Đức đối mặt nguy cơ thiếu hụt năng lượng do giá cả leo thang

Đức đối mặt nguy cơ thiếu hụt năng lượng do giá cả leo thang

Thứ 3, 05/07/2022 | 07:00
0
Đức có thể đối mặt với nguy cơ thiếu hụt khí đốt trong những tháng tới nếu đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 không nối lại hoạt động.

Theo bài phỏng vấn đăng trên tạp chí WirtschaftsWoche ngày 4/7, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Liên bang Đức (Bundesnetzagentur) Klaus Mueller cảnh báo khoản tín dụng trị giá 15 tỷ euro (15,64 tỷ USD) của chính phủ dùng để mua khí đốt là không đủ. Khoản tiền trên có thể không đủ để Đức tích trữ khí đốt cho mùa đông khi việc thiếu hụt nguồn cung có nguy cơ đẩy giá lên cao hơn.

Theo ông Mueller, khi giá khí đốt càng tăng, thì các mục tiêu tích trữ khí đốt vào tháng 10 và tháng 11 tới càng đắt đỏ hơn.

Bên cạnh đó, nền kinh tế lớn nhất châu Âu cũng có thể đối mặt với nguy cơ thiếu hụt khí đốt trong những tháng tới, nếu đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 không nối lại hoạt động sau khi tạm ngừng vận hành do công tác bảo trì trong tháng 7. Đường ống này dự kiến sẽ tạm ngừng vận hành để bảo trì hàng năm trong khoảng thời gian 10 ngày, từ ngày 11-21/7.

Đức đã đặt mục tiêu lấp đầy lượng khí đốt trong kho lên mức 80% và 90% lần lượt vào tháng 10 và tháng 11 tới. Hiện lượng khí đốt trong kho ở mức khoảng 61%.

Ngày 2/7 vừa qua, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Kinh tế và Bảo vệ khí hậu Liên bang Đức Robert Habeck cảnh báo, nước này có thể sẽ phải đối mặt với khả năng Nga tiếp tục trì hoãn việc vận chuyển khí đốt qua đường ống Dòng chảy Phương Bắc 1 sau thời gian ngừng hoạt động để bảo dưỡng theo kế hoạch trong tháng này. Theo Bộ trưởng Habeck, việc thiếu khí đốt từ Dòng chảy Phương Bắc 1 có thể dẫn đến bùng nổ giá cả tại một số nhà cung cấp dịch vụ thành phố. 

Trước đó, ông Habeck cũng từng bày tỏ lo ngại Đức có thể đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt nghiêm trọng hơn so với cú sốc dầu mỏ năm 1973.

Quan chức này cho rằng tình trạng thiếu hụt khí đốt nghiêm trọng là nguyên nhân chính và kịch bản xấu nhất có thể diễn ra vào mùa đông tới, khi nhiều nhà máy có thể phải đóng cửa, công nhân mất việc làm, người dân khó chi trả tiền khí đốt sưởi ấm.

"Nếu tình huống xấu nhất xảy ra, chuỗi cung ứng sẽ sụp đổ, người dân sẽ nghèo đi và nỗi giận dữ sẽ bao trùm cả đất nước", ông Habeck nói.

Bộ trưởng Habeck nhận định đà tăng giá tiêu dùng ở Đức vẫn chưa kết thúc, chi phí năng lượng sẽ chỉ "tăng dần lên". "Nhiều người sẽ bị ảnh hưởng hơn", ông nói và cho rằng Đức đang ở tình cảnh chưa từng thấy do "khủng hoảng khí đốt".

Ông cũng cảnh báo nếu nguồn cung khí đốt Nga vẫn ở mức thấp như hiện nay, Đức sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt trầm trọng, có thể tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, khi OPEC quyết định ngừng bán dầu sang Mỹ, Nhật và Tây Âu, nhằm trừng phạt nhóm này vì đã ủng hộ Israel trong cuộc xung đột với liên quân Ai Cập - Syria.

"Mùa đông phía trước chắc chắn sẽ đầy khó khăn, một số ngành sản xuất sẽ phải đóng cửa. Đó sẽ là thảm họa với nhiều ngành công nghiệp trong thời gian dài, thay vì chỉ vài ngày hay vài tuần", ông Habeck nhấn mạnh.

Đầu tháng 6, lượng khí đốt của Nga đến Đức qua đường ống Nord Stream 1 dưới biển đã bị cắt giảm tới 60% do các vấn đề kỹ thuật phát sinh từ các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga.

Để đối phó với cuộc khủng hoảng, Chính phủ Đức đã kích hoạt giai đoạn "báo động" thứ hai của kế hoạch khẩn cấp khí đốt ba cấp độ vào ngày 23/6. Kế hoạch đã được chuẩn bị để tránh sự gián đoạn có thể xảy ra đối với nguồn cung cấp khí đốt. Berlin đã cảnh báo về tình trạng thiếu nhiên liệu trong bối cảnh nguồn cung từ Nga đang giảm dần.

