Dự báo sức mua dịp Tết Nhâm Dần và mối lo của doanh nghiệp, tiểu thương

Dự báo sức mua dịp Tết Nhâm Dần và mối lo của doanh nghiệp, tiểu thương

Thứ 2, 15/11/2021 | 09:54
0
Sản xuất, hoạt động cầm chừng, nghe ngóng thị trường là cách mà nhiều doanh nghiệp hay tiểu thương tại chợ truyền thống đang làm dù đã vào mùa mua sắm cho Tết 2022.

Doanh nghiệp không dám bung ra sản xuất hàng Tết

Nếu như những năm trước, thời điểm này các doanh nghiệp ở Tp.HCM rầm rộ sản xuất hàng hóa Tết, năm nay, nhiều doanh nghiệp lại sản xuất dè chừng, ngại bung hàng đón Tết. Lý do dẫn đến thực trạng này, phần vì vừa tái sản xuất sau dịch, phần vì sức mua yếu và chi phí sản xuất tăng cao.

Công ty Cổ phần TNHH Ba Huân, đơn vị sản xuất, kinh doanh thịt và trứng gia cầm, đến thời điểm này vẫn chưa dám bung ra sản xuất hết công suất. Qua khảo sát, sức mua của thị trường yếu, giảm khoảng 30% so với trước dịch bệnh nên công ty dù triển khai các chương trình giảm giá sâu nhưng sức mua vẫn chậm. Trước đây, mỗi ngày công ty tiêu thụ khoảng 1,5 triệu trứng gia cầm thì hiện nay bán được chưa đến 1 triệu trứng.

Bà Phạm Thị Huân, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần TNHH Ba Huân cho biết, công ty tiếp tục thăm dò thị trường rồi mới chuẩn bị nguồn hàng Tết: "Chi phí sản xuất tăng, cái gì cũng tăng thì sẽ tăng giá sản phẩm, nhưng tăng ở mức cho phép theo bình ổn thị trường trước Tết, ngay Tết, sau Tết. Chúng tôi cam kết không thiếu thực phẩm ngành hàng của này dịp Tết".

Theo dự báo của một số công ty nghiên cứu thị trường, sức mua trong tết Nhâm Dần 2022 sẽ giảm 10% - 20% so với Tết năm trước, do ảnh hưởng của dịch bệnh, người dân thắt chặt chi tiêu. Người dân cũng lo ngại dịch bệnh, hạn chế tập trung mua sắm nên thị trường khó nhộn nhịp như mọi năm.

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm Tp.HCM cho biết, nhiều doanh nghiệp sản xuất thực phẩm tết cũng đang khó khăn sau dịch và chưa dự báo được thị trường nên sẽ không dự trữ hàng hóa nhiều như mọi năm.

Xu hướng thị trường - Dự báo sức mua dịp Tết Nhâm Dần và mối lo của doanh nghiệp, tiểu thương

Dù chợ Bến Thành đã mở cửa từ đầu tháng 10 nhưng lượng khách đến chợ không nhiều. Ảnh báo Sài Gòn Tiếp Thị 

Theo Bà Lý Kim Chi, doanh nghiệp chưa dự đoán được thị trường sẽ phát triển tốt hay không? Hay diễn biến như thế nào với tình hình dịch bệnh nên điều đó khiến họ cũng không yên tâm. Hằng năm, đến thời điểm này các doanh nghiệp đã chuẩn bị nguồn hàng gối đầu 1 tháng trước Tết, 1 tháng sau Tết …dự trữ tăng 20%, nhưng năm nay thì nguồn hàng dự trữ không tăng nhiều như các năm trước.

Tiểu thương không mạnh tay dự trữ hàng Tết

Hiện nay, sức mua tại các chợ truyền thống trên địa bàn Tp.HCM vẫn chậm khiến tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ nhu cầu tết như bánh mứt, kẹo, đồ khô… không dám trữ hàng nhiều.

Khác với mọi năm, không khí chuẩn bị nguồn hàng phục vụ cho thị trường Tết Nguyên đán 2022 ở các khu chợ như Bến Thành (quận 1), An Ðông (quận 5), Bình Tây (quận 6), Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), hiện đang trong tình trạng im hơi lặng tiếng. Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng bánh kẹo, mứt cho biết chỉ mua vào một số lượng hàng tượng trưng để bán, thậm chí nhiều sạp kinh doanh chưa có kế hoạch mua hàng do lo ngại sức mua giảm trong dịp tết sắp tới.

