Hà Nội thi tuyển lớp 10 có môn Lịch sử là tín hiệu tốt

Hà Nội thi tuyển lớp 10 có môn Lịch sử là tín hiệu tốt

Nguyễn Thành Nhân
Thứ 5, 14/03/2019 | 09:00
0
Trước thông tin sở GD&ĐT TP.Hà Nội công bố môn thứ 4 trong kỳ thi tuyển lớp 10 là Lịch sử, nhiều giáo viên đã bày tỏ vui mừng, ủng hộ.

Vừa qua, sở GD&ĐT TP.Hà Nội cho biết, Lịch sử là môn thi thứ 4 trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của địa phương này theo hình thức trắc nghiệm khách quan.

Liên quan đến thông tin này, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ Nguyễn Kim Tường Vy, giáo viên trường THPT Nguyễn Hiền (TP.HCM), thành viên hội đồng Bộ môn Lịch sử của sở GD&ĐT TP.HCM.

Đánh động tinh thần học tập

Thưa cô, cô có cảm nghĩ gì trước thông tin TP.Hà Nội tuyển sinh lớp 10 bằng môn học mà mình đang giảng dạy ở cấp THPT?

Tôi cho rằng đây là tín hiệu tốt và đáng mừng. Thứ nhất, đây là lần đầu tiên TP.Hà Nội tuyển sinh 4 môn thay vì 3 môn như trước. Trò chuyện với bạn bè đồng nghiệp ở Hà Nội, tôi được biết, môn thi thứ 4 được chọn theo hình thức bốc thăm các môn còn lại (trừ Văn, Toán, Ngoại ngữ là bắt buộc).

Với cách thi này, học sinh THCS phải học đều vì không biết trước môn thứ 4, phá đi lệ bất thành văn từ trước là lớp 9 chỉ chăm chăm ôn luyện 3 môn căn bản. Nhưng để đến tháng 3 mới công bố môn thi thứ 4 cũng giống cách tổ chức thi tốt nghiệp THPT trước đây, ngoài 3 môn căn bản thì 3 môn còn lại sẽ công bố sau. Và từ khi công bố, các trường cũng chỉ tập trung vào các môn thi, “ngó lơ” các môn còn lại.

Giáo dục - Hà Nội thi tuyển lớp 10 có môn Lịch sử là tín hiệu tốt

Cô Nguyễn Kim Tường Vy, Tổ trưởng môn Lịch sử trường THPT Nguyễn Hiền, TP.HCM. (Ảnh: Hà Nhân).

Nếu việc này được áp dụng rộng rãi, có phải sẽ giúp ích cho hoạt động giảng dạy tại trường THPT hay không, thưa cô?

Ở cấp 2, chương trình Lịch sử là kiến thức căn bản. Nếu các em có kiến thức tốt, học hành nghiêm túc thì hoạt động dạy và học ở cấp 3 sẽ rất thuận lợi. Việc ra thi môn Lịch sử lần này sẽ tác động nhiều đến tinh thần học tập của các em. Tránh tình trạng như trước đây, vì các em chỉ tập trung 3 môn căn bản nên các môn còn lại không được chú trọng. Khi học sinh không nắm được kiến thức liên thông thì giáo viên sẽ vất vả hơn vì phải dạy lại từ đầu.

Tuy nhiên, việc này mới chỉ có ở Hà Nội, chưa thấy có đề xuất cho toàn quốc. Tại TP.HCM, tôi cũng chưa nghe đề cập thi môn thứ 4. Việc Hà Nội đi đầu là một nét hay.

Từ trước đến nay, cách kiểm tra môn Lịch sử của học sinh cấp 2 vẫn là tự luận. Khi đột ngột làm quen với hình thức trắc nghiệm để thi tuyển lớp 10, các em nên chú ý điều gì?

Thật ra, giữa tự luận và trắc nghiệm cũng không có khác biệt quá nhiều. Tự luận bắt học sinh phải học thuộc bài nhiều. Còn trắc nghiệm, học sinh không chỉ cần thuộc mà còn phải hiểu kiến thức. Và cũng tùy vào cách ra đề nữa.

