Bế tắc vẫn là tình trạng hiện tại trong giải quyết các tranh chấp hàng hải giữa Philippines và Trung Quốc sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) được tuyên bố hôm 12/7 vừa qua.
Ngoài lời phản bác ngang ngược về tính pháp lý của Tòa Trọng tài, Bắc Kinh tiếp tục "dụ dỗ" Manila từ bỏ phán quyết để cả hai bước vào một cuộc đàm phán song phương, tuy nhiên Tổng thống Philippines Duterte khẳng định chắc chắn rằng phán quyết của PCA sẽ được sử dụng như một chỉ dẫn chính trong bất kỳ cuộc đàm phán song phương nào được lên kế hoạch với Trung Quốc.
Ảnh minh họa internet.
Tuần trước ông Duterte đã một lần nữa khẳng định với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry rằng quyết định từ tòa án quốc tế sẽ được nước này áp dụng tại mọi cuộc đàm phán giữa Philippines và Trung Quốc nếu diễn ra.
Không chỉ quan điểm của Washington mà còn nhiều quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới đều nhất trí kêu gọi tất cả các bên liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông cần tôn trọng luật pháp quốc tế và tuân thủ theo quyết định của PCA.
Bắc Kinh tất nhiên sẽ khó có thể chịu đựng việc nhân nhượng, điều đó thể hiện trong các phản ứng nhất quán gần đây của nước này về vấn đề Biển Đông.
Cựu Tổng thống Philippines, Fidel V. Ramos, người được coi là một nhân vật gần gũi với Trung Quốc đã được cử làm đặc phái viên tới quốc gia này bàn bạc về các tranh chấp. Mặc dù vậy, điều này không đảm bảo rằng Bắc Kinh sẽ xem xét những điều kiện mà ông Duterte đặt ra trên bàn đàm phán.
Trong bài viết của mình trên tờ Inquirer, nhà báo chuyên viết bình luận Alito L. Malinao cho rằng, kể từ sau khi phán quyết PCA đem đến một kết quả có lợi cho Philippines, nước này nên tiến hành ngoại giao thầm lặng thay vì phô trương và công khai.
Ngoài ra, Philippines cũng cần có những động thái phía