Giấy và mực in ảnh hưởng đến sức khỏe học đường

Giấy và mực in ảnh hưởng đến sức khỏe học đường

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 5, 28/04/2022 | 06:00
0
Trên thực tế, giấy in sách giáo khoa (SGK) là một trong những vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe học đường.

Trên thực tế, giấy in sách giáo khoa (SGK) là một trong những vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe học đường.

Thông thường, khi chọn sách, trong đó có sách giáo khoa, sách giáo dục, các bậc phụ huynh thường chú trọng đến nội dung, hình thức trình bày, giá cả và chất lượng in - vật liệu in.

Trên thực tế, mực in sách có thể chứa Benzen, đặc biệt là mực màu, có độc tính rất mạnh, gây chóng mặt buồn nôn, có thể làm tổn thương đường hô hấp. Nếu tiếp xúc với thời gian dài, có thể làm hỏng tủy xương, gây ra bạch cầu, giảm tiểu cầu và thiếu máu rối loạn tái tạo,…

Sách dành cho trẻ, thường “kênh hình” (tranh ảnh), nhiều hơn “kênh chữ”, nên sử dụng rất nhiều mực.

Về keo đóng sách, là dùng những hóa chất dễ bay hơi, có tác dụng làm khô nhanh, thường mất 10 đến 20 ngày mới biến mất hoàn toàn; tuy vậy, khi đọc vẫn thoang thoảng mùi hóa chất.

Nếu sách sử dụng giấy kém chất lượng và chất kết dính có chứa một lượng lớn Formaldehyde phát ra mùi mạnh; hoặc loại giấy có chứa nhiều kim loại nặng, như chì … chưa kể đến độ trắng sáng, độ xốp của giấy, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người đọc.

Về giá, các nhà nghiên cứu về y tế  học đường, đã khuyến cáo các bậc cha mẹ, không nên mua sách lậu, sách “nối bản”, sách giá rẻ. Nguyên nhân, để giảm chi phí, người ta thường sử dụng mực, keo, giấy không đạt chất lượng.

Các nhà nghiên cứu, đã phân tích và chứng minh, các loại sách vừa nêu trên, có hàm lượng chì cao hơn 100 lần so với các cuốn sách chính thống.

Vì vậy, trong quá trình lực chọn sách cho trẻ, trong đó có SGK, không phải ưu tiên về giá, mà ưu tiên cho sức khỏe và sự an toàn của trẻ.

Giáo dục - Giấy và mực in ảnh hưởng đến sức khỏe học đường

 Ông Ngô Đoàn Trọng Nghĩa, Phó Tổng Giám Công ty cổ phần Đầu tư Xuất bản – thiết bị Giáo dục Việt Nam (Vepic)

Luôn lựa chọn những chất liệu tốt nhất 

Chia sẻ tại sao không chọn giấy couche để in SGK, ông Ngô Đoàn Trọng Nghĩa, Phó Tổng Giám Công ty cổ phần Đầu tư Xuất bản – thiết bị Giáo dục Việt Nam (Vepic) cho biết: “ Giấy couche bóng, thường dùng để in tạp chí thì sẽ phù hợp hơn. Nếu dùng để in SGK, thoạt trông trắng, bóng và lên màu rất đẹp.

Tuy nhiên, nếu các em dùng lâu, sẽ bị lóa mắt, ảnh hưởng không nhỏ đến thị giác, đặc biệt các bệnh liên quan về mắt, như cận thị”.

Ngoài ra, so sánh bộ SGK khác cùng số trang, với các đầu sách thì bộ sách không in bằng giấy couche thì trọng lượng bộ sách in giấy couche chắc chắn sẽ nặng hơn.

Các em đến trường phải khoác trên vai bộ sách có trọng lượng lớn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hệ xương, như gù, thậm chí có cả bệnh lý về khớp.

“Một lý do nữa chúng tôi không chọn giấy couche in SGK nữa là, nếu giấy couche gặp nước, rất dễ rách, nhòe. Học sinh ở vùng bão lũ, nếu không có cách bảo quản tốt, SGK sẽ nhanh hỏng, gây lãng phí khi phải mua lại bộ mới”, ông Nghĩa bày tỏ.

Vì sức khỏe của độc giả, đặc biệt thế hệ trẻ và bảo vệ môi trường, nhiều nước trên thế giới đã đề ra “chiến lược in xanh”. Trong đó sách giáo khoa, sách giáo dục, được chú trọng hàng đầu.

Tiếp cận, triển khai “chiến lược in xanh” của các nước tiên tiến, sách Cánh Diều tiến hành các giải pháp tích cực.

Nhà xuất bản yêu cầu các nhà in tuân thủ nghiêm ngặt, hạn chế thấp nhất hàm lượng các thành phần có hại trong vật liệu in (mực, keo…) và xử lý hữu hiệu các loại hóa chất.

Giáo dục - Giấy và mực in ảnh hưởng đến sức khỏe học đường (Hình 2).

Sách giáo khoa phải được lựa chọn kỹ lưỡng

Tập đoàn giấy nổi tiếng APRIL, với cam kết sản xuất giấy chất lượng cao nhất với sự tác động thấp nhất đến môi trường. Bột giấy không chứa Clo, được sử dụng từ 100% các loại cây trồng có khả năng tái tạo.

