img TS. Trần Công Phàn

“Miếng bánh” thị phần của doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm

Tại Việt Nam, thị trường bán lẻ dược phẩm có tính phân mảnh rất cao, với hơn 50.000 nhà thuốc hầu hết là cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ. Theo hãng nghiên cứu thị trường BMI, doanh số thị trường này sẽ tăng từ 7,7 tỷ USD năm 2021 lên 16,1 tỷ USD vào năm 2026.

Cũng theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, số người từ 65 tuổi trở lên ở Việt Nam sẽ tăng hơn gấp đôi vào năm 2040, chiếm 18% tổng dân số, thúc đẩy chi tiêu chăm sóc sức khỏe. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe lại càng gia tăng mạnh mẽ sau đại dịch Covid -19, tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho các doanh nghiệp y dược. Do đó, sức tăng trưởng chi tiêu cho dược phẩm ở Việt Nam vẫn còn rất khả quan, đặc biệt ở một thị trường phân mảnh và đầy tiềm năng như bán lẻ dược phẩm.

“Miếng bánh” thị phần của doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm

Đặc biệt, sự chuyển dịch nhu cầu từ nhóm bệnh viện công sang bệnh viện tư đã khiến các doanh nghiệp tư nhân trong ngành y dược có cơ hội chiếm lĩnh thị trường mạnh mẽ. Hiện trạng này bắt nguồn từ những bất cập của các bệnh viện công như: Cơ sở vật chất yếu kém, tồn đọng nhiều vấn đề tiêu cực,...

Do đó, ngành dược vẫn sẽ tăng trưởng ổn định trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Ngoài ra, với mức nền so sánh thấp của năm 2022 và 2021, tỉ lệ tăng trưởng 2023 của ngành dược sẽ có cơ hội gia tăng mạnh mẽ hơn nữa và dự báo đạt khoảng 11% - con số đầy triển vọng trong giai đoạn suy thoái kinh tế.

Các chuyên gia cũng cho rằng định giá của ngành cũng sẽ khả quan nhờ sự hỗ trợ của lợi nhuận tăng trưởng tốt và cơ cấu cổ đông hợp lý trong các công ty chăm sóc sức khỏe.

“Miếng bánh” thị phần của doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm

Lý giải cho sự tăng trưởng của ngành dược, SSI Research nhấn mạnh mức độ phủ sóng thần tốc của các chuỗi nhà thuốc lớn như Long Châu, An Khang và Pharmacity đã kích thích nhu cầu về dược phẩm trên toàn quốc. Và có thể nói, đây là những ông lớn đã sớm nhận diện cơ hội này và đang tăng tốc mở rộng quy mô, với tham vọng hợp nhất thị phần.

“Miếng bánh” thị phần của doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm

Ở đây, ra mắt thị trường vào năm 2011 và sau hơn 10 năm, chuỗi Pharmacity hiện đang dẫn đầu thị trường về số lượng cửa hàng. Pharmacity đã đạt cột mốc 1.000 cửa hàng trong tháng 4/2022. Chuỗi nhà thuốc này còn đang được hậu thuẫn bởi Mekong Capital với kế hoạch đầy tham vọng đưa thương hiệu đạt mức doanh thu hơn 3 tỷ USD và đội ngũ nhân viên hơn 35.000 người.

“Miếng bánh” thị phần của doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm

Ông lớn thứ hai trong ngành là nhà thuốc An Khang - được Thế Giới Di Động bắt đầu đầu tư vào từ đầu năm 2018 với thương vụ chi 62 tỷ đồng để nắm 49% tỉ lệ sở hữu. Tuy nhiên sau đó không có nhiều hoạt động đẩy mạnh thương hiệu vì mới trong giai đoạn “thử nghiệm”. Phải đến đầu tháng 11/2021, khi thị trường dược phẩm nở rộ do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Thế Giới Di Động mới mua tiếp 1,294 triệu cổ phiếu của An Khang với giá phí hợp nhất kinh doanh là hơn 52 tỷ đồng, đồng nghĩa với việc nâng tỉ lệ sở hữu tại An Khang lên 100%.

Việc An Khang chính thức trở thành công ty con của Thế Giới Di Động được Chủ tịch Nguyễn Đức Tài lý giải là để chuẩn bị cho những bước phát triển trong tương lai. Ông Tài cho rằng, muốn kiếm lợi nhuận trong ngành thuốc thì thời điểm này là phù hợp để tăng trưởng mô hình chuỗi nhà thuốc.

