img Nghề ngoại giao: Chặng đường đầy hoa hồng nhưng không ít chông gai

Ngày nay, hội nhập sâu rộng với thế giới thì không chỉ các nhà chính trị và các nhà ngoại giao chuyên nghiệp mà “ngành ngành làm ngoại giao, người người làm ngoại giao”, thậm chí nhiều người dân cũng “làm ngoại giao” thông qua việc giao tiếp với người nước ngoài.

Vậy hoạt động ngoại giao đòi hỏi điều gì? Cần thành thạo những kỹ năng nào? Người Đưa Tin (NĐT) đã có cuộc trò chuyện với những chuyên gia trong lĩnh vực này để có được câu trả lời.

Nghề ngoại giao: Chặng đường đầy hoa hồng nhưng không ít chông gai

Dưới góc độ là người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy và người làm hoạt động thực tiễn, GS.TS Đại sứ Vũ Dương Huân, nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Ba lan, Ukraine, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Vladivostok – LB Nga cho rằng người làm ngoại giao là đại diện của một quốc gia, dân tộc, nên lẽ tất nhiên không thể giống những nghề nghiệp khác.

Nghề ngoại giao: Chặng đường đầy hoa hồng nhưng không ít chông gai

NĐT: Ngành ngoại giao là một trong những ngành mơ ước của không ít bạn trẻ, nhưng hiểu đúng về nó thì không nhiều, vậy nghề ngoại giao là như thế nào, thưa ông?

GS.TS Vũ Dương Huân: Ngành ngoại giao là ngành đặc thù, chữ ngoại giao, nghĩa nghĩa hẹp là đàm phán, nghĩa rộng là công cụ thực hiện chính sách đối ngoại. Ngành ngoại giao có tính đại diện vì vậy người cán bộ phải có nhận thức về vai trò và trọng trách của mình.

Khi đã là cán bộ ngoại giao cần nắm chắc những kiến thức cơ bản như Công ước Viên về quan hệ ngoại giao, Công ước Viên về quan hệ Lãnh sự, các quy định của luật quốc tế nói chung, luật lệ của nước ta, luật lệ nước sở tại, hiểu các mối quan hệ của nước ta với nước sở tại.

Nghề ngoại giao: Chặng đường đầy hoa hồng nhưng không ít chông gai

Ở bậc cao hơn, đối với các Đại sứ cũng phải để ý đến hình ảnh của mình theo chuẩn mực, lịch sự. Cần tránh trường hợp Đại sứ đi ra bên ngoài áo còn nhăn, giày không đánh bóng, đầu tóc, ăn, mặc không đúng quy tắc.

Trên thực tế hiện nay rất cần có những buổi tập huấn cho các cán bộ lãnh đạo, cũng như phu quân, phu nhân tất cả các cán bộ ngoại giao, chưa kinh qua thực tế để hiểu rõ về hoạt động của nghề, các quy tắc, tránh chủ quan, sai sót.

Các quy định về ngành hiện nay cần rõ ràng cụ thể thống nhất, ngoại giao không phải ai muốn làm gì thì làm mà phải thể hiện được đặc điểm dân tộc.

img

NĐT: Thưa ông, khi các bạn trẻ muốn theo nghề ngoại giao cần phải có trong mình những hành trang như thế nào?

GS.TS Vũ Dương Huân: Ngày nay làm ngoại giao cần nhiều phẩm chất quy tụ đủ đức, trí và tài.

Trước hết, về đạo đức phải luôn đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết và trước hết như Bác Hồ đã căn dặn. Về mặt trí tuệ, vì ngoại giao là ngành khoa học tổng hợp, bao gồm các mặt khoa học, nghệ thuật, chính trị. Cho nên cần các em phải có kiến thức rộng và sâu về lịch sử, địa lý, văn hoá đất nước, hiểu đặc điểm của quốc tế, kinh tế, chính trị quốc tế và cả kiến thức về đất nước và con người mà mình đến công tác.

Ngoài ra, cũng cần phải có kỹ năng trong việc nghiên cứu, đánh giá tình hình, tiếp xúc xây dựng quan hệ, đàm phán, trả lời phỏng vấn, xử lý văn bản giấy tờ, am hiểu ngoại ngữ, trong đó có ngôn ngữ nước sở tại và cả là lòng dũng cảm.