Với chợ Bến Thành, dù đã mở cửa từ đầu tháng 10 nhưng lượng khách đến chợ Bến Thành hầu như không có. Chủ sạp 949 – Hương Xuân, kinh doanh bánh kẹo tại chợ Bến Thành, chia sẻ hơn 20 năm kinh doanh ở chợ chưa bao giờ ế ẩm như năm nay. Sức mua dịp tết năm nay khó đoán nên nếu ôm hàng trong dịp tết này rủi ro rất cao.

Bà Dương Thị Thanh Thủy, 41 tuổi, kinh doanh tại chợ Bến Thành hơn 10 năm, cho biết vẫn đang nghe ngóng và chưa dám đặt hàng bán tết. Theo bà Thủy, đặc thù của chợ là bán cho khách du lịch là chính, nhưng dù chợ đã mở cửa từ đầu tháng 10, lượng khách vẫn rất ít.

Cũng trong hoàn cảnh tương tự, chợ Bình Tây, khu chợ sỉ lớn nhất Tp.HCM những ngày này, các hoạt động buôn bán, chào hàng, đóng gói, chuyển hàng đi tỉnh không tất nập người mua kẻ bán mà thay vào đó là cảnh tượng vắng lặng.

Theo tiểu thương nơi đây, các công ty thường đến giới thiệu sản phẩm mới, hoặc mời nhập hàng về bán cũng chưa xuất hiện. Nguồn cung bánh, mứt từ Trung Quốc hay Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng trở nên khan. Nhiều cửa hàng không trụ nổi đã phải đóng sạp.

Hoạt động cầm chừng, nghe ngóng thị trường và chờ đợi người tiêu dùng là cách mà các tiểu thương tại chợ truyền thống đang làm mặc dù đã vào mùa mua sắm cho Tết Nguyên đán 2022

Tết là mùa làm ăn lớn nhất trong năm của các doanh nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm cũng như các tiểu thương tại chợ truyền thống. Tuy nhiên, năm nay, sau dịch bệnh, các chi phí sản xuất tăng, sức mua yếu, thị trường khó dự báo... khiến doanh nghiệp khó khăn trong tính toán lượng hàng, giá bán lẻ nên dè dặt trong việc tăng sản lượng hàng hóa, không dám bung ra sản xuất cho dịp tết như các năm trước. Và các tiểu thương cũng không dám mạnh tay dự trữ hàng Tết.

Nguồn hàng dồi đào đảm bảo phục vụ Tết

Theo các chuyên gia, mùa mua sắm cuối năm nay sẽ có rất nhiều thách thức cho các nhà kinh doanh sau một thời gian dài giãn cách. Tuy nhiên, nguồn hàng phục vụ thị trường cuối năm và thị trường Tết vẫn đảm bảo khá dồi dào, giá cả ổn định để chia sẻ khó khăn với người dân.

Ông Lê Huỳnh Minh Tú, Phó Giám đốc Sở Công Thương Tp.Hồ Chí Minh cho biết, thời gian này những năm trước, Sở đã lên kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng Tết. Năm nay, do điều kiện khó khăn vì dịch bệnh, nên việc đi lại giao thương với các tỉnh cũng khó khăn hơn. Sở cùng các đơn vị, doanh nghiệp cung ứng đã phải xuống các tỉnh, thành làm việc với Sở Công Thương các địa phương để rà soát lại nguồn hàng, xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa phục vụ Tết.

"Hiện nay, các doanh nghiệp đã làm việc với các nhà sản xuất, cung ứng ở các tỉnh, thành và cam kết đảm bảo đầy đủ hàng hóa Tết cho dù bất cứ tình huống nào xảy ra. Ngoài ra, để kiểm soát giá cả bình ổn, nhiều đơn vị và các doanh nghiệp của thành phố cũng đã có kế hoạch dự trữ nguồn hàng dồi dào, phong phú hơn để có giá bình ổn khi thị trường có biến động, sức mua tăng đột biến vào dịp cận Tết”, ông Lê Huỳnh Minh Tú nói.

Theo nghiên cứu thị trường của Kantar Việt Nam, trải qua một đợt dịch bệnh, thu nhập của người dân cũng giảm đáng kể. Người tiêu dùng vẫn sẽ ăn Tết, nhưng với quy mô nhỏ hơn và người tiêu dùng cũng đã có kinh nghiệm trữ thực phẩm Tết vừa phải, đồ uống được người dân chọn mua cũng là loại hợp túi tiền để có thể tiết kiệm chi tiêu vào dịp cao điểm Tết.

