img
Thu Hương (Theo Economic, The Nation)


Bắc Cực: “Chiến trường” mới để Nga –Mỹ cùng chạy đua đầu tư quân sự?
Bắc Cực: “Chiến trường” mới để Nga –Mỹ cùng chạy đua đầu tư quân sự?

Biển Barents không phải là một nơi “dễ chịu” để chào đón mọi du khách. “Trong Chiến tranh Lạnh, một tàu ngầm ở Anh đã được điều đến đó giữa cơn bão tuyết trắng trời để trinh sát vùng biển này. Chúng tôi đã phải sử dụng công cụ làm tan băng mới có thể di chuyển được. Đây chính là điều không có gì đáng ngạc nhiên khi các tàu chiến Mỹ không đặt chân đến vùng biển này kể từ giữa những năm 1980 cho đến khi họ trở lại vào tuần trước”, báo cáo được tờ Economist đăng tải.

Theo báo cáo, sự hiện diện của tàu ngầm này nằm trong kế hoạch tiến về phía Bắc của lực lượng hải quân NATO. Năm 2018, NATO đã tổ chức cuộc tập trận lớn nhất sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh ở Na Uy - cuộc tập trận mang tên Trident Juncture, Thụy Điển và Phần Lan cũng tham gia cuộc tập trận này. Đây là lần đầu tiên sau 3 thập kỷ, Mỹ điều một tàu sân bay tiếp cận khu vực Bắc Cực, sau đó, các tàu chiến phương Tây thường xuyên ghé thăm Bắc Cực.


Bắc Cực: “Chiến trường” mới để Nga –Mỹ cùng chạy đua đầu tư quân sự?

Vào ngày 1/5, nhóm tàu gồm hai tàu khu trục, một tàu ngầm hạt nhân, tàu tiếp tế và máy bay tuần tra hàng hải tầm xa của Hải quân Mỹ đã hình thành một “lữ đoàn chiến đấu mặt nước”, cùng một tàu khu trục của Hải quân Anh đã tiến hành diễn tập nâng cao các kỹ năng chống ngầm ở biển Na Uy.

Những cuộc tập trận như thế này không có gì bất thường. Nhưng vào ngày 4/5, một số trong các tàu chiến này cùng một khu trục hạm khác tiếp tục đi về phía bắc vào Biển Barents.

Dù cho các tàu ngầm của Mỹ và Anh thường bí ẩn di chuyển trong khu vực này, trinh sát các cơ sở quân sự của Nga và do thám các cuộc tập trận của Moscow. Tuy nhiên, các tàu mặt nước đã không làm như vậy trong 20-30 năm trở lại đây.


Bắc Cực: “Chiến trường” mới để Nga –Mỹ cùng chạy đua đầu tư quân sự?

Ngày 7/5, hải quân Nga “chào đón” các vị khách không mời mà đến này và tuyên bố, Moscow cũng tiến hành tập trận bắn đạn thật ở biển Barents. Ngày 8/5, các tàu NATO buộc rời đi.

Việc NATO điều các tàu khu trục với hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến và tên lửa hành trình đến khu vực này khiến Nga đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ biển Barents là “trái tim” của sức mạnh hải quân Nga gồm cả vũ khí hạt nhân phóng từ tàu ngầm. Hạm đội phía Bắc của Nga có trụ sở tại Severomorsk trên đảo Kola, phía Đông Na Uy.

Một trong những mục tiêu của vụ tiến vào biển Barents là nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải, hải quân Mỹ cho biết. Nga áp đặt các quy định hạn chế các tàu muốn đi qua tuyến đường biển Bắc, nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Do ảnh hưởng từ sự nóng lên của Trái Đất, băng tan chảy ở Bắc Cực, tuyến đường biển này ngày càng trở nên dễ di chuyển hơn.


Bắc Cực: “Chiến trường” mới để Nga –Mỹ cùng chạy đua đầu tư quân sự?

