Hà Lan quyết “đoạn tuyệt” với tất cả nhiên liệu hóa thạch từ Nga

Hà Lan quyết “đoạn tuyệt” với tất cả nhiên liệu hóa thạch từ Nga

Thứ 5, 13/04/2023 | 14:36
0
Sau than đá, dầu mỏ và khí đốt, quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) này đang tìm cách chấm dứt hoàn toàn nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nga.

Hà Lan đang xúc tiến để chấm dứt hoàn toàn nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nga, Bloomberg đưa tin hôm 12/4, trích dẫn một cuộc phỏng vấn với Bộ trưởng Năng lượng Hà Lan Rob Jetten.

Theo ông Jetten, quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) này đã ngừng ký hợp đồng mới về nhập khẩu LNG của Nga trong năm nay và đang tìm cách giảm bớt các hợp đồng đã có từ trước.

“Chúng tôi phải làm những gì có thể làm để đảm bảo không còn năng lượng hóa thạch Nga trong hệ thống của chúng tôi, và chúng tôi đã thành công với than đá, khí đốt và dầu mỏ”, Bộ trưởng Năng lượng Hà Lan nói, bổ sung thêm rằng chính phủ đang tích cực thảo luận với các công ty sử dụng các cơ sở này để loại bỏ dần các giao dịch LNG đã có từ trước, áp dụng cho cả hợp đồng giao ngay và hợp đồng dài hạn.

Châu Âu đã dựa vào nhập khẩu nhiên liệu – chủ yếu từ Mỹ và Qatar – để ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng sau khi hầu hết dòng chảy khí đốt Nga tới châu lục này bị gián đoạn. Tuy nhiên, một lượng đáng kể LNG của Nga vẫn tiếp tục chảy vào châu Âu trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Trong trường hợp của Hà Lan, việc quốc gia này là một điểm trung chuyển nguồn cung khí đốt cho châu Âu, có nghĩa là quyết định trên của chính phủ ở Amsterdam có thể có tác động rộng lớn hơn đến “lục địa già”.

Hà Lan vẫn nhập khẩu LNG của Nga thông qua các hợp đồng thỏa thuận được ký trước năm 2023, chiếm khoảng 15% tổng lượng nhập khẩu của nước này. Năm nay, Amsterdam đã trở thành khách mua LNG lớn thứ tư ở châu Âu, theo dữ liệu theo dõi tàu do Bloomberg tổng hợp.

Hà Lan hiện có thể nhập khẩu và xử lý 24 tỷ m3 LNG, trong đó cảng Eemshaven, khai trương năm ngoái, có sức chứa 8 tỷ m3, còn cảng Rotterdam Gate có thể xử lý 16 tỷ m3. Dữ liệu theo dõi tàu chở dầu của Bloomberg cho thấy không có chuyến hàng nào của Nga đến Eemshaven kể từ khi cảng này mở cửa, trong khi mỗi tháng có một chuyến hàng đến Rotterdam Gate kể từ tháng 9 năm ngoái. Chính phủ Hà Lan muốn mở rộng công suất nhập khẩu tại cả hai cơ sở trong năm nay.

Theo Tổ chức Nghiên cứu Khoa học Ứng dụng Hà Lan (TNO), quốc gia này nhập khẩu 6 tỷ m3 khí đốt qua đường ống từ Nga vào năm 2021, chiếm khoảng 13% tổng nguồn cung khí đốt và khoảng 5,6% trong cơ cấu năng lượng của Hà Lan. Những con số cho thấy tầm quan trọng của khí đốt Nga đối với Hà Lan trước khi xung đột vũ trang ở Ukraine bùng phát hồi tháng 2/2022.

Giống như một số quốc gia thành viên EU khác, Hà Lan đã ngừng nhận khí đốt từ đường ống dẫn của Nga vào năm ngoái và kể từ đó đã chuyển sang LNG để giúp thay thế nguồn cung bị mất.

Thế giới - Hà Lan quyết “đoạn tuyệt” với tất cả nhiên liệu hóa thạch từ Nga

Những chuyến hàng như thế này, đến vào giữa tháng 9/2022, vận chuyển LNG tới Hà Lan và các nước như Đức và Cộng hòa Séc. Ảnh: NY Times

Đối với việc nhập khẩu LNG từ Nga của Hà Lan, lượng nhập khẩu đã giảm từ gần 3 tỷ m3 vào năm 2021, hoặc mức trung bình hàng tháng là 235 triệu m3, xuống còn 2,4 tỷ m3, hoặc 200 triệu m3 hàng tháng vào năm 2022, dữ liệu của Kpler cho thấy.

Và kể từ tháng 4/2022, chỉ có hàng hóa của công ty TotalEnergies (Pháp) từ nhà máy Yamal thuộc vùng Tây Bắc Siberia (Nga), nơi công ty có thỏa thuận bao tiêu dài hạn, mới đến được Hà Lan.