Nghề ngoại giao: Chặng đường đầy hoa hồng nhưng không ít chông gai
Nghề ngoại giao: Chặng đường đầy hoa hồng nhưng không ít chông gai

Là nữ giáo sư đầu tiên của ngành ngoại giao, với GS.TS Nguyễn Thái Yên Hương - nguyên Phó giám đốc Học viện Ngoại giao, đại diện cho Việt Nam tại Ủy ban liên chính phủ của ASEAN về nhân quyền (AICHR). Đến với ngành ngoại giao như một cơ duyên nhưng người phụ nữ này cũng không dễ dàng để theo đuổi sự nghiệp.

Nghề ngoại giao: Chặng đường đầy hoa hồng nhưng không ít chông gai

NĐT: Là một trong những “cây đa”, “cây đề” trong ngành ngoại giao, bà có thể chia sẻ ngay từ khi còn là sinh viên, điều gì đã thôi thúc bà đi theo con đường nghiên cứu như hiện tại?

GS.TS Nguyễn Thái Yên Hương: Nếu gọi là “cây đa”, “cây đề” của ngành ngoại giao thì quả thật tôi không dám nhận, trong lịch sử của ngành suốt mấy chục năm qua còn có những tên tuổi khác với những đóng góp lớn hơn tôi, nhiều hơn tôi.

Còn nói về khía cạnh nghiên cứu khoa học thì đến ngày hôm nay tôi cũng chỉ là một trong những người làm công tác nghiên cứu chứ không dám nhận là đầu ngành. Tôi có một số đóng góp khoa học và tham gia công tác giảng dạy tại Học viện Ngoại giao từ khi ra trường đến nay vì thật ra không có lựa chọn nào khác (Cười).

Cũng đã có nhiều người hỏi tôi câu hỏi tương tự: “Tại sao lại “quyết định” dấn thân vào nghiên cứu, giảng dạy?”. Mỗi lần được hỏi như vậy thì tôi lại cười vì không phải là “quyết định” mà tôi nghĩ đó là nghề chọn người, chính bản thân tôi đến nay cũng không bao giờ nghĩ ra được mình lại lựa chọn theo con đường bấy lâu nay mình đã đi.

Khi ra trường, tôi là một trong số sinh viên “được chọn” ở lại trường, đúng hơn thế hệ tôi nói là “bị giữ lại” chứ không phải là “được giữ lại” vì cái thời kỳ đó sự lựa chọn nghề nghiệp khác bây giờ rất nhiều.

Nghề ngoại giao: Chặng đường đầy hoa hồng nhưng không ít chông gai

Nhiều người vẫn nói làm ngoại giao để trở thành người thế nọ, thế kia, nhưng khi đó bản thân tôi chỉ nghĩ mình muốn trở thành một người gắn bó và chuyên sâu về một lĩnh vực để có thể trở thành người có ích. Chắc có lẽ đó là định mệnh, là cái duyên để tôi đến với nghề. Thật ra nói tôi là người không thích bay nhảy, có lẽ bạn học của tôi sẽ không ai tin.

Năm 1992, tôi trúng tuyển học Thạc sĩ tại Đại học Notre Dame, bang Indiana (Hoa Kỳ). Trước khi lên đường, bác Bùi Xuân Ninh (Nguyên cố vấn của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng) có dặn dò: “Cháu đi Mỹ thì cháu phải làm sao hiểu được người Mỹ và nước Mỹ gần như người Mỹ thì cháu thành công”. Lời dặn dò đó gần như trở thành một quan niệm nghề đi theo suốt quãng thời gian học tập và nghiên cứu của tôi. Điều này cũng giúp tôi và đồng nghiệp có những đóng góp nhất định cho cái chung.

Từ cái duyên ban đầu đó đã trở thành cái nghiệp của đời tôi. Mọi chuyện vẫn tự nhiên diễn ra như vậy, thế nên tôi mới gọi là “nghề chọn người” và bản thân tôi vui vẻ với sự lựa chọn đó.

Nghề ngoại giao: Chặng đường đầy hoa hồng nhưng không ít chông gai

NĐT: Được nghe và đọc những công việc trên chặng đường bà đã trải qua, dường như cái duyên đến với nghề của bà như được “trải thảm”, với những điều kiện khá thuận lợi, nếu nhìn vào những gì bà đã đạt được. Nhưng thực tế thì không có con đường nào trải toàn “hoa hồng”. Bà đã gặp khó khăn gì khi theo đuổi nghề nghiệp nhất là khi bản thân là một người phụ nữ?