Mỹ đã bác bỏ yêu cầu của Nga với khẳng định, theo luật biển, tàu của các quốc gia có thể đi lại vô hại trong vùng lãnh hải trên thế giới. Dù tàu chiến Mỹ không đi vào “tuyến đường biển phương Bắc” trong cuộc tập trận vừa qua nhưng hành động này của Mỹ đang từng bước đặt nền móng cho các cuộc di chuyển xa hơn trong tương lai.

Việc Nga liên tục tăng cường sức mạnh cho Hạm đội phương Bắc với tàu ngầm, thiết bị phòng không, kho vũ khí tên lửa, mở rộng quy mô Hạm đội này khiến NATO càng cảm thấy cần tăng cường chính sách quốc phòng ở vùng biển Bắc.


Bắc Cực: “Chiến trường” mới để Nga –Mỹ cùng chạy đua đầu tư quân sự?

Bắc Cực: “Chiến trường” mới để Nga –Mỹ cùng chạy đua đầu tư quân sự?

Để có thể tiến vào Đại Tây Dương, tàu Nga phải ghé Murmansk trên bán đảo Kola. Và bến cảng duy nhất của Nga có lối ra Đại Tây dương này cũng là trụ sở của Hạm đội phương Bắc hùng hậu mà Nga đầu tư mạnh với sự tập trung của nhiều căn cứ không quân, bộ binh, tên lửa, radar cùng các nhà máy đóng tàu hải quân, lò phản ứng hạt nhân. Đây có thể được xem là khu vực quân sự nhạy cảm nhất của Nga hiện nay.

Dưới thời Tổng thống Putin, Hạm đội phương Bắc được chú trọng đầu tư mạnh với sự trang bị nhiều tàu chiến tiên tiến. Năm 2018, theo Military Balance, một ấn phẩm của viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế, Hạm đội phương Bắc đã sở hữu số lượng lớn tàu tuần dương và tàu khu trục hiện đại cùng 22 tàu ngầm tấn công và nhiều tàu hỗ trợ.


Theo các chiến lược gia về hạt nhân Nga, tàu ngầm vũ trang hạt nhân như vậy được đánh giá là sẽ sống sót tốt khi bị đối phương trả đũa, tấn công. Trong trường hợp nổ ra cuộc xung đột với lực lượng hạt nhân của Mỹ, các máy bay ném bom và ICMB hạng nặng của Washington có thể dễ dàng bị tấn công trước khi tìm ra được vị trí của tàu ngầm hạt nhân Nga. Chưa kể, các tàu ngầm của Nga này có thể dễ dàng rời Murmansk và biến mất vào Đại Tây Dương rộng lớn trước sự bất lực của gián điệp Mỹ. Có điều để có được điều này, đòi hỏi tàu Nga phải được vận hành qua Biển Barents và không bị lực lượng NATO ẩn nấp gần đó chặn.


Ngoài ra, trong khu vực Murmansk còn có hàng chục máy bay chiến đấu MIG tiên tiến và nhiều hệ thống phòng không. Cuối cùng, khi năm 2019 kết thúc, lần đầu tiên các quan chức quân đội Nga chỉ ra rằng họ đã triển khai tên lửa đạn đạo phóng từ trên không Kinzhal, vũ khí có khả năng tấn công với vận tốc âm thanh đến một cơ sở ở khu vực Murmansk, cách nơi sắp diễn ra cuộc tập trận của NATO chỉ 200km.

Đặc biệt, Moscow cũng tăng cường sức mạnh của hạt nhân ở khu vực này. Giống như Mỹ, Nga duy trì bộ ba hạt nhân: tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICMB), máy bay ném bom hạng nặng, tầm xa và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM).


img

Theo hiệp hội Kiểm soát vũ khí, người Nga đang triển khai số lượng đầu đạn được phép theo quy định của hiệp định cắt giảm vũ khí chiến lược mới với 66 máy bay ném bom hạng nặng, 286 ICBM, và 12 tàu ngầm cùng 160 SLBM. Thực tế, 8 trong số tàu vũ trang hạt nhân của Nga đã giao cho Hạm đội phương Bắc.