Trong khi Berlin coi quyết định của Gazprom mang động cơ "chính trị", thì Moscow lập luận rằng tập đoàn năng lượng Nga không thể duy trì dòng khí một cách an toàn nếu không có tuabin đã được công ty Đức Siemens Energy gửi đến Canada để bảo trì, nhưng vẫn chưa được trả lại, do các lệnh trừng phạt kinh tế của Canada đối với Nga.

Trong khi đó, Chính phủ Canada cho biết đang tìm cách khắc phục sự cố. “Mục đích của các lệnh trừng phạt là không bao giờ gây ra đau đớn cho Đức, một trong những người bạn và đồng minh thân thiết nhất của chúng tôi”, Bộ trưởng Tài nguyên Canada Jonathan Wilkinson nói với Bloomberg.

Cơ quan Năng lượng Liên bang Đức thông báo sẽ làm việc để giảm mức tiêu thụ khí đốt của các nhà sản xuất nhằm đối phó với tình huống khẩn cấp đang diễn ra. Quốc gia này lo ngại về dự trữ khí đốt cho mùa đông tới.

Minh Hoa (t/h theo Vietnam+, Lao Động)

G7 thảo luận về khí hậu, tuyên bố đảm bảo nguồn cung năng lượng

Thứ 4, 29/06/2022 | 08:57
Một số nội dung về khí hậu trong thông báo G7 có thể vấp phải ý kiến trái chiều từ các tổ chức môi trường phản đối việc tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

"Chìa khoá" giúp Ukraine thoát hoàn toàn sự phụ thuộc năng lượng từ Nga

Thứ 6, 03/06/2022 | 21:33
Năng lượng hạt nhân đáp ứng khoảng một nửa nhu cầu điện của Ukraine, trong tương lai nước này có thể trở thành nhà cung cấp điện cho Tây Âu.

G7 chia rẽ về khung thời gian loại bỏ năng lượng than đá

Thứ 6, 27/05/2022 | 14:30
Các nước thành viên G7 chưa tìm được tiếng nói chung liên quan đến đề xuất của Đức về mục tiêu loại bỏ dần sản xuất điện than vào năm 2030.

EU công bố vòng trừng phạt mới vào năng lượng của Nga

Thứ 4, 04/05/2022 | 15:49
Giá dầu thô Brent tăng 2% lên mức 107,11 USD/thùng vào khoảng 9h giờ CET (14h giờ Việt Nam), tăng 37,5% kể từ đầu năm.
Cùng chuyên mục

Ukraine tấn công quy mô lớn, Nga phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:00
Quân đội Nga đã phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái gồm xuồng máy không người lái, máy bay không người lái trong đợt tấn công quy mô lớn của lực lượng Ukraine.

Châu Âu tự “lách” lệnh trừng phạt khi nhập dầu Nga qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ?

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:45
Việc chuyển hướng dầu của Nga qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ là hình thức “lách” các lệnh trừng phạt mà còn tạo ra nguồn thu thuế đáng kể cho Moscow.

Phần Lan “không mặn mà lắm” với ý tưởng gửi quân NATO tới Ukraine

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt như Phần Lan cũng như các nước vùng Baltic rõ ràng rất nhạy cảm với vấn đề này.

Đan Mạch công bố gói viện trợ quân sự thứ 18 cho Ukraine

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:40
Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch khẳng định rằng tình hình ở Ukraine rất nghiêm trọng, do đó cần đảm bảo sự hỗ trợ liên tục và lớn từ các đồng minh cho Kiev.

Sở chỉ huy Ukraine bốc cháy, cột bụi bốc cao hàng chục mét sau đòn tấn công chính xác của Iskander-M Nga

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:00
Hình ảnh từ video công khai cho thấy, sở chỉ huy của Lữ đoàn phòng không số 302 (Ukraine) đã bị phá hủy cùng một kho đạn.
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine tấn công quy mô lớn, Nga phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:00
Quân đội Nga đã phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái gồm xuồng máy không người lái, máy bay không người lái trong đợt tấn công quy mô lớn của lực lượng Ukraine.

Phần Lan “không mặn mà lắm” với ý tưởng gửi quân NATO tới Ukraine

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt như Phần Lan cũng như các nước vùng Baltic rõ ràng rất nhạy cảm với vấn đề này.

Ông Putin và ông Tập Cận Bình cam kết một kỷ nguyên hợp tác mới

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:53
Trong ngày thứ Năm, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cam kết đề ra “một kỷ nguyên mới” với sự hợp tác giữa hai quốc gia.

Hamas: Sửa đổi đề xuất ngừng bắn từ phía Israel dẫn tới bế tắc

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:18
Thứ Tư, lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh đổ lỗi những bế tắc về thương lượng ngừng bắn ở Gaza cho Israel và khẳng định lại những nhu cầu chủ chốt về thương lượng.

Phục hồi sau suy thoái, kinh tế châu Âu sẽ tăng trưởng rất khiêm tốn

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Các hạn chế thương mại ngày càng tăng với Nga và Trung Quốc góp phần làm suy giảm vai trò của Khu vực Eurozone trong nền kinh tế toàn cầu, chuyên gia chỉ ra.