Hồi tháng 6/2022, TNO đã chỉ ra rằng để thay thế 6 tỷ m3 khí đốt qua đường ống và 3 tỷ m3 LNG đến bằng tàu biển từ Nga, Hà Lan sẽ cần tăng nhập khẩu LNG thêm 8 tỷ m3 một năm trong ngắn hạn, tức là trong mùa đông 2022-2023, so với năm 2021 khi nước này nhập khẩu 8,5 tỷ m3 LNG.

Trong trung hạn, tức là trong khoảng 3 năm tới, Hà Lan cần tăng nhập khẩu LNG thêm 12 tỷ m3/năm; và 16 tỷ m3/năm trong dài hạn, tức là trong thời gian 5 năm. Điều này có nghĩa là từ ngày 1/4 năm nay, nhập khẩu LNG của Hà Lan cần tăng lên khoảng 20,5 tỷ m3 mỗi năm trong vài năm tới và lên 24,5 tỷ m3 mỗi năm trong dài hạn.

Minh Đức (Theo Bloomberg, Kpler)

Lầu Năm Góc lên tiếng về thông tin "bom hạt nhân" bị hư hại tại căn cứ ở Hà Lan

Thứ 3, 04/04/2023 | 21:39
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 3/4 đưa ra tuyên bố chính thức sau bức ảnh một quả bom hạt nhân B61 dường như bị hư hại đang được kiểm tra tại căn cứ quân sự ở Hà Lan.

Liệu châu Âu đã “tai qua nạn khỏi” với khủng hoảng năng lượng?

Thứ 4, 11/01/2023 | 08:30
Mặc dù mùa đông này ở châu Âu ôn hòa hơn, các kho dự trữ đã đầy hơn, và giá khí đốt đã rẻ hơn, “lục địa già” vẫn cần cảnh giác trong mùa đông tới.

Lãnh đạo dầu khí Nga nói về cái giá EU phải trả nếu từ bỏ nguồn năng lượng Nga

Thứ 6, 28/10/2022 | 18:52
Việc EU từ bỏ hoàn toàn nguồn cung năng lượng từ Nga có thể dẫn đến tổn thất về kinh tế và khiến hàng triệu người mất việc làm trong khối.

“Cơn khát” LNG của châu Âu khiến châu Á lao đao

Thứ 4, 12/10/2022 | 15:52
Trước sức ép phải đẩy nhanh quá trình “cai nghiện” năng lượng Nga, châu Âu đang cố gắng giành giật từng m3 khí ở bất cứ nơi nào có sẵn và sẵn sàng trả giá cao hơn.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Nga ra đòn chính xác, 3 hệ thống phòng không Ukraine bị phá huỷ

Thứ 7, 01/06/2024 | 15:00
Ba hệ thống phòng không 9K33 Osa của Ukraine bị quân đội Nga vô hiệu hoá ở hướng Kharkov.

Hàng không Nga không kích chính xác, kho đạn Ukraine nổ tung

Thứ 7, 01/06/2024 | 13:31
Một vụ nổ thứ cấp đã được báo cáo sau khi tên lửa Nga tấn công nhà máy Niochim. Điều này cho thấy có một lượng lớn chất nổ được cất trữ tại khu vực nhà máy.

Nga sẽ đóng thêm 9 tàu phá băng phục vụ vận tải ở Bắc Cực

Thứ 7, 01/06/2024 | 06:00
Việc đóng tất cả các tàu chở hàng và tàu phá băng theo kế hoạch trong bối cảnh các hạn chế do trừng phạt là thách thức chính cho dự án của Nga ở Bắc Cực.

Mỹ nới lỏng lệnh cấm về vũ khí giúp Ukraine bảo vệ Kharkiv dễ hơn

Thứ 6, 31/05/2024 | 14:40
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nới lỏng lệnh cấm Ukraine sử dụng vũ khí Mỹ bên trong lãnh thổ Nga nhưng đi kèm với những điều kiện nhất định.

MiG-31 xuất kích, tên lửa siêu thanh Dagger Nga phá hủy cơ sở chiến lược Ukraine

Thứ 6, 31/05/2024 | 14:00
Đêm 30/5, máy bay chiến lược Tu-95MS và MiG-31 với tên lửa siêu thanh Dagger của Nga đã xuất kích, còi báo động vang lên khắp Ukraine.
     
Nổi bật trong ngày

Nga ra đòn chính xác, 3 hệ thống phòng không Ukraine bị phá huỷ

Thứ 7, 01/06/2024 | 15:00
Ba hệ thống phòng không 9K33 Osa của Ukraine bị quân đội Nga vô hiệu hoá ở hướng Kharkov.

Nga sẽ đóng thêm 9 tàu phá băng phục vụ vận tải ở Bắc Cực

Thứ 7, 01/06/2024 | 06:00
Việc đóng tất cả các tàu chở hàng và tàu phá băng theo kế hoạch trong bối cảnh các hạn chế do trừng phạt là thách thức chính cho dự án của Nga ở Bắc Cực.

Hàng không Nga không kích chính xác, kho đạn Ukraine nổ tung

Thứ 7, 01/06/2024 | 13:31
Một vụ nổ thứ cấp đã được báo cáo sau khi tên lửa Nga tấn công nhà máy Niochim. Điều này cho thấy có một lượng lớn chất nổ được cất trữ tại khu vực nhà máy.