Cây lúa xanh và sứ mệnh sắp xếp lại ngành gạo Cây lúa xanh và sứ mệnh sắp xếp lại ngành gạo

Nhìn lại năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 4,8 tỷ USD, tăng 17,4% về lượng và 39,4% về giá trị so với năm 2022. Với diện tích tự nhiên hơn 4 triệu ha, trong đó 2,5 triệu ha đất dùng cho sản xuất nông nghiệp, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong các vùng sản xuất lúa gạo chính của Việt Nam.

Sản lượng lúa tại vùng những năm gần đây luôn ổn định ở mức 24-25 triệu tấn, chiếm trên 55% sản lượng lúa sản xuất và trên 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu hộ sản xuất nông nghiệp trong vùng.

Cây lúa xanh và sứ mệnh sắp xếp lại ngành gạo

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù đạt được nhiều tín hiệu khả quan nhưng ngành hàng lúa gạo vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có nhiều vùng chuyên canh lúa tập trung, quy mô lớn có sự liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị giữa người trồng lúa với hợp tác xã, doanh nghiệp; canh tác lúa chưa bền vững do người nông dân còn sử dụng nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hoá học gây ảnh hưởng đến môi trường, tăng phát thải khí nhà kính...

Chính vì vậy, ngay sau khi “Đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Đề án) được Chính phủ phê duyệt, ngành hàng thế mạnh tỷ USD của Việt Nam được kỳ vọng sẽ nhận được nhiều cơ hội, đứng trên một tầm cao mới.

img img

Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Huỳnh Văn Thòn - Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời chia sẻ, Đề án 1 triệu ha lúa được triển khai bởi Bộ NN&PTNT là đề án sản xuất lúa gạo theo hướng bền vững lớn nhất thế giới.

Nếu thực hiện thành công sẽ góp phần nâng cao giá trị ngành hàng lúa gạo và lợi nhuận của người trồng lúa tăng; áp dụng quy trình canh tác bền vững, ổn định an sinh xã hội và bảo vệ hiệu quả môi trường sống vùng nông thôn, đồng thời giảm phát thải nhà kính đóng góp vào mục tiêu NetZero.

Cây lúa xanh và sứ mệnh sắp xếp lại ngành gạo

Ông Huỳnh Văn Thòn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời.

“Ngoài những lợi ích trực tiếp có thể đong đếm, Đề án này còn giúp nông dân hình thành thói quen canh tác khoa học, tuân thủ quy trình và liên kết sản xuất bền vững”, ông Thòn nói.

Theo ông Thòn, Đề án còn là bước đệm để nâng cao trách nhiệm xã hội, trách nhiệm bảo vệ môi trường. Nếu làm chuẩn chỉnh thì việc đánh giá và cấp tín chỉ carbon cho vùng trồng lúa đạt chuẩn hướng tới thị trường carbon trong và ngoài nước giúp gia tăng thu nhập cho nông dân và nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm lúa gạo.

Tại Lộc Trời, công ty đã ứng dụng các mô hình canh tác bền vững như: Mặt ruộng không dấu chân, canh tác không tiền mặt, là doanh nghiệp duy nhất trên thế giới canh tác lúa gạo theo quy trình SRP đạt 100 điểm 4 năm liên tiếp (2020-2023).

Cây lúa xanh và sứ mệnh sắp xếp lại ngành gạo Cây lúa xanh và sứ mệnh sắp xếp lại ngành gạo

Trước đây, theo thói quen canh tác cũ, mỗi hecta cần 200 kg giống sạ, khi phun thuốc cần sử dụng 400 lít nước; hiện tại chỉ sử dụng 80-100 kg giống sạ (giảm hơn nửa), áp dụng drone để phun thuốc/sạ phân nên chỉ cần sử dụng 30 lít nước (giảm 90%), giảm được 30% lượng phân - thuốc.

“Nếu như trước đây phun thuốc bằng tay, khiến nông dân dễ phơi nhiễm hóa chất thì bây giờ khi áp dụng cơ giới hóa đồng bộ giúp nhàn công chăm sóc và hướng đến mục tiêu giảm 1 triệu lít hóa chất xuống đồng ruộng giúp bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe được cho nông dân, góp phần xây dựng được những vùng nông thôn đáng sống”, ông Thòn chia sẻ.

