCM do dịch vẫn chưa thể kiểm soát khiến ban lãnh đạo công ty cũng như công nhân đều cảm thấy đuối sức.

“Thời điểm thực hiện 3 tại chỗ, chúng tôi tin tưởng rằng sẽ thành công giống các tỉnh phía Bắc như Bắc Ninh, Bắc Giang. Tuy nhiên, dịch tại TP.HCM khó kiểm soát hơn và thời gian ban đầu theo Chỉ thị 16 là 15 ngày, song, đến thời điểm này, chúng tôi thực hiện 3 tại chỗ đã gần 1 tháng, điều này thực sự quá tải, chi phí quá lớn khiến công ty không chịu nổi”, ông Minh bộc bạch và nói rằng, đây là một bài toán đánh đổi rất lớn của doanh nghiệp.

Kinh tế vĩ mô - Doanh nghiệp kêu cứu vì nghẹt thở với “3 tại chỗ” (Hình 2).

Doanh nghiệp ngành xuất khẩu mong muốn được tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện “3 tại chỗ”, ưu tiên được tiêm vắc-xin cho lao đông.

Theo vị Giám đốc này, khi trong công ty phát hiện ca F0 đầu tiên qua xét nghiệm nhanh, toàn bộ hoạt động tại xưởng may đã phải dừng lại. Dù dừng hoạt động, nhưng lao động không được phép trở về nhà để tự cách ly.

“Các chi phí ăn uống, thuốc men, tiền lương chúng tôi vẫn phải trả để công nhân an tâm. Mỗi lần xét nghiệm cho toàn bộ công nhân, số tiền lên đến 100 triệu đồng. Song, đến thời điểm này, ban lãnh đạo công ty đã quá tải", ông Minh nói.

Không được lao động, xét nghiệm nhiều lần âm tính, hàng trăm lao động muốn được trở về nhà để tự cách ly vì lo sợ nguồn lây tiềm ẩn tại chính nhà máy. Nhưng điều này là không được phép theo quy định của chính quyền sở tại 

Là một trong hàng trăm công ty may mặc tại TP.HCM, công ty Impulse Fashion cũng phải đối diện với việc mất đơn hàng lớn, thậm chí có những đơn hàng đã ký và kéo dài đến hết quý II năm sau.

Đơn hàng của tháng 8 không thể xuất đi, công nhân lại phải dừng việc, ông Minh mong muốn Chính phủ và Bộ ngành đẩy nhanh tiến độ, sớm tháo gỡ những vướng mắc trong thực hiện “3 tại chỗ”, ưu tiên được tiêm vắc-xin cho lao động để có thể tiếp tục duy trì mục tiêu kép. 

Nhanh chóng gỡ khó cho doanh nghiệp

Thực tế việc triển khai “3 tại chỗ” trong thời gian qua bộc lộ nhiều bất cập, việc triển khai chỉ có thể hiệu quả trong thời gian ngắn hạn, khoảng 1 - 2 tuần. Về dài hạn nếu có phát sinh nguồn lây bệnh thì “3 tại chỗ” sẽ tạo thành ổ lây nhiễm lớn.

Trong kiến nghị mới đây gửi đến bộ Y tế, bộ Công Thương nhắc lại cụm từ “tứ bề thọ địch” được nhiều doanh nghiệp ví von trong thời gian thực hiện mục tiêu kép và cho rằng, khó khăn lớn nhất trong việc triển khai “3 tại chỗ” là cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp không đủ điều kiện đáp ứng công tác phòng chống dịch, chi phí thực hiện quá lớn.

Theo đó, bộ Công Thương đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa phòng chống dịch vừa duy trì sản xuất an toàn. 

Bộ nhấn mạnh về việc quy định cụ thể đối với trường hợp người lao động được về nhà, có cam kết của doanh nghiệp với địa phương, người lao động với doanh nghiệp. Và việc di chuyển bằng phương tiện cá nhân giữa nơi ở và cơ sở sản xuất, kinh doanh, đảm bảo các biện pháp an toàn tương tự trường hợp F1 tự cách ly tại gia đình và di chuyển theo tuyến cố định, không dừng đỗ dọc đường…

Kinh tế vĩ mô - Doanh nghiệp kêu cứu vì nghẹt thở với “3 tại chỗ” (Hình 3).

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, phải nhanh chóng chia sẻ và giảm gánh nặng cho doanh nghiệp.

Hoan nghênh kiến nghị của bộ Công Thương, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, các kiến nghị hướng đến doanh nghiệp cần có sự linh hoạt, cụ thể hơn ở từng địa phương.

Hiện các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn, trong đó, việc thực hiện chính sách “3 tại chỗ” chỉ phù hợp trong khoảng thời gian ngắn, nếu kéo dài, doanh nghiệp khó có thể cầm cự.

“Tôi phải nhắc lại bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn giữ an toàn cho chính lao động và nhà máy, bởi đó chính là vấn đề sống còn của họ. Vì thế, chúng ta phòng chống dịch nhưng phải đảm bảo việc nguồn cung ứng không để bị đứt gãy, phải chia sẻ và giảm gánh nặng cho doanh nghiệp ngay lúc này”, bà Lan nói với PV Người Đưa Tin Pháp Luật.