Ngoài ra, chú ý đến độ trắng, độ xốp (nhẹ)... của giấy  không ảnh hưởng đến thị giác của học sinh, phòng cận thị, chống gù lưng...

Tất nhiên, giá cả các nguyên vật liệu đạt chuẩn “chiến lược in xanh”, cao hơn các nguyên liệu thông thường.

Ông Nghĩa nhấn mạnh: “Từ hai năm nay, chúng tôi đã đầu tư hệ thống phần mềm khoa học và chất lượng. Điều này, đã giúp thầy cô giáo và học sinh có đầy đủ tất cả các sách điện tử và học liệu điện tử, được cung cấp miễn phí cho tất cả các môn học, hỗ trợ rất hiệu quả cho thầy trò trong quá trình dạy và học”.

Ngoài ra, nhẳm giảm bớt khó khăn cho học sinh các vùng sâu vùng xa, phía Vepic cho hay, sẽ có chương trình hỗ trợ, bằng hình thức cấp phát, giảm giá sách và các hình thức hỗ trợ khác. Đó là nhiệm vụ và trách nhiệm đối với xã hội của sách Cánh Diều.

Quốc hội giám sát việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa

Thứ 3, 19/04/2022 | 15:08
Ủy ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn 4 chuyên đề giám sát năm 2023 để trình Quốc hội, trong đó có chuyên đề về quản lý nguồn lực phòng dịch và đổi mới sách giáo khoa.

Nỗi lo về "quyền lợi và tác động" trong chọn sách giáo khoa

Thứ 4, 23/03/2022 | 15:01
Đến nay Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT đã triển khai được 2 năm, tuy nhiên vẫn rất nhiều ý kiến trái chiều trước quy trình lựa chọn sách giáo khoa.

Ai nên quyết định chọn sách giáo khoa?

Thứ 4, 24/11/2021 | 13:19
Dù đã hơn 1 năm kể từ ngày Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề xoay quanh việc thực hiện việc hướng dẫn chọn sách này.
Cùng tác giả

Nhà khoa học là trụ cột xây dựng đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:06
Đại học Quốc gia Hà Nội chú trọng ưu tiên nguồn lực để triển khai các chương trình, đề tài KH&CN trọng điểm quốc gia trong thời gian tới.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có tân Hiệu trưởng

Thứ 4, 15/05/2024 | 14:18
Bộ GD&ĐT kỳ vọng nhà trường sẽ đóng góp tích cực và thể hiện vai trò nòng cốt trong công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

Chứng chỉ ngoại ngữ: Căng thẳng ôn tập để thêm "vé" vào đại học

Thứ 4, 15/05/2024 | 07:04
Không ít các học sinh luyện thi CCNN chỉ để đủ điều kiện ưu tiên vào đại học, điều này làm mất đi ý nghĩa thực của các bài thi và cách tiếp cận học tập.

Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:40
Bộ GD&ĐT cho biết tuỳ từng điều kiện của mỗi địa phương để tổ chức các hoạt động hưởng ứng tháng hành động vì trẻ em năm 2024.
Cùng chuyên mục

Huyện nghèo xây trường học tiền tỷ rồi bỏ hoang vì không có học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:59
Việc một số điểm trường có vốn đầu tư hàng tỷ đồng, xây dựng xong rồi bỏ hoang hoặc chậm đưa vào sử dụng đã gây lãng phí ngân sách Nhà nước, khiến dư luận bức xúc.

Nhà khoa học là trụ cột xây dựng đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:06
Đại học Quốc gia Hà Nội chú trọng ưu tiên nguồn lực để triển khai các chương trình, đề tài KH&CN trọng điểm quốc gia trong thời gian tới.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có tân Hiệu trưởng

Thứ 4, 15/05/2024 | 14:18
Bộ GD&ĐT kỳ vọng nhà trường sẽ đóng góp tích cực và thể hiện vai trò nòng cốt trong công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

Bình Thuận chi hơn 215 tỷ đồng để hỗ trợ học phí cho học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 13:54
Việc hỗ trợ học phí cho học sinh năm học 2023 - 2024, giải quyết nguyện vọng chính đáng cho phụ huynh học sinh các hộ gia đình khó khăn.
     
Nổi bật trong ngày

Bình Thuận chi hơn 215 tỷ đồng để hỗ trợ học phí cho học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 13:54
Việc hỗ trợ học phí cho học sinh năm học 2023 - 2024, giải quyết nguyện vọng chính đáng cho phụ huynh học sinh các hộ gia đình khó khăn.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.

Huyện nghèo xây trường học tiền tỷ rồi bỏ hoang vì không có học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:59
Việc một số điểm trường có vốn đầu tư hàng tỷ đồng, xây dựng xong rồi bỏ hoang hoặc chậm đưa vào sử dụng đã gây lãng phí ngân sách Nhà nước, khiến dư luận bức xúc.

Nhà khoa học là trụ cột xây dựng đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:06
Đại học Quốc gia Hà Nội chú trọng ưu tiên nguồn lực để triển khai các chương trình, đề tài KH&CN trọng điểm quốc gia trong thời gian tới.

Chi tiết lịch thi vào lớp 10 công lập tại Hà Nội năm học 2024-2025

Thứ 4, 15/05/2024 | 10:07
Ngày 8/6 và 9/6, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập tại Hà Nội được tổ chức. Kỳ thi năm nay được đánh giá có tính cạnh tranh rất cao.