GS.TS Nguyễn Thái Yên Hương: Tôi thường không nghĩ nhiều về việc mình đã gặp phải những khó khăn như thế nào, bởi tôi tâm niệm được đi trên chính con đường mình chọn sẽ luôn hạnh phúc. Khi đó cơ hội hay khó khăn thì cũng đều là thành tố tạo nên hạnh phúc. Nếu một ai đó lúc nào cũng chỉ có thuận lợi thì người đó sẽ không hiểu được thật sự giá trị điều mình có được.

Nhìn tôi làm việc nhiều người bảo tôi làm vì đam mê. Nhưng tôi thích một ý nghĩ mà tôi rất chia sẻ “mình cần yêu việc mình làm chứ đừng lúc nào cũng chỉ muốn làm việc mình thích”. Nếu ai cũng chỉ muốn làm việc mình thích thì xã hội sẽ như thế nào?

Bản thân phụ nữ lại làm đối ngoại, nghiên cứu khoa học cũng có nhiều cản trở, bởi phụ nữ cứ học nhiều là người ta không thích, các cụ nói phụ nữ là phải xinh, mà tôi thì không. Rồi còn phải “vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà” tức là phải làm sao cân đối giữa việc nhà, việc cơ quan, cá nhân tôi nghĩ đó là điều khó nhất. Bởi vì, đó là những điều không hề dễ do người phụ nữ thường vướng bận con cái, gia đình nhiều hơn nam giới. Nhưng tôi nghĩ là mình may mắn khi được gia đình tạo điều kiện và ủng hộ, hỗ trợ nhiều.

Còn khó khăn trong công việc thì quả thật là khó nói lắm nhưng nếu mình thấy khó khăn mà chùn bước thì không được. Hơn nữa, bất cứ nghề nghiệp nào cũng có những khó khăn cả, đó là công bằng của sự lựa chọn, người làm nghề hưởng cái vinh quang của nghề thì phải chấp nhận đương đầu với cả cái khó của nghề.

Nghề ngoại giao: Chặng đường đầy hoa hồng nhưng không ít chông gai

NĐT: Nhiều bạn lựa chọn học ở ngành ngoại giao để theo đuổi ước mơ nhưng cuối cùng lại vướng vào nỗi lo “Học xong ra trường làm gì?”. Là người trực tiếp nghiên cứu, giảng dạy và từng làm công tác quản lý, bà đánh giá như thế nào về cơ hội dành cho các bạn sinh viên của ngành ngoại giao?

GS.TS Nguyễn Thái Yên Hương: Đây có lẽ là thách thức cho lớp trẻ, đặc biệt khi các cơ sở đào tạo về kiến thức ngoại giao ngày càng mở rộng số lượng sinh viên. Đó là chưa kể khi số lượng sinh viên tăng thêm thì chất lượng đào tạo có giữ được như trước đó hay không. Đây là một thách thức đến các cơ sở đào tạo trong đó có Học Viện Ngoại giao chúng tôi.

Ai cũng vậy, gia đình hay bản thân sinh viên lo lắng về chuyện “học xong ra làm gì?”, đó là chuyện rất thường tình. Với số lượng đào tạo như hiện nay thì rõ ràng các cơ quan đối ngoại của Đảng và Nhà nước khó có thể tuyển dụng được hết. Và thực tế thì cơ hội nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành ngoại giao cũng không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ các cơ quan nhà nước mà rất đa dạng. Tôi nghĩ rằng nếu thực học, thực sự cố gắng, sinh viên ngoại giao hoàn toàn có thể tự tin để lựa chọn nghề nghiệp.

Sau 4 năm trong trường đại học sẽ giúp cho sinh viên có một hệ thống tri thức và kỹ năng nhất là cách thức tiếp cận với công việc. Khi có đầy đủ 2 thứ đó, dù làm đúng hay trái ngành các em vẫn sẽ có được vị trí riêng cho mình. Điều đó đã được khẳng định qua sự trải nghiệm và trưởng thành của nhiều thế hệ sinh viên ngoại giao ở nhiều công việc khác nhau. Có những sinh viên rất khá, sau khi ra trường thời gian ngắn, đến xin phép tôi không thi vào Bộ Ngoại giao.