Cây lúa xanh và sứ mệnh sắp xếp lại ngành gạo Cây lúa xanh và sứ mệnh sắp xếp lại ngành gạo

Là HTX đi đầu trong phong trào thực hiện chuỗi giá trị liên kết tiêu thụ lúa với doanh nghiệp, nhiều năm qua, HTX nông nghiệp Tân Bình (Đồng Tháp) không chỉ đa dạng hóa các mô hình sản xuất, kinh doanh mà còn thực hiện mô hình chuỗi giá trị liên kết tiêu thụ lúa với doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập cho thành viên HTX.

Ông Tạ Văn Bông - Giám đốc HTX nông nghiệp Tân Bình cho biết: “Sau khi được tuyên truyền, tập huấn về sản xuất lúa gạo theo hướng nông nghiệp bền vững, ổn định, chúng tôi nhận thấy, Đề án 1 triệu ha lúa đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời cũng đảm bảo được vấn đề sức khỏe cho người dân. Nhờ đó mà nhận được sự hưởng ứng rất tích cực từ thành viên trong HTX”.

Ông Bông cho biết, với tầm nhìn đó, HTX sẽ tiếp tục đăng ký thực hiện Đề án trong vụ Hè Thu 2024 tới đây với diện tích đăng ký là 100ha, dưới sự tham gia của 48 hộ thành viên HTX.

Cây lúa xanh và sứ mệnh sắp xếp lại ngành gạo Cây lúa xanh và sứ mệnh sắp xếp lại ngành gạo

GS.TS Võ Tòng Xuân

Dưới góc nhìn của GS.TS Võ Tòng Xuân - chuyên gia nông nghiệp, “cha đẻ” của nhiều giống lúa ngon của vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Đề án 1 triệu ha lúa giảm phát thải là sự cố gắng từ phía Nhà nước với mong muốn tổ chức lại sản xuất lúa. Việc tổ chức sản xuất lúa gạo đồng loạt theo quy trình chuẩn sẽ đem lại chất lượng gạo cao, đồng thời, nông dân thông qua trồng lúa sẽ có thể tiết giảm được khí nhà kính, có thể có tín chỉ carbon cao hơn.

Với thị trường lúa gạo hiện còn đang còn nhiều biến động, Đề án được xem là một động lực để toàn ngành phát triển bền vững. Tuy nhiên, GS.TS Võ Tòng Xuân cho rằng, để đưa vào thực hiện cần đòi hỏi sự chuẩn bị của chính quyền địa phương dưới vai trò là cầu nối giữa nông dân, HTX và doanh nghiệp.

Cây lúa xanh và sứ mệnh sắp xếp lại ngành gạo

“Đây chính là thách thức bởi nếu địa phương triển khai được thì sẽ có được sản phẩm rất tốt. Còn nếu không có sự chuẩn bị, cứ để nông dân theo cách canh tác xưa cũ: Mạnh ai nấy làm, manh mún nhỏ lẻ, thì sẽ không thể phát triển được”, ông Xuân nói.

Câu chuyện này xảy ra trong trường hợp địa phương chỉ biết sắp xếp, tổ chức sản xuất cho người nông dân mà không đảm bảo được đầu ra sản phẩm. Đó chính là lý do vì sao cần phải liên kết, hợp tác với doanh nghiệp.

Đồng thời, ông cũng đề xuất đưa thương lái vào chuỗi giá trị lúa gạo, gia nhập vào hệ thống HTX, giúp nông dân tổ chức sản xuất, hỗ trợ thu mua sản phẩm cho doanh nghiệp.

Cây lúa xanh và sứ mệnh sắp xếp lại ngành gạo

Với thị trường lúa gạo hiện còn đang có nhiều biến động, Đề án 1 triệu ha được xem là một động lực để toàn ngành phát triển bền vững.

img img

Nói về giải pháp cốt lõi để ngành hàng lúa gạo Việt Nam phát triển bền vững, Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời cho rằng, phải giảm được tình trạng manh mún của việc canh tác, ở các khâu hiện tại những thành tố tham gia vào chuỗi giá trị lúa gạo đang tự ý sản xuất, không có liên kết nên cần xây dựng vững mạnh những kết nối này, giảm bớt những thành phần trung gian không cần thiết và Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao của Chính phủ đang được triển khai để giải quyết được những vấn đề nêu trên.