Với Moscow, khả năng chặn một cuộc tấn công hạt nhân của Mỹ hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng bảo vệ thành trì của hải quân ở Murmansk.

Bởi lẽ đó nên, không có gì ngạc nhiên khi khu vực này trở thành vùng chiến lược quan trọng với các nhà hoạch định quân sự Nga.


Bắc Cực: “Chiến trường” mới để Nga –Mỹ cùng chạy đua đầu tư quân sự?

Không phải ngẫu nhiên, biển Bắc bỗng trở thành “miếng bánh” ngon được nhiều quốc gia nhòm ngó tới. Sự tan chảy của các tảng băng Bắc Cực cùng nguồn tài nguyên dồi dào ở đây đang mang lại ý nghĩa chiến lược lớn hơn bao giờ cho vùng đất vốn bị lãng quên một thời này.

Biển Barents, một nhánh của Bắc Băng Dương những năm gần đây thực sự trở thành điểm nóng của các hoạt động kinh tế và quân sự.

Là nơi có nguồn khoáng chất quan trọng, biển Bắc là nơi hội tụ của nhiều loại khoáng sản quý như niken, quặng sắt, phốt phát và hiện đây là nơi đang được khai thác dầu mỏ cùng khí ní tơ với số lượng lớn.


Bắc Cực: “Chiến trường” mới để Nga –Mỹ cùng chạy đua đầu tư quân sự?

So với các vùng biển khác trên khắp hành tinh, nhiệt độ ở Biển Bắc đang tăng gấp đôi. Băng tan khiến biển tiến xa về phía Bắc hàng năm và điều này khiến việc thăm dò nhiên liệu hóa thạch ngoài khơi càng trở nên khả thi. Điều này mang đến kết quả, trữ lượng lớn dầu và khí tự nhiên được hình thành dưới biển Barents.

Hiện có hai nước đang tìm cách khai thác các mỏ dầu và khí này. Na Uy mở nhà máy đầu tiên ở Bắc Cực để xuất khẩu khí đốt tự nhiên. Trong khi đó, Nga tập trung khai thác mỏ khí Shtokman ở biển Barents.

Tuy nhiên, với Nga, các mỏ dầu khí ở phía Đông biển Kara và Pechora cùng bán đảo Yamal là nơi có triển vọng khai thác dầu khí quan trọng hơn.


img

Thực tế, các công ty năng lượng của Nga đã bắt đầu sản xuất dầu tại mỏ Prirazlomnoye ở biển Pechora và mỏ Novoportovskoye trên bán đảo đó. Nguồn tài nguyên này được Nga đánh giá cao. Nhưng Nga cũng phải đối diện trước một thách thức lớn: Cách duy nhất để đưa dầu ra thị trường là các tàu chở dầu phải đi qua biển Barents, qua phía Bắc Na Uy.

Việc khai thác tài nguyên dầu khí ở Bắc Cực và chuyển đến các thị trường ở châu Âu và châu Á đang trở thành ưu tiên kinh tế lớn với Moscow khi trữ lượng hydrocarbon ở Vòng Bắc Cực bắt đầu cạn kiệt. Và chính quyền Nga hiện đang tập trung sản xuất hydrocarbon và xem đây là tương lai kinh tế của đất nước.

Trong bối cảnh đó, khai thác tài nguyên ở Bắc Cực đã trở thành mục tiêu quốc gia thiết yếu đòi hỏi phải có con đường lưu thông huyết mạch đến Đại Tây Dương thông qua biển Barents và vùng biển ngoài khơi của Na Uy.


Bắc Cực: “Chiến trường” mới để Nga –Mỹ cùng chạy đua đầu tư quân sự?

Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Washington đã xem Bắc Cực là đấu trường chiến lược quan trọng nên đã xây dựng chuỗi các căn cứ quân sự của nước này tại đây. Mục tiêu khi đó nhắm đến việc đánh chặn máy bay ném bom và tên lửa của Liên Xô bay qua Bắc Cực để đến các mục tiêu ở Bắc Mỹ.

Sau sự sụp đổ của Liên Xô, Washington từ bỏ nhiều căn cứ quân sự ở đây. Tuy nhiên, hiện tại, Lầu Năm Góc một lần nữa xác định lập lại nhiều căn cứ quân sự ở đây để sẵn sàng cho cuộc cạnh tranh quyền lực với Đức, Nga và Trung Quốc. Bắc Cực bởi vậy một lần nữa được xem là khu vực ẩn chứa nguy cơ xung đột với Nga và bởi vậy, lực lượng Mỹ đang được chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống.


Bắc Cực: “Chiến trường” mới để Nga –Mỹ cùng chạy đua đầu tư quân sự?

Ngoại trưởng Mike Pompeo là quan chức đầu tiên giải thích về khả năng chiến lược mới này tại Diễn đàn Bắc Cực ở Phần Lan hồi tháng 5. Nhà ngoại giao Mỹ cho rằng Mỹ đang chuyển sự lãng quên với khu vực này thành việc cấp tập quân sự hóa mạnh.

Nhà ngoại giao Mỹ cũng nhấn mạnh đến các mối nguy mà Mỹ có thể phải đương đầu ở Bắc Cực cũng như những việc cần thiết để bảo vệ lợi ích của Mỹ ở khu vực này.

Để đối trọng sức mạnh của Nga, Washington tăng cường hiện diện ngoại giao và quân sự trong khu vực như tổ chức các cuộc tập trận, tăng cường lực lượng, xây dựng hạm đội tàu phá băng, tăng cường sức mạnh lực lượng bảo vệ bờ biển và thiết lập các đồn quân sự mới.

Nga cho rằng, việc Mỹ xây dựng trạm radar trên đảo Na Uy, cách không xa đảo Kola, cùng với sự phối hợp với tình báo Na Uy, rõ ràng Washington đang muốn thăm dò thông tin về tàu ngầm mang tên lửa của Nga.

Việc Nga lo ngại như vậy cũng không phải vô cớ bởi tháng 8/2011, hải quân Mỹ quyết định kích hoạt hoạt động của Hạm đội thứ 2 vốn ngừng hoạt động ở Bắc Đại Tây dương.


Bắc Cực: “Chiến trường” mới để Nga –Mỹ cùng chạy đua đầu tư quân sự?

Nhiều tướng NATO lo ngại khi xảy ra xung đột, các tàu ngầm của Nga sẽ tạo ra mối đe dọa lớn cho NATO. Sau nhiều năm từ bỏ, Mỹ và NATO đang tập trung sức mạnh ở vùng chiến lược này nhằm đối trọng và kiềm chế sức mạnh của hải quân Nga.


Những cuộc tập trận của Mỹ ở vùng Bắc Cực xa xôi thực sự là một phần trong chiến lược mới của Mỹ nhằm chế ngự Nga ở khu vực cần phòng thủ nghiêm ngặt, bởi đây có thể là khởi nguồn cho một cuộc chiến tranh hạt nhân. Người Nga tất nhiên cũng nhận thức rõ về vấn đề này.

Sau Chiến Tranh Lạnh, nỗi sợ hãi về một cuộc xung đột hạt nhân lớn đã tan biến và ít người nghĩ đến những khả năng này. Tuy nhiên, viễn cảnh về một cuộc chiến lần 3 thảm khốc vẫn là điều không thể loại trừ và rất có thể nó nổ ra ở vùng xa xôi Bắc Cực, tờ The Nation nhận định.

T.H

img