Trong những năm gần đây, đề thi Sử theo trắc nghiệm sẽ không hỏi thời gian, ngày tháng năm, số liệu,... nên học sinh không phải ghi nhớ quá nhiều mà chỉ cần hiểu bài thì có thể làm bài đạt yêu cầu.

Tuy chương trình của lớp 9 và lớp 12 có nhiều điểm tương đồng nhưng phân tích kỹ thì thấy kiến thức của cấp 2 có sự chi tiết hơn. Vì thế, trong năm đầu tiên này, các học sinh lớp 9 ở Hà Nội nên tập trung vào kiến thức căn bản, biết và hiểu. Các em không nên học như kiểu cũ là theo từng chương vì chỉ làm được phần biết, hiểu chứ không làm được phần đòi hỏi vận dụng kiến thức.

Giáo dục - Hà Nội thi tuyển lớp 10 có môn Lịch sử là tín hiệu tốt (Hình 2).

Các học sinh THPT đã không còn "ngán" môn Lịch sử. (Ảnh: Hà Nhân).

Không còn “ngán” môn Lịch sử

Ở cấp THPT, sau vài năm áp dụng thi trắc nghiệm cho môn Lịch sử, cô nhận thấy sự thay đổi của học sinh ra sao?

Với cấp THPT, vì được lựa chọn nên đối tượng học sinh chọn môn Lịch sử để thi THPT quốc gia đã có tinh thần học tập ngay từ đầu, thái độ rất nghiêm túc. Cách thức học tập của các em cũng thay đổi rõ ràng. Ngày trước, học bài là cầm cuốn tài liệu ngồi học thuộc, nhiều trường còn phải tổ chức dò bài cho học sinh.

Nhưng với hình thức thi trắc nghiệm, chỉ cần học sinh chăm chỉ đọc sách, nghe giảng và làm bài tập thì sẽ làm bài tốt. Ghi nhận tại trường THPT Nguyễn Hiền này cho thấy, điểm 10 thì khó nhưng điểm 9 thì rất nhiều học sinh đạt được, chủ yếu là tự ôn tập.

Về thái độ, học sinh cũng không còn ngại môn Lịch sử như trước. Các em học sinh nói rằng, với thi trắc nghiệm, dù đề thi khó hơn nhưng tâm lý thoải mái. Giữa trình bày một vấn đề dài và trả lời nhiều câu ngắn gọn, học sinh vẫn thích trắc nghiệm hơn. Nhưng thi trắc nghiệm nghĩa là không nghe giảng sẽ không làm được bài.

Còn đối với các giáo viên, chuyển đổi hình thức thi cử đang tạo ra sự thay đổi gì trong cách giảng dạy, thưa cô?

Tất nhiên, việc dạy học cũng có nhiều thay đổi và khác nhau. Trước đây, thầy cô chỉ dạy phần trọng tâm, các phần khác chỉ lướt qua vì khi ra thi, đề cũng chỉ hỏi phần trọng tâm. Còn với thi trắc nghiệm, đề thi có thể hỏi ở bất cứ phần nào của bất cứ bài nào, dù là nhỏ nhất. Các kiến thức trọng tâm, liên kết bài, liên kết khối sẽ đưa vào các câu vận dụng và nội dung không chỉ trong chương trình lớp 12 mà còn liên kết với lớp 10, 11 nên giáo viên không thể lơ là, chủ quan.

Theo đánh giá cá nhân, tôi cảm thấy thi trắc nghiệm đối với môn Lịch sử sẽ tốt hơn. Vì hình thức này yêu cầu học sinh nắm kiến thức căn bản, trải rộng. Nói cho cùng, thi cử dành cho học sinh phổ thông cũng không cần đòi hỏi phải hiểu quá sâu như đại học.

Giáo dục - Hà Nội thi tuyển lớp 10 có môn Lịch sử là tín hiệu tốt (Hình 3).

THPT Nguyễn Hiền có truyền thống thành tích cao tại cuộc thi Học sinh Giỏi môn Lịch sử. (Ảnh: NVCC).

