Hoàn thành việc định giá 3 ngân hàng mua bắt buộc trong tháng 5/2024

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 2, 20/05/2024 | 10:34
1
Đây là một trong nhiều nội dung báo cáo Chính phủ gửi tới Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN những tháng đầu năm 2024.

Sáng 20/5, Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc tại Hà Nội, bắt đầu chương trình nghị sự với nhiều nội dung quan trọng. 

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN những tháng đầu năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nêu rõ, theo chương trình Kỳ họp, Chính phủ đã gửi đến Quốc hội 45 báo cáo, tờ trình, tài liệu trên nhiều lĩnh vực.

Nhiều tồn đọng kéo dài được xử lý

Theo Chính phủ, những tháng đầu năm 2024, trong nước, tăng trưởng kinh tế tiếp tục phục hồi, các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra sôi động hơn.

“Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2024 tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả tốt hơn cùng kỳ năm 2023 trên các lĩnh vực”, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ.

Cụ thể hơn, Phó Thủ tướng chỉ ra, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Tăng trưởng GDP quý I/2024 đạt 5,66% - cao nhất trong giai đoạn 2020 - 2