Ông Huỳnh Văn Thòn khẳng định: “Đề án phát triển 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL là hướng đi chiến lược, mang tính đột phá, là cơ hội rất lớn cho ngành lúa gạo. Thay vì, tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, không mang lại hiệu quả kinh tế cao, sản lượng và chất lượng không đồng đều thì giờ đây các cánh đồng sẽ tập trung thành cánh đồng lớn”.

Cây lúa xanh và sứ mệnh sắp xếp lại ngành gạo

Tại các cánh đồng lớn sẽ áp dụng quy trình canh tác khoa học, cơ giới hoá đồng bộ, khi đó sẽ mang lại các kết quả tích cực, tăng giá trị sản phẩm, giảm chi phí đầu tư, gia tăng lợi nhuận cho người nông dân; cung cấp nguồn lúa gạo ổn định, đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế, đặc biệt nâng tầm ngành lúa gạo Việt Nam, tăng cường sức cạnh tranh, nâng cao vị thế đối thoại trong xuất khẩu.

“Đây không chỉ là cơ hội to lớn cho ngành lúa gạo mà còn là bước tiến quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường và nâng cao đời sống cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung”, Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời nói.

Về kiến nghị trong thời gian tới, GS.TS Võ Tòng Xuân thẳng thắn chia sẻ: “Khi làm theo Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phải thực hiện ít nhất những cải tiến dưới đây trong tổ chức, nếu không thực hiện, sẽ không có gì là mới”.

Cây lúa xanh và sứ mệnh sắp xếp lại ngành gạo

Thứ nhất, doanh nghiệp phải chủ động đi tìm thị trường, lối đi, mở đầu ra cho hạt gạo. Với xu hướng hiện nay, gạo chất lượng cao không chỉ phải đặt yếu tố sạch, an toàn, không chứa chất cấm lên hàng đầu mà còn phải phù hợp với thị hiếu của từng thị trường. Căn cứ theo đó để ký hợp đồng cung cấp lúa gạo trong tương lai cho các đối tác, sản xuất theo đặt hàng.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần có nguồn lực hỗ trợ để cải tiến máy móc, thiết bị; đồng thời tổ chức lại đồng ruộng, giảm manh mún, nhỏ lẻ.

Thứ hai, nông dân phải có sự đổi mới, không thể sản xuất theo cá thể, muốn làm gì thì làm mà phải ở trong HTX, làm theo cùng quy trình. Đây là cơ sở giúp hạ giá thành, cũng như giữ được chất lượng sản phẩm.

Cây lúa xanh và sứ mệnh sắp xếp lại ngành gạo

Theo ông Xuân, nông dân cần được khuyến khích tập hợp trong HTX, được tập huấn về một quy trình, quy chuẩn sản xuất lúa. Như vậy để sản xuất ra nguyên liệu đúng theo tiêu chuẩn, có thể truy nguyên nguồn gốc, chế biến ra thành các loại gạo có thương hiệu, đáp ứng cho khách hàng.

“Nếu cứ đi theo hướng triển vọng trên, nông dân sẽ không cần phải mò mẫm, chỉ tập trung vào việc trồng trọt mà lại bán được sản phẩm với thị giá cao hơn. Ngoài ra, nếu sản xuất theo quy chuẩn mới của Nhà nước hướng dẫn, giá sản xuất 1kg lúa sẽ giảm, từ 30-40%” ông Võ Tòng Xuân chia sẻ.

Cuối cùng, với nguồn vốn hỗ trợ từ Đề án, địa phương sẽ tiến hành cải tiến đồng ruộng, hệ thống kênh mương tưới tiêu để bà con nông dân có thể sản xuất được lúa chất lượng thật tốt với giá thành rẻ.

Cây lúa xanh và sứ mệnh sắp xếp lại ngành gạo Cây lúa xanh và sứ mệnh sắp xếp lại ngành gạo

NGUOIDUATIN.VN |