Sau thời gian quen thuộc với hình thức thi trắc nghiệm, liệu có hay không những bí kíp, "thủ pháp" mà học sinh thường áp dụng?

Tất nhiên, với thi trắc nghiệm, trong đề thi có những từ chìa khóa hoặc có thể nhìn từ câu hỏi sẽ có thể suy luận, loại trừ để tìm ra câu trả lời chính xác.

Và có một nghịch lý đã xảy ra, các câu hỏi vận dụng, yêu cầu khó nhưng tỉ lệ học sinh làm được khá cao. Còn các câu dễ, đơn giản thì nhiều học sinh không làm được. Vì bây giờ, đề thi chỉ hỏi về hiểu biết của học sinh về tổ chức, sự kiện chứ không đi vào chi tiết.

Ví dụ, một chiến dịch thường xoay quanh các nội dung như hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả, ý nghĩa,... Bây giờ, đề thi sẽ hỏi kiểu như: Trong kháng chiến chống Pháp, chiến dịch nào đã đưa quân và dân Việt Nam giành thế chủ động chiến trường, buộc Pháp phải đánh lâu dài với ta? Ý nghĩa cơ bản của chiến dịch, khẩu hiệu của ta hoặc âm mưu của Pháp là gì?

Cách này giúp học sinh không phải nhớ chi tiết mà phải nắm hệ thống kiến thức, không yêu cầu thuộc lòng quá nhiều nhưng vẫn có một số nội dung cần phải thuộc lòng.

Chất lượng biên soạn đề kiểm tra môn Lịch sử theo hình thức mới có gặp vấn đề gì bất cập không, thưa cô?

Chúng tôi vất vả hơn nhiều. Thi tự luận chỉ cần vài câu hỏi. Còn thi trắc nghiệm phải soạn mỗi đề 160 câu theo 4 mức độ là Biết – Hiểu – Vận dụng và Vận dụng cao. Những năm đầu, nguồn đề thi còn ít, đa số giáo viên còn soạn theo kiểu cũ nên một số đề không chính xác về câu từ, logic,... Song, dần dần, việc soạn đề đã đi vào khuôn khổ, tương đối chuẩn xác.

Nhưng hiện nay đang có hiện tượng là ra đề thi theo chủ quan của giáo viên nên chưa thống nhất. Kiến thức trong sách giáo khoa đã viết rõ ràng nhưng vì mỗi người hiểu một cách khác nhau, tham khảo nguồn tài liệu khác nhau nên còn bất cập, tranh cãi...

Cho nên, điều sợ nhất khi soạn đề trắc nghiệm là nhiều đáp án đúng trong 1 câu hoặc đáp án theo chủ quan. Hiện tượng này dễ xuất hiện ở các câu vận dụng. Không giáo viên nào muốn phạm lỗi nhưng có lẽ do trình độ, kết quả tập huấn, kinh nghiệm,... của từng người có khác nhau. Sự không đồng nhất này cần sớm khắc phục để tránh ảnh hưởng đến học trò.

Cảm ơn cô đã chia sẻ.

Hà Nội: Công bố môn thi thứ 4 kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2019

Thứ 2, 11/03/2019 | 14:19
Ngày 11/3, sở GD&ĐT công bố các môn thi chính thức trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2019-2020.

Thí sinh mất điểm môn Lịch sử vì đề thi và đáp án, trách nhiệm của ai?

Thứ 7, 14/07/2018 | 14:07
Đó là câu hỏi của TS Sử học Lê Tùng Lâm, khoa Sư phạm, trường đại học Sài Gòn xung quanh câu chuyện về đề thi môn Sử trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018.

TP.HCM: Hơn 80% thí sinh dưới điểm trung bình trong môn Lịch sử

Thứ 2, 09/07/2018 | 14:30
Đại diện sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, vừa có số liệu thống kê điểm thi của thí sinh ở tất cả các môn thi THPT Quốc gia năm học 2018 - 2019.
Cùng tác giả

Chủ tịch UBND Tp.HCM Phan Văn Mãi: Phân vùng đô thị Tp.HCM sẽ có 5 khu

Chủ nhật, 19/05/2024 | 22:03
Phân vùng đô thị của Tp.HCM trong sửa đổi quy hoạch lần này có 5 khu. Tại mỗi khu vực, phải hình thành khu đô thị hoàn chỉnh, đáp ứng ít nhất 60% chức năng tại chỗ.

