img

img

Người Đưa Tin (NĐT): Gần hai năm kể từ khi Covid-19 xuất hiện, thế giới đã chứng kiến một trong những cuộc khủng hoảng lớn nhất trong thế kỷ XXI và không một ai, không một lĩnh vực nào đứng ngoài vòng xoáy đó. Là một nhà ngoại giao, xin Đại sứ cho biết những tác động của Covid đến công tác ngoại giao mà trực tiếp là hoạt động của cơ quan đại diện (CQĐD) ở nước ngoài?

img

Đại sứ Phạm Sanh Châu: Hai năm qua, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc tới mọi mặt đời sống chính trị-kinh tế-xã hội của các quốc gia và toàn thế giới, trong đó có công tác ngoại giao nói chung và hoạt động của CQĐD ở nước ngoài nói riêng. Cụ thể, đại dịch làm gián đoạn nhiều hoạt động sản xuất, đi lại, khiến nhiều người bị mắc kẹt ở nơi đất khách quê người. Theo đó, ưu tiên các ưu tiên lớn của CQĐD đã được điều chỉnh để thích ứng.

Trong bối cảnh dịch bệnh, nhiệm vụ lớn nhất của ĐSQ Việt Nam tại Ấn Độ cũng như nhiều CQĐD khác của Việt Nam trên thế giới là bảo hộ và tìm mọi cách để đưa công dân về nước. ĐSQ đã nhận được hàng nghìn cuộc điện thoại qua số máy bảo hộ công dân, họ là tăng ni sinh, phật tử, là du học sinh, là công nhân lao động hết hạn hợp đồng, là thủy thủ, là chuyên gia kỹ thuật, là nhà đầu tư... Cán bộ ĐSQ kiên trì giải thích, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cung cấp thông tin, hỗ trợ bà con các vướng mắc về thủ tục, tổ chức các chuyến bay đưa đồng bào về nước.

img

Thứ hai, ngoại giao vắc-xin trở thành mặt trận quan trọng, xuất phát từ nhu cầu vắc-xin cấp bách mà nguồn cung trên thế giới lại khan hiếm. Điều này đặt ra một yêu cầu, nhiệm vụ công tác mới, rất cấp thiết, rất khẩn trương đối với ngành ngoại giao

Có thể nói, phương thức hoạt động của ĐSQ cũng thay đổi. Chúng tôi cũng dần chuyển sang trực tuyến. Tuy nhiên, khác với các ngành và lĩnh vực khác, các nhà ngoại giao ở tuyến đầu không thể chỉ cách ly và làm việc ở nhà. Trong khi dịch bệnh lan nhanh, chúng tôi vẫn phải triển khai nhiều hoạt động trực tiếp để hỗ trợ, giúp đỡ công dân, ví dụ có mặt ở sân bay, đi đưa đón bà con, tiếp tế lương thực thực phẩm… Địa bàn Ấn Độ hết sức đặc biệt, tâm dịch lớn thứ 2 thế giới với những làn sóng lây lan kinh hoàng, số lượng tử vong lớn. Nhiều cán bộ, nhân viên ngoại giao và thân nhân cũng đã bị nhiễm Covid-19 trong quá trình hoạt động đối ngoại. Đối diện với hiểm nguy nhưng chúng tôi không có đường lùi, bởi ĐSQ là chỗ dựa cuối cùng của bà con xa xứ. Chúng tôi không thể quay mặt hay gục ngã.

NĐT: Đối diện với cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra, người ta nói nhiều đến yêu cầu thay đổi để thích ứng như một phương cách tất yếu. Xin Đại sứ cho biết, sự thay đổi trong họạt động của cơ quan đại diện ngoại giao được thể hiện như thế nào?

img

Đại sứ Phạm Sanh Châu: Khi khối lượng công việc tăng, điều kiện làm việc thay đổi, CQĐD buộc phải điều chỉnh hình thức, phương thức hoạt động của cơ quan để vừa bảo đảm các nhu cầu công tác, vừa bảo đảm an toàn. Một mặt, chúng tôi kết hợp nhiều phương thức làm việc, cả trực tiếp và trực tuyến. Chúng tôi thấy rằng việc kết nối trực tuyến cho phép kết nối nhanh, nhiều đối tác cả trong và ngoài nước. Trong gần 2 năm đại dịch vừa qua, ĐSQ đã tổ chức hang trăm trao đổi, hội thảo trực tuyến về quan hệ chính trị, kinh tế Việt Nam - Ấn Độ.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng tôi cũng hiểu có nhiều câu chuyện, nhiều nội dung mà phải gặp trực tiếp mới có thể giải quyết được vấn đề. Chỉ bằng ít câu nói, cái bắt tay, một món quà tượng trưng nhỏ … nhiều vấn đề quan trọng có thể được giải quyết. Do vậy, ngay khi có thể, ĐSQ đã nhanh chóng tổ chức toàn bộ cán bộ, nhân viên ĐSQ tiêm vaccine đầy đủ, từ đó chủ động nối lại các chưc năng, hoạt động đầy đủ.

Trong khi nhiều nơi “án binh bất động”, chúng tôi chủ động đi trước, tranh thủ mở rộng mạng lưới bạn bè và thúc đẩy giải quyết các vấn đề tồn đọng. Tinh thần “tiên phong” được phát huy cao độ, vì khó có thể gặp được nhiều đối tác, giải quyết được các công việc tồn đọng trong hoàn cảnh bình thường.

