Gặp người đạo diễn kỳ lạ của núi rừng

Gặp người đạo diễn kỳ lạ của núi rừng

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:08
0
Tại liên hoan truyền hình Thanh Niên toàn quốc lần thứ nhất, Đài phát thanh truyền hình Hà Giang đã gây bất ngờ khi giành được 2 trong 5 giải A của liên hoan với 2 tác phẩm “Màu xanh trên đỉnh Sèo Phin” và “Con của bản”. Chúng tôi đã có cuộc trò truyện với nhà báo Hoài Nam của đài Hà Giang về thành công này.

Cảm xúc của anh khi nhận 2 trong 5 giải A của liên hoan?

Có lẽ tham gia liên hoan ai cũng muốn tác phẩm mình đạt giải, bởi đó là “đứa con tinh thần” mà mình đã nâng nưu, vun vén và tiến cử. Thật bất ngờ khi tôi được nhận 2 giải A. Nó cũng đồng nghĩa trách nhiệm của bản thân với công chúng đó là: cần hơn nữa những tác phẩm hay có giá trị tích cực đối với xã hội.

Nhà báo Hoài Nam đang tác nghiệp dịp thành lập TP Hà Giang

Điều gì đã tạo bất ngờ cho Đài TH Hà Giang- 1 đài địa phương cực Bắc của tổ quốc vượt lên các đài TH lớn khác để dành liên tiếp 2 giải A?

Hà Giang là 1 tỉnh nghèo khó. Vì lẽ đó đã có nhiều cách làm hay, nhiều gương điển hình tiên tiến trong lực lượng Thanh niên. Và chúng tôi có chất liệu để lựa chọn phản ánh, đồng thời chúng tôi đã chọn được những đề tài tốt.

Ở góc độ chuyên môn làm báo hình, phần nào đó Đài Truyền hình Hà Giang chúng tôi dần theo kịp xu hướng phát triển của các Đài, các cơ quan báo chí khác.

Anh đã thực hiện Phóng sự “ Màu xanh trên đỉnh Seo Phìn “như thế nào?

Tôi và phóng viên Đức Trọng thực hiện khâu tiền kỳ mất 1 ngày. Lúc đầu dự định làm về gương thanh niên điển hình dân tộc thiểu số. Song khi đến xã thấy lợi ích của việc đoàn thanh niên tham gia trồng Thảo Quả. Sau 2 tiếng đi xe và hơn 1 tiếng leo núi chúng tôi đã đến nơi. Rừng trồng Thảo Quả xanh mát mắt, từng chùm quả đậu nhiều chín đỏ, lại thêm thông tin : vụ này giá Thảo quả tăng , chúng tôi thấy vui lây với thành quả của Đoàn TN xã Nam Sơn – Hoàng Su Phì.

Còn tác phẩm “ Con của bản”?

Để làm PS “Con của bản” tôi đã theo cách anh phòng PA 88 – CA tỉnh đến 3 huyện vùng cao. Đến được các thôn đó chúng tôi đã rất vất vả, song bà con vui vẻ, phấn khởi lắm vì có cán bộ đến.

Trên đường đi, Đại úy Lìu Văn Binh – PA 88 – CA tỉnh HG kể cho mọi người nghe câu chuyện: chiến sỹ gác cổng không cho anh vào đơn vị, vì không nhận ra anh. Trả là sau 1 thời gian đi xã về, Đại úy Bình đã bị “ Roobin sơn” hóa. Xe máy, quần áo bám bụi bùn bẩn, nhếch nhác. Mặt mũi râu ria trông không có vẻ “cán bộ” cho lắm. Vì thế mà anh gác cổng không nhận ra.

Các chiến sỹ phòng PH 88 – CA HG vất vả là vậy, nhưng trong phóng sự “Con của bản” chỉ phản ánh phần nào việc cách anh đã làm được. Song còn nhiều gian khổ lắm bởi Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới.

Kỉ niệm nào của anh không thể quên?

Kỷ niệm ư? Với tôi mỗi chuyến đi là 1 kỷ niệm. Có lần chúng tôi đi bộ xuống 1 thôn ở huyện Xín Mần. Trên đường đi gặp 1 nhóm bà con đang làm nương. Khi tôi đưa ống kính máy quay lên thì bà con ngừng tay làm, đứng thành hàng ngang như là chụp ảnh để chúng tôi quay.

Hay lần đi huyện Mèo Vạc. Trước khi xuống thôn, chúng tôi đã liên hệ với các anh ở huyện, ở đồn biên phòng. Khi đến nơi, bà con rất vui vẻ, còn cùng ăn uống. Ăn song bà con bảo: không có tiền thì không làm, không quay gì hết. Thật khó cho chúng tôi, lúc đó lại phải làm công tác dân vận và các biện pháp khác để hoàn thành nhiệm vụ. Vậy đó, Hà Giang còn nhiều người lạc hậu và nghèo lắm. Trong cái nghèo và lạc hậu đó có trách nhiệm của chúng tôi.

Ấn tượng của anh về liên hoan THTN lần 1?

Đến với liên hoan, tôi đã gặp được nhiều anh chị tâm huyết với Thế hệ trẻ. Chúng tôi được ra đảo Yến. Khi lênh đêng trên tàu ngoài khơi, tôi thấy mình nhỏ bé quá. Tôi nghĩ: mình sẽ làm được những gì trước vũ trụ bao la?

Đề tài mà anh Hoài Nam đang ấp ủ?

Từ nay đến cuối năm, tôi đang xây dựng loạt bài về Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn và làm 1 Fomat chương trình giải trí, vì đó là mảng tôi đang làm. Song tất cả đều gắn với việc tuyên truyền cho sự phát chuyển chung ở Hà Giang.

Đình Khang