UBND Tp.HCM có 2 tân Phó Chủ tịch, 1 ủy viên

Chủ nhật, 19/05/2024 | 14:22
Công tác nhân sự được HĐND Tp.HCM thực hiện tại kỳ họp thứ 15 với nhiều quyết định quan trọng đối với bộ máy UBND Tp.HCM.

HĐND Tp.HCM họp chuyên đề, xem xét quy hoạch và công tác nhân sự

Chủ nhật, 19/05/2024 | 10:35
Tại kỳ họp này, HĐND thành phố Hồ Chí Minh sẽ thảo luận và quyết định nhân sự của UBND thành phố theo yêu cầu quy định của pháp luật.

Thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Báo chí

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:39
Sau 5 năm đi vào hoạt động, Trung tâm Báo chí Tp.HCM đã trở thành cầu nối hữu hiệu giữa chính quyền Thành phố với báo chí và người dân.

Lần đầu tổ chức Lễ hội Sâm và Hương liệu, dược liệu Quốc tế Tp.HCM

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:31
Lễ hội Sâm và Hương liệu dược liệu quốc tế Tp.HCM 2024 nhằm tăng cường kết nối, thúc đẩy giao lưu thương mại, góp phần thắt chặt mối quan hệ giữa Việt Nam nói chung,
Cùng chuyên mục

Học sinh đầu cấp Hà Nội được cấp mã ngành trước 31/5

Thứ 2, 20/05/2024 | 09:54
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã trên địa bàn lưu ý các trường mầm non, tiểu học rà soát, cấp mã tuyển sinh của học sinh đơn vị mình.

Chi tiết lịch nghỉ hè 2024 mới nhất của học sinh 63 tỉnh, thành

Chủ nhật, 19/05/2024 | 16:52
Năm nay đa số các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.

Kon Tum: Giáo viên vùng khó bỏ tiền túi giữ chân học trò

Chủ nhật, 19/05/2024 | 12:08
Gia cảnh khó khăn, địa hình rừng núi hiểm trở, không có chế độ bán trú, nhiều học sinh nghỉ học. Để níu chân các em, thầy cô tự bỏ tiền túi nấu cơm cho học trò.

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:47
Đoàn học sinh Việt Nam tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024 (Regeneron ISEF 2024) đã giành được 1 giải Nhì.

Đảm bảo chính sách tiền lương khi Luật Nhà giáo được ban hành

Thứ 6, 17/05/2024 | 18:05
Song hành việc tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô làm việc, người giáo viên cũng cần đảm bảo nghĩa vụ và tiêu chuẩn của nghề nghiệp.
     
Nổi bật trong ngày

“Nhân vật bí ẩn” duy nhất khiến Tôn Ngộ Không phải khom mình hành lễ là ai?

Chủ nhật, 19/05/2024 | 19:45
Dù chỉ xuất hiện chớp nhoáng nhưng “nhân vật bí ẩn” này lại khiến Tề Thiên Đại Thánh phải khom mình hành lễ.

Dự báo thời tiết ngày 20/5/2024: Cảnh báo mưa đá và gió giật mạnh

Thứ 2, 20/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (20/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Học sinh đầu cấp Hà Nội được cấp mã ngành trước 31/5

Thứ 2, 20/05/2024 | 09:54
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã trên địa bàn lưu ý các trường mầm non, tiểu học rà soát, cấp mã tuyển sinh của học sinh đơn vị mình.

Chi tiết lịch nghỉ hè 2024 mới nhất của học sinh 63 tỉnh, thành

Chủ nhật, 19/05/2024 | 16:52
Năm nay đa số các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.

Miền Bắc đón sóng lạnh liên tiếp, mưa nắng đan xen nhiều nơi

Chủ nhật, 19/05/2024 | 20:22
Dự báo đêm 19/5, khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to.