Ông Bùi Quốc Khánh:
Ngày 3/5/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, trong đó có đề cập đến mục tiêu Chuyển đổi xanh - được định nghĩa là mô hình tăng trưởng chú trọng vào quá trình phát triển kinh tế, đảm bảo bền vững về môi trường. Chương trình Chuyển đổi xanh ở Việt Nam đã được cụ thể hóa thông qua “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2050”.
Trong đó, chuyển đổi, phát triển KCN xanh là một khái niệm nổi lên trong những năm gần đây và nhanh chóng trở thành tất yếu. Để quá trình xây dựng, triển khai và phát triển KCN xanh được hiệu quả thì việc áp dụng chuyển đổi số đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Thực thi bộ tiêu chuẩn ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị), chúng ta rất cần có những hệ thống quản lý và cung cấp thông tin về các chỉ số ô nhiễm (đất, nước, không khí...) cho các chủ đầu tư các KCN, cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý như Sở Tài nguyên & Môi trường trên địa bàn và cũng như các khách hàng đang nghiên cứu để đầu tư vào KCN.
Như vậy có thể thấy nếu các chỉ số của doanh nghiệp được quản lý một cách chặt chẽ, cụ thể bằng công cụ như các phần mềm quản lý - sản phẩm của chuyển đổi số thì rất dễ cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động, những điểm mạnh - yếu của mình để hướng tới các nhà đầu tư, khách hàng phù hợp.
Như vậy có thể khẳng định chuyển đổi số là công cụ đắc lực dùng để tính toán các tiêu chí chuyển đổi xanh thông qua bộ máy phân tích dữ liệu thông minh, từ đó đưa ra khuyến nghị và giải pháp cho chủ đầu tư của các KCN xanh.
Ông Bùi Quốc Khánh:
Khó khăn thứ nhất ở đây là về truyền thông và chính sách. Từ trước đến nay, chính sách luôn giữ vai trò là “bệ đỡ” cho doanh nghiệp, trong câu chuyện phát triển KCN bền vững cũng không phải là ngoại lệ.
Việt Nam đang từng bước xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, trong đó có tính đến việc chuẩn hóa các KCN, cụm công nghiệp xanh, sinh thái, thông minh, các chính sách này dù đang đúng – nhưng chưa đủ.
Đối với nhà đầu tư, thứ họ thực sự quan tâm là chính sách đó mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp, cho chủ đầu tư tham gia vào và trách nhiệm của doanh nghiệp ở đây là gì.
Trong khi chính sách mới chỉ đang dần được hoàn thiện mỗi ngày thì việc truyền thông cũng chưa thực sự đưa đến những thông tin đầy đủ về lợi ích của việc phát triển kinh tế xanh, bền vững. Từ đó dẫn tới tình trạng nhận thức về phát triển bền vững, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn của một số doanh nghiệp chưa hoàn thiện, nhiều địa phương cũng chưa quyết liệt vào cuộc.
Khó khăn thứ hai phải kể đến là vấn đề ưu đãi thuế, chủ đầu tư KCN xanh rất quan tâm đến việc họ sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi về thuế khác với mô hình KCN truyền thống như nào, việc mua và thuê đất có được áp dụng những chính sách ưu đãi gì không.
Trong khi các cơ chế ưu đãi về đất đai, tiền thuê đất hay các chính sách thuế, hỗ trợ cho phát triển công nghiệp thực sự có hoạt động nhưng doanh nghiệp đang rất khó để tiếp cận, thệm chí có trường hợp doanh nghiệp không biết để tiếp cận do thông tin từ các cơ quan quản lý còn hạn chế.
Do đó, cần có cơ chế hướng dẫn chi tiết và rõ ràng hơn, nhất là việc cập nhật danh mục liên quan đến dây chuyền công nghệ mới, hoặc chưa nằm trong danh mục khuyến khích đầu tư.
Thứ ba là vấn đề chuyển đổi từ KCN truyền thống sang KCN xanh, điều này phát sinh ra 2 vấn đề nhỏ là bài toán vốn và hệ quy chiếu về “xanh” chưa đầy đủ.
Việc nâng cấp về hạ tầng, xây dựng hệ thồng quản lý, cảm biến, đo lường ô nhiễm… sẽ tốn của doanh nghiệp một khoản chi phí vô cùng lớn. Có thể nói rằng việc chuyển đổi từ KCN truyền thống sang KCN xanh còn tốn kém nhiều chi phí hơn so với việc bắt tay xây dựng một KCN hoàn toàn mới đạt chuẩn xanh hoá ngay từ ban đầu.
Hiện tại Việt Nam cũng đang giới thiệu nhiều mô hình tài chính xanh cung cấp vốn cho doanh nghiệp nhưng độ lan toả của mô hình này chưa cao, doanh nghiệp chưa thực sự tiếp cận được nguồn vốn này. Tôi cho rằng nếu doanh nghiệp được hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn này dễ dàng hơn thì việc chuyển đổi từ KCN truyền thống sang KCN xanh sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ.
Chưa kể hiện nay, các bộ quy chuẩn về xanh tại Việt Nam chưa thực sự được hoàn chỉnh khiến doanh nghiệp hoang mang trong việc đánh giá kết quả của việc xanh hoá KCN của mình. Họ không biết việc chuyển đổi đã đáp ứng được các tiêu chuẩn xanh hay chưa, quản lý ô nhiễm như vậy có vượt qua quy định của Bộ Tài nguyên & Môi trường hay không, làm thế nào để cải thiện được tình trạng ô nhiễm với dây chuyền hiện hữu của họ… đều đặt ra nhiều dấu hỏi lớn chưa có lời giải.