Theo bà Lan, với bất cứ nền kinh tế nào ở thời điểm này, vắc-xin Covid-19 chính là cứu cánh, là giải pháp căn cơ, hữu hiệu nhất.

Theo chuyên gia, Chính phủ cần sớm có hướng dẫn, các văn bản dưới Luật để miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19

Phát biểu kết thúc Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thủ tướng với doanh nghiệp ngày 8/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết sẽ thành lập Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhằm vừa chống dịch thành công, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Chính phủ cũng sẽ ban hành một nghị quyết nhằm thực hiện Nghị quyết số 30 của Quốc hội đảm bảo vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Hai Nghị quyết này sẽ cố gắng đáp ứng những gì cao nhất có thể trong điều kiện kinh tế đất nước cũng như trong thẩm quyền của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất cho doanh nghiệp.

Bộ Công Thương kiến nghị tháo gỡ “3 tại chỗ”

Thứ 7, 07/08/2021 | 20:05
Theo bộ Công Thương, giải pháp “3 tại chỗ” sau một thời gian triển khai bộc lộ những bất cập nhất định, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam.

Ách tắc “3 tại chỗ”, doanh nghiệp chế biến gỗ lo ngại vỡ kế hoạch

Thứ 7, 07/08/2021 | 14:51
Vì không đáp ứng quy định “3 tại chỗ” nên gần 100% nhà máy của doanh nghiệp ngành gỗ tại khu vực TP.HCM đã phải ngưng hoạt động. Doanh nghiệp có đơn hàng lại lo không giao hàng đúng hẹn phải bồi thường hợp đồng.

Chỉ có 30% doanh nghiệp thủy sản đảm bảo được điều kiện "3 tại chỗ"

Thứ 4, 04/08/2021 | 20:43
Theo VASEP, chỉ có khoảng 30% các DN thủy sản đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ” và chỉ huy động được 30-50% số lượng lao động.
Cùng tác giả

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Samsung sẽ đầu tư thêm 1 tỷ USD mỗi năm tại Việt Nam

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:05
Mong muốn và tin tưởng Việt Nam sẽ liên tục cải thiện môi trường kinh doanh, phía Samsung cho biết sẽ đầu tư thêm khoảng 1 tỷ USD mỗi năm thời gian tới.

Trình Chính phủ ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp trước 15/5

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:11
Bộ Công Thương được giao trình Chính phủ Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn trước 15/5.

Thủ tướng chỉ rõ 12 "từ khóa" trong phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:50
12 chữ mang tính chất "từ khóa" trong phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng được Thủ tướng chỉ rõ là truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững.

Thu ngân sách vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:25
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Đồng bằng sông Hồng ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng, đứng đầu cả nước trong năm 2023.
Cùng chuyên mục

Những giá trị bất ngờ từ sản xuất cà phê bền vững

Thứ 6, 10/05/2024 | 22:23
Nhờ việc liên kết, sản xuất bền vững đã giúp nhiều nông dân trồng cà phê thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Sản lượng, chất lượng cà phê cũng được nâng cao.

Bình Thuận đạt chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất trong 15 năm trở lại

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:00
Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Bình Thuận đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố, tăng 24 bậc, đạt 68,06 điểm, tăng 3,67 điểm so với năm 2022.

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Nhiều điểm mới trong quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2030

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:00
Tỉnh Lâm Đồng có 7 mục tiêu phát triển để trở thành điểm đáng đến, đáng sống, khẳng định vị thế và vai trò đối với vùng Tây Nguyên từ nay đến năm 2030.

Vĩnh Phúc là địa phương doanh nghiệp FDI lạc quan nhất trong năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:08
Năm 2023, mức độ lạc quan của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam bị giảm sút do những biến động trong bối cảnh thế giới cộng hưởng với các lực thị trường giảm sút.
     
Nổi bật trong ngày

Tại sao vàng SJC vẫn tăng như vũ bão dù đã có các phiên đấu thầu?

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Giá vàng miếng SJC tăng như vũ bão, lên 92 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài, cần sửa đổi Nghị định 24.

Bình Thuận đạt chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất trong 15 năm trở lại

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:00
Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Bình Thuận đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố, tăng 24 bậc, đạt 68,06 điểm, tăng 3,67 điểm so với năm 2022.

Lần đầu tiên 15 tấn củ sen của Đồng Tháp được xuất khẩu sang Nhật Bản

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:30
Đồng Tháp vừa xuất khẩu 15 tấn củ sen đầu tiên vào thị trường Nhật Bản, đánh dấu mốc đưa sản phẩm sen thâm nhập vào một trong những thị trường khó tính của thế giới.

Giá vàng 10/5: Vàng SJC tăng kỷ lục, lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:40
Sáng 10/5, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, trong đó thương hiệu SJC vọt lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay.

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.