ĐSQ chú trọng tăng cường sử dụng công nghệ để truyền thông về Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ và các hoạt động của ĐSQ. Các tin, bài, clip trên facebook, twitter, YouTube của ĐSQ đã nhận được sự quan tâm của đông đảo dư luận, thu hút hàng triệu lượt tương tác. Nhìn chung, ĐSQ không chỉ thích ứng tốt, mà còn tận dụng được nhiều cơ hội từ đại dịch.

img

NĐT: Đại sứ vừa cho biết cán bộ, nhân viên Đại sứ quán đã có nhiều người mắc bệnh trong làn sóng dịch thứ 2 tại Ấn Độ. Xin Đại sứ có thể chia sẻ thêm về giai đoạn khó khăn này?

Đại sứ Phạm Sanh Châu: Sống và làm việc ở một trong những tâm dịch của thế giới trong khi vẫn phải duy trì các hoạt động đối ngoại, công tác bảo hộ công dân, việc có thể có cán bộ, nhân viên bị lây nhiễm là kịch bản mà ĐSQ đã dự báo trước và lên chuẩn bị phương án để ứng phó.

img

Tháng 10/2020, 86% tổng số cán bộ, nhân viên ĐSQ Việt Nam tại Ấn Độ bị lây nhiễm Covid trong quá trình hoạt động đối ngoại và bảo hộ công dân; 1 người nhập viện, 6 người tổn thương phổi. Mặc dù đã chuẩn bị cho tình huống nhiễm bệnh, nhưng số lượng nhiệm quá lớn và quá nhanh là một cú sốc lớn, khiến nhiều người bàng hoàng. Tuy nhiên, chúng tôi đã nhanh chóng lấy lại bình tĩnh, chủ động liên hệ với các bác sĩ cả ở Việt Nam và Ấn Độ để tìm phương án tự cách li và chữa trị. Lúc này kêu than hay đợi chi viên cũng không có ích gì.

Trong làn sóng dịch thứ hai tại Ấn Độ tháng 4-6/2021, ĐSQ cũng có thêm 12 trường hợp bị lây nhiễm, trong đó có 2 trường hợp rất nặng, phải nhập viện. Trong đợt nhiễm này, cuộc chiến nguy hiểm và cam go hơn cuộc chiến lần thứ nhất rất nhiều trong bối cảnh chính Ấn Độ rơi vào tình trạng khủng hoảng y tế, thiếu giường bệnh, thiếu thiết bị, vật tư y tế trầm trọng. Số ca nhiễm tại Ấn Độ đỉnh điểm lên tới hơn 400.000 ca/ngày, số người chết lên tới 4.500 người. Có những bệnh nhân chết vì bị ngắt mạch máy thở ôxy, rò rỉ khí ôxy….

img

Thời điểm đó hết sức căng thẳng. Khó khăn đầu tiên là phải tìm được nơi xét nghiệm. Tuần trước đó, trước khi đi công tác, ĐSQ gọi dịch vụ xét nghiệm là họ đến tức thời. Đến khi khủng hoảng, gọi mãi chẳng ai đến. Đến bệnh viên xét nghiệm thì phải đợi 2 đến 3 ngày mới biết kết quả; thậm chí ĐSQ có lúc còn không thể tìm được kết quả xét nghiệm của một số người do ở đâu cũng đông và quá tải.

Khó khăn thứ hai là khi nhiễm bệnh thì không có phác đồ điều trị chuẩn. ĐSQ phải hỏi nhiều nơi, mỗi bác sĩ, bệnh viện gợi ý một đơn thuốc riêng. Trong bối cảnh đó, các cán bộ ngoại giao lại buộc phải trở thành thành viên của “hội đồng y khoa”, phải quyết định loại thuốc cụ thể căn cứ trên đánh giá và kinh nghiệm của mình. Rồi chính họ, bất chấp khả năng bị lây nhiễm, phải giữa đêm đi đến các hiệu thuốc để mua cho các đồng nghiệp đã bị nhiễm bệnh.

Thứ ba, ĐSQ phải tìm cho được bệnh viện và giường bệnh cho các bệnh nhân nặng.

img

NĐT: Trong suốt giai đoạn khó khăn đó, có câu chuyện nào khiến Đại sứ không thể nào quên?

Đại sứ Phạm Sanh Châu: Có trường hợp em Nhân là kỹ sư xây dựng công trình trụ sở ĐSQ. Nhân rất khỏe, hàng hàng vẫn chạy đá bóng rất nhanh. Sau 5 ngày nhiễm bệnh vẫn sốt cao 39 độ liên tục, ngủ li bì và nhiều lúc không tỉnh, chỉ số bão hòa ôxy xuống dưới 90%, có hiện tượng bội nhiễm. Nhận thấy đây là trường hợp khẩn cấp, lãnh đạo ĐSQ hội ý và thống nhất phải đưa gấp vào bệnh viện. Nhưng bệnh viện nào?

Cả ĐSQ ai có đầu mối nào đều lần lượt gọi điện, tìm mọi cách để có giường, nhưng vô vọng. Các bệnh viện lớn, bệnh viện mà ĐSQ có mối liên hệ đều không giúp giải quyết được. Bệnh viện lớn nhất New Delhi Primus mà cán bộ nhân viên ĐSQ thường hay khám sức khỏe thì bác sĩ báo hết giường. Bệnh viện khác gợi ý chuyển nhân viên ĐSQ vào cơ sở hai của họ ở một khách sạn với giá khoảng 10.000 rupees (3,1 triệu đồng/ngày) để theo dõi, nhưng ở đó lại không có máy trợ thở. Có bệnh viện bác sĩ nói ôxy chỉ còn đủ 40 phút cho những người đã nằm trong viện; hay không còn giường và máy thở.