Ông Bùi Quốc Khánh:
Theo tôi, quan trọng nhất vẫn là câu chuyện truyền thông, truyền thông phải khiến cho doanh nghiệp nhận định việc chuyển đổi sang KCN xanh là tất yếu nếu muốn thu hút thêm các nhà đầu tư đến hoạt động trong KCN của mình.
Khi một nhà đầu tư quốc tế chọn điểm đến là KCN, họ sẽ quan tâm KCN đó, quốc gia mời chào đầu tư đó có tuân thủ theo tiêu chuẩn toàn cầu hay không. Các tiêu chuẩn ở đây là xanh hoá, phát triển bền vững, phát thải nhà kính… Nếu là tổ chức toàn cầu thì họ sẽ rất quan tâm vì khi đảm bảo tuân thủ ESG thì các sản phẩm sản xuất ra mới được xuất khẩu tới các nước cam kết theo tiêu chuẩn ESG.
Bên cạnh đó, họ sẽ quan tâm đến vấn đề ưu đãi thuế, phí của Chính phủ tại quốc gia đó, lợi ích của họ khi đầu tư vào đây, họ sẽ nhận được gì từ thương vụ đầu tư này.
Sau đó mới tới câu chuyện chuyển đổi như thế nào. Trước hết cần bắt đầu từ hệ thống quản lý, giám sát vận hành các KCN cần tuân thủ việc cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng trên địa bàn quản lý.
Từ đó, các cơ quan quản lý sẽ thực hiện đánh giá hiện trạng KCN, rồi chủ đầu tư của các khu công nghiệp sẽ cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp sản xuất hoạt động trong KCN đó biết được tình trạng và định hướng việc sản xuất chuyển đổi dần sang sản xuất xanh.
Ông Bùi Quốc Khánh:
Để tạo thuận lợi hơn trong quá trình chuyển đổi các KCN truyền thống cũng như triển khai, xây dựng mới các KCN sinh thái hướng tới phát triển bền vững, cơ quan quản lý và các doanh nghiệp cần đánh giá đầy đủ hơn về vai trò, yêu cầu cấp thiết của phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trên thế giới.
Từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm xã hội của cộng đồng doanh nghiệp trong phát triển kinh tế xanh, KCN sinh thái, góp phần thực hiện mục tiêu của Việt Nam hướng tới đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Để làm được điều này, Chính phủ nên có những chính sách cụ thể, bám sát với thực tiễn hơn và hỗ trợ thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp xanh, dự án khu đô thị xanh. Nhanh chóng xoá bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp - một trong những rào cản của doanh nghiệp trong việc chuyển đổi sang mô hình xanh.
Thứ nhất, doanh nghiệp rất cần có chính sách dài hạn của Chính phủ làm “bà đỡ”, thúc đẩy tất cả các doanh nghiệp hướng tới Net to Zero vào năm 2050 (Theo cam kết của chính phủ tại hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26) bằng chính sách ưu đãi thuế hấp dẫn cho các doanh nghiệp đăng ký theo tiêu chuẩn ESG.
Thứ hai, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng tới nguồn tài chính xanh với lãi suất hấp dẫn để các doanh nghiệp được hỗ trợ đầu tư, nâng cấp và cải tiến dây chuyền sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn ESG...
Một vấn đề lớn đặt ra là cần thay đổi tư duy của doanh nghiệp Việt, các chủ thể này cần nhận thức rõ phát triển theo hướng xanh, bền vững chính là tăng cường khả năng cạnh tranh trong thị trường quốc tế. Phát triển KCN xanh không chỉ giúp thu hút các nhà đầu tư xây dựng và phát triển công nghệ cao giúp giảm thiểu phát thải Carbon mà còn giúp tối ưu hoạt động với những dây chuyền sản xuất tân tiến cho hiệu suất tốt hơn.
Việc chuyển đổi số và chuyển đổi xanh sẽ giúp phân khúc bất động sản KCN nhận về lợi ích trong dài hạn, hướng tới những giá trị bền vững, tạo ra giá trị mới cho doanh nghiệp và giảm phát thải ra môi trường.
Ông Bùi Quốc Khánh:
Các yếu tố “xanh” đã trở thành sự ưu tiên trong quy hoạch, thiết kế và trong việc lựa chọn của ROX Group trong nhiều năm nay. Chúng tôi hiểu rất rõ, lựa chọn “xanh hóa” giúp mình đạt được mục tiêu phát triển bền vững - thứ mà Tập đoàn luôn đặt lên hàng đầu.
Để phát triển KCN theo hướng xanh, sạch, phát triển bền vững, chúng tôi đã và đang ứng dụng chuyển đổi số vào trong từng tiến trình phát triển. Hiện việc vận hành các KCN của Tập đoàn đều được thiết lập trong một đa hệ thống khép kín - một vòng tròn các nghiệp vụ để phân tích và xử lý thông tin nhằm hỗ trợ tốt hơn trong công tác quản lý, giúp tối ưu chi phí vận hành, giảm nhân công, cải thiện chất lượng dịch vụ.
NGUOIDUATIN.VN |