Nghề ngoại giao: Chặng đường đầy hoa hồng nhưng không ít chông gai
Nghề ngoại giao: Chặng đường đầy hoa hồng nhưng không ít chông gai

Theo Đại sứ Nguyễn Thạc Dĩnh – nguyên Đại sứ Việt Nam tại Philippines, Brazil cho rằng đã là cán bộ ngoại giao phải “gánh” trên mình nhiều sứ mệnh.

Nghề ngoại giao: Chặng đường đầy hoa hồng nhưng không ít chông gai

NĐT: Từ một anh sinh viên Đại học Ngoại ngữ (nay là Đại học Hà Nội) được điều chuyển vào Bộ Ngoại giao sau khi tốt nghiệp, việc học trái ngành khiến ông gặp phải những khó khăn gì khi làm nghề?

Đại sứ Nguyễn Thạc Dĩnh: Tôi học Ngoại ngữ, nhưng sau khi tôi ra trường các bộ ngành rất thiếu cán bộ biết tiếng Anh tôt, nên tôi may mắn được chuyển làm việc tại Bộ Ngoại giao. Mặc dù ở trong trường ngoại ngữ, tôi chưa được đào tạo về nghiệp vụ ngoại giao, nhưng sau đó tôi được học một khóa nhắn hạn và dần tôi phải vừa học vừa làm.

Đối với những người làm trong ngành ngoại giao phải vừa học vừa làm, vừa đọc vừa hiểu và điều quan trọng nhất là nắm vững chính sách đối ngoại của Đảng, trên cơ sở đó mình mới đánh giá đúng tình hình quốc tế và khu vực, quan hệ của họ với Việt Nam.

Nghề ngoại giao: Chặng đường đầy hoa hồng nhưng không ít chông gai

NĐT: Vậy cái khó của làm ngoại giao thời nay so với trước kia là gì, thưa ông?

Đại sứ Nguyễn Thạc Dĩnh: Các em bây giờ đang ở trong tình trạng khó quyết định trong việc hướng nghiệp. Việc thi vào Bộ ngoại giao là việc không hề đơn giản nhưng chế độ đãi ngộ với các cán bộ vẫn ở mức cơ bản theo quy định chung, trong khi với trình độ của các em sau khi tốt nghiệp có thể có thu nhập cao hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, thời nay các em vẫn có nhiều cơ hội và thuận lợi hơn so với trước kia. Thời tôi đi sứ còn khổ lắm. Các cán bộ không được mang gia đình đi, công nghệ thông tin không phát triển như bây giờ, nên có lúc 6 tháng mới có thể nhận được một bức thư của gia đình.

Nhưng tôi nghĩ dù ở thời nào, đã theo nghề ngành giao đều sẽ phải đối mặt với nguy hiểm bất cứ lúc nào.

Tôi đã công tác tại một số các cơ quan đại diện ta tại nước ngoài 20 năm và 18 năm ở trong nước, có 2 sự kiện xảy ra đối với tôi mà tôi không bao giờ quên. Đó là Vụ Việt kiều phản đông âm mưu phá trụ sở Đại sứ quán ta tại Manila – Phillippines (8/2001) và vụ bắt cóc tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Rio de Janeiro - Brazil (8/2008).

Đáng lẽ bây giờ tôi không còn đứng đây để chia sẻ với các em, nhưng rất may nhờ sự nỗ lực và phản ứng nhanh của lực lương an ninh của ta và Philippines với những xử lý khôn khéo trong công tác ngoại giao đã đập tan âm mưu, bảo đảm tài sản và người của Đại sứ quán.

Nghề ngoại giao: Chặng đường đầy hoa hồng nhưng không ít chông gai

Nhiều người nghĩ ngoại giao là “ăn trắng mặt trơn”, “lên xe, xuống ngựa”. Nhưng thực tế có những vấn đề rất phức tạp mà nhà ngoại giao phải “gánh vác”.

Điều quan trọng trong mọi tình huống chúng ta phải đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, phải biết “dĩ bất biến ứng vạn biến” như lời dạy của Bác Hồ.

NĐT: Xin trân trọng cảm ơn sự chia sẻ của ông!

img

NGUOIDUATIN.VN |