“Miếng bánh” thị phần của doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm

Cái tên thứ 3 trong cuộc đua “tam mã” này đó là Long Châu, theo dự báo trước đó của các chuyên gia chứng khoán Rồng Việt, Long Châu sẽ phải mất nhiều thời gian để xây dựng hệ thống phân phối dược phẩm tại thị trường vốn đã có sự khắt khe về mặt thị phần. Tuy nhiên, trải qua thời kỳ dịch bệnh, khác với các cửa hàng kinh doanh các mặt hàng không thiết yếu bị đóng cửa, Long Châu đã lớn nhanh như “diều gặp gió”.

Cụ thể, trong năm 2021, chuỗi phân phối dược phẩm Long Châu đạt doanh thu 3.977 tỷ đồng, tăng gấp 3,3 lần so với cùng kỳ năm trước. Cùng với kết quả kinh doanh trên, số của hàng thuốc của Long Châu cũng chạm mốc 400, tăng gấp đôi so với năm trước đó. Kết quả kinh doanh tích cực trên đã giúp Long Châu có lãi sau khi trừ các chi phí.

“Miếng bánh” thị phần của doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm

Bước sang năm thứ 5 dấn thân sang thị trường bán lẻ dược phẩm, trong năm 2022, Long Châu đã đánh dấu cột mốc lớn khi mở cửa hàng thứ 1.000 vào tháng 12, chính thức góp mặt tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc.

Đi sâu hơn về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, doanh thu quý III/2022 của FPT Retail đạt 7.709 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó đóng góp phần lớn là doanh thu chuỗi Long Châu, đạt 6.562 tỷ đồng, tăng gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, doanh thu online của nhà thuốc Long Châu đạt hơn 3.958 tỷ đồng, chiếm hơn 60% cơ cấu doanh thu.

“Miếng bánh” thị phần của doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm

Theo báo cáo tài chính các quý của FRT, hiện FRT cho Long Châu vay từ quý II/2022 với dư nợ tại ngày 30/06/2022 là 410 tỷ đồng. Đến cuối quý III/2022 dư nợ của Long Châu đã tăng lên 700 tỷ đồng.

Tính tới ngày 30/9, FRT đang nắm 85% cổ phần của Long Châu, với số vốn thực góp là 225 tỷ đồng. Theo nghị quyết HĐQT hồi tháng 11, FRT dự tính rót thêm 225 tỷ đồng vào Long Châu theo hình thức mua 22,5 triệu cổ phần. Nếu góp vốn thành công, tổng số vốn góp của FRT tại Long Châu là 450 tỷ đồng - tương ứng 89,83% vốn điều lệ. Khi đó, vốn điều lệ của FPT Long Châu sẽ tăng lên 500 tỷ đồng.

“Miếng bánh” thị phần của doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm

Trước bức tranh của ngành bán lẻ dược phẩm, bước sang năm 2023, Người Đưa Tin (NĐT) có dịp trò chuyện với bà Nguyễn Bạch Điệp - Chủ tịch FPT Retail kiêm Tổng Giám đốc FPT Long Châu về thời cơ và thách thức của doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường này.

“Miếng bánh” thị phần của doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm

NĐT: Thị trường bán lẻ dược phẩm được đánh giá là có tiềm năng, dư địa lớn, nhưng nếu không biết nắm bắt thời điểm vàng sẽ rất dễ mất đi chỗ đứng trong thị trường. Thưa bà, đâu sẽ là hướng đi mới của Long Châu trong cuộc đua giữ và chiếm lĩnh thị phần trong năm 2023?

Bà Nguyễn Bạch Điệp: Chúng tôi vẫn đang tiếp tục mở rộng mạng lưới, tăng độ phủ của chuỗi nhà thuốc FPT Long Châu trên khắp cả nước để có thể tiếp cận ngày càng nhiều khách hàng. Việc mở mới số cửa hàng Long Châu vượt kế hoạch có thể nói là như đang trên đà tiến lên. Trong quá trình triển khai, công ty nhận được sự hỗ trợ lớn của tập đoàn về mặt công nghệ, nhiều quy trình được tự động hoá.

Ở Việt Nam, số lượng các nhà thuốc nhỏ lẻ lên tới gần 50.000, vì vậy dư địa để mở rộng chuỗi Long Châu còn rất lớn. Đặc biệt là ở những nơi vùng sâu, vùng xa, người dân còn ít tiếp cận với các cửa hàng thuốc đầy đủ nhóm sản phẩm. Con số 1.000 gần như chốt cho năm 2022 nhưng chúng tôi sẽ không dừng lại. Chiến lược mở rộng vẫn là chiến lược chính trong năm 2023 với dự kiến mở mới 400-500 cửa hàng.

“Miếng bánh” thị phần của doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm

Về lâu dài, chúng tôi mong muốn chuỗi nhà thuốc sẽ đưa thêm nhiều dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tới khách hàng chứ không chỉ là thuốc. Đó chính là khai thác phần trên thượng tầng của lĩnh vực dược phẩm giúp mang lại hiệu quả tăng trưởng lâu bền.

Những công nghệ mới sẽ được chú trọng như ứng dụng trí tuệ nhân tạo để hiểu khách hàng. Là thành viên của FPT, FPT Retail sẽ tận dụng thế mạnh không chỉ về công nghệ mà còn về khách hàng, các dịch vụ và sản phẩm khác nhau trong toàn hệ sinh thái FPT.

“Miếng bánh” thị phần của doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm

NĐT: Vậy việc mở rộng nhanh chóng này đi kèm những khó khăn gì? Sự phát triển theo chiều rộng, mạnh về số lượng như vậy có tỉ lệ thuận với việc đảm bảo chất lượng hay không để tránh việc đánh đổi hiệu suất nhằm chạy đua mở rộng quy mô, thưa bà?

Bà Nguyễn Bạch Điệp: Có thể nói, kinh nghiệm từ việc đã có nhiều năm trong ngành bán lẻ từ chuỗi FPT Shop cũng là thuận lợi rất lớn khi chúng tôi mở chuỗi thuốc Long Châu. Làm sao để chọn được địa điểm đúng, thuận tiện nhất cho khách hàng hay việc đưa vào hoạt động nhanh nhất là những kinh nghiệm đã có từ chuỗi FPT Shop và Long Châu chỉ việc áp dụng.

Chúng tôi tính toán độ phủ của từng điểm chạm để thuận tiện nhất cho khách hàng và mang lại hiệu quả tối ưu. Đối với ngành bán lẻ, vị trí thậm chí chiếm đến 50% khả năng thành công của shop. Những thuận lợi từ việc là một nhà bán lẻ từ chọn địa điểm, marketing, xây dựng những chiến dịch bán hàng giúp Long Châu tránh được rủi ro trong giai đoạn đầu.

“Miếng bánh” thị phần của doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm

Cái khó khăn nhất khi dấn thân vào ngành dược phẩm là đây là một ngành nghề có điều kiện cho nên có rất nhiều quy trình, quy định hay nhiều vấn đề liên quan đến chuyên môn mà mình ban đầu mới chỉ là người “ngoại đạo”. Có rất nhiều giấy tờ, thủ tục cần thực hiện nhưng cũng phải làm sao cân đối và chạy đua với thời gian để hạn chế thấp nhất chi phí phát sinh trong quá trình chờ đợi các thủ tục ấy.

Khó khăn thứ hai là đội ngũ dược sĩ, với các chuỗi khác của FRT, người bán hàng không có yêu cầu cụ thể về bằng cấp chuyên môn còn với chuỗi thuốc Long Châu, chúng tôi phải xây dựng đội ngũ dược sĩ 4T - vừa có tâm, có tầm, có tài và cuối cùng là đảm bảo thu nhập tốt cho họ.

Trước khi thử nghiệm bất cứ lĩnh vực nào, mình cũng cần chuẩn bị rất kỹ để hạn chế tối đa rủi ro. FPT Retail đang hoạt động dưới sự giám sát của Tập đoàn FPT.

“Miếng bánh” thị phần của doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm

Tại FPT, để đầu tư vào một ngành nghề mới sẽ phải trải qua việc thẩm định ở rất nhiều vòng để bảo vệ kế hoạch kinh doanh. Do đã chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể vượt qua các vòng thẩm định từ tập đoàn nên đến khi bắt tay vào làm là chỉ làm thôi và thường cũng hạn chế tối đa được rủi ro. Khi tìm được công thức thành công thì chúng tôi mới dám mở rộng. Chúng tôi quản lý chặt chẽ giữa việc mở rộng và hiệu quả của từng cửa hàng.

Về mặt quản trị thì mở 200, 300 hay 1.000 cửa hàng đều như nhau. Một phần mềm viết ra sẽ quản lý chi tiết đến từng mật mã hàng hoá, từng loại thuốc đến từng shop... Nhờ hệ thống phần mềm đó mà có thể nhìn tổng thể bức tranh về tài chính để theo dõi các chỉ số kinh doanh một cách tốt nhất, khu vực nào ổn, khi vực nào không ổn.

“Miếng bánh” thị phần của doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm

NĐT: Theo đánh giá của bà trong tương lai thị trường bán lẻ dược phẩm có xuất hiện những nhân tố mới không hay vẫn sẽ chỉ là “sân chơi” của những ông lớn?

Bà Nguyễn Bạch Điệp: Dư địa cho “cuộc chơi” trong ngành dược phẩm là rất lớn, mỗi người vào sẽ chiếm một phần nào đó. Hiện số lượng nhà thuốc thuộc các chuỗi bán lẻ dược phẩm chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ trên toàn thị trường, cụ thể có gần 3.000 nhà thuốc thuộc chuỗi trên tổng 50.000 nhà thuốc tư nhân. Nhưng sau một thời gian, với cách quản trị và khả năng phục vụ khách hàng, khách hàng chọn ai sẽ là câu chuyện khác. Tôi tin rằng sau một vài năm nữa, “cuộc chơi” sẽ định hình rõ hơn.

Khi tham gia vào ngành dược phẩm, tôi nghĩ không cần quá chú ý đến các đối thủ mà tập trung nhìn vào khách hàng. Khách hàng họ muốn gì và sau đó làm thật tốt việc khách hàng muốn. Nếu trải nghiệm của khách hàng tốt, họ sẽ là người giới thiệu cho mình.

Áp lực cạnh tranh mới luôn xuất hiện, thêm cạnh tranh là có thêm khó khăn, một mảng mà mình thấy được tiềm năng thì nhiều người cũng thấy được. Chúng tôi chấp nhận bài toán đó sẽ phải đến và giải pháp là phải làm sao để làm tốt nhất trong số những người tham gia.

“Miếng bánh” thị phần của doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm

NĐT: Dược phẩm là lĩnh vực thú vị, nhưng có nhiều rào cản khiến nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng đầu tư lớn, thậm chí có lúc muốn ngừng lại, điều này có đúng hay không? Đâu là rào cản, rủi ro khi đầu tư vào thị trường này?

Bà Nguyễn Bạch Điệp: Để có khách hàng đến nhà thuốc là cả quá trình dài vô cùng vất vả. Để có những trải nghiệm khách hàng thành công như vậy là những hoạt động không ngừng được tạo lập bên trong toàn hệ thống. Các hoạt động vận hành được lập trình để tối ưu quy trình quản trị, đặc biệt đáp ứng cho bài toán của ngành dược với đặc thù có hàng ngàn mã hàng, mỗi viên thuốc, lọ thuốc… đều có nguồn gốc, hạn sử dụng riêng, việc kiểm soát hàng cận hạn sử dụng, giảm hàng tồn kho phải được giải quyết dễ dàng.

Một thách thức khác là xin giấy phép cho hàng chục nhà thuốc mới mỗi tháng không đơn giản, được tối ưu bằng cách ưu tiên làm ngay sau khi có vị trí, các bước thủ tục được nghiên cứu kỹ càng, trong thời gian chờ thì thi công mặt bằng.

“Miếng bánh” thị phần của doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm

Nhân sự - vấn đề khó nhất của ngành bán lẻ dược phẩm, được tìm kiếm bằng nhiều cách, từ tuyển dụng trên thị trường cho đến hợp tác với các trường đào tạo dược sĩ. Thay vì chỉ áp dụng chính sách thu hút dược sĩ bằng cách trả lương cao thì tạo ra các giá trị về môi trường làm việc, cơ hội nâng cao tay nghề.

Ở Long Châu, lượng khách hàng đông, ở nhiều nhóm bệnh đã giúp các dược sĩ có cơ hội tiếp cận với nhiều đơn thuốc, cách điều trị khác nhau để nâng cao trình độ.

NĐT: Xin trân trọng cảm ơn sự chia sẻ của bà!

“Miếng bánh” thị phần của doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm

NGUOIDUATIN.VN |