"Người tiêu dùng sẽ ưu tiên giá cả và chú trọng chất lượng tương xứng để tiết kiệm chi tiêu. Ngay cả cách thức mua sắm quà tặng Tết năm nay cũng khác. Dự báo, sẽ có 40% lựa chọn tặng quà giao đến nhà người nhận", bà Nguyễn Phương Nga, đại diện Kantar Việt Nam phân tích.

Theo ông Phạm Hồng Sơn, Giám đốc Unilever toàn cầu Gro 24/7, mặc dù kinh tế còn đang phục hồi, thu nhập của người dân chưa hồi phục nhưng nhiều nhà bán lẻ vẫn đánh giá mùa Tết năm nay, sức mua cũng sẽ khôi phục. Bởi căn cứ vào hàng năm, doanh số mùa Tết thường chiếm đến 40% doanh số cả năm. Vì vậy, nhiều nhà phân phối, bán lẻ cũng đã có những kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng Tết phong phú hơn để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu mua sắm Tết của khách hàng.

Đào Vũ (Theo báo Tin Tức, VOV, Sài Gòn Tiếp thị)

Thị trường chứng khoán: Những con số xô đổ nhiều kỷ lục và dự báo

Thứ 2, 08/11/2021 | 16:26
Hàng triệu tài khoản mở mới, những phiên giao dịch tỷ đô, dòng tiền dồi dào xô đổ nhiều kỷ lục đang là bức tranh nhiều màu sắc của thị trường chứng khoán.

Thị trường nông sản tuần qua: Giá gạo tăng nhẹ, giá cà phê giảm

Chủ nhật, 07/11/2021 | 19:43
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong tuần qua từ ngày 1 đến 5/11, giá gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã có sự tăng nhẹ trở lại.
Cùng tác giả

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
Cùng chuyên mục

Hệ thống vận tải thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Nga

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:26
3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nga đạt gần 10 triệu USD, tăng 65% so với cùng kỳ; là thị trường nhập khẩu cá ngừ đơn lẻ lớn thứ 4 của Việt Nam.

Lý do “bùng nổ” cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam và bài toán thị phần

Thứ 6, 17/05/2024 | 08:00
Mô hình cửa hàng tiện lợi lên ngôi vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng độ phủ nhưng cũng khiến các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chật vật giữ thị phần.

Top 10 tỉnh thành dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:56
Báo cáo nêu rõ, năm 2023 là năm khó khăn đối với kinh tế Việt Nam trước tác động từ cả bên trong và bên ngoài.

Biến cơ hội thành tiềm năng nhờ hợp tác quốc tế trong nông nghiệp

Thứ 2, 13/05/2024 | 18:46
Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, Việt Nam cần sự tư vấn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm từ các đối tác đi trước để phát triển xanh, bền vững ngành nông nghiệp.

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc liên tục sụt giảm

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:03
Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc liên tục ghi nhận sụt giảm từ tháng 2 do ảnh hưởng của lạm phát và cạnh tranh nguồn cung.
     
Nổi bật trong ngày

Hệ thống vận tải thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Nga

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:26
3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nga đạt gần 10 triệu USD, tăng 65% so với cùng kỳ; là thị trường nhập khẩu cá ngừ đơn lẻ lớn thứ 4 của Việt Nam.

Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, đạt 53.404 tấn, tương đương 12,43 triệu USD.

Lý do “bùng nổ” cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam và bài toán thị phần

Thứ 6, 17/05/2024 | 08:00
Mô hình cửa hàng tiện lợi lên ngôi vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng độ phủ nhưng cũng khiến các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chật vật giữ thị phần.

Việt Nam thúc đẩy sáng tạo số vì mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:00
Việt Nam đang có những bước chuyển mình quan trọng từ hạ tầng viễn thông sang hạ tầng số, từ hạ tầng thông tin liên lạc sang hạ tầng nền kinh tế số và từ công nghệ..

Giá vàng 16/5: Vàng tăng mạnh trước giờ đấu thầu

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:30
Sáng 16/5, giá vàng miếng SJC bất ngờ tăng mạnh trước phiên đấu thầu lần thứ 7. Theo đó, giá vàng miếng lên trên mốc 90 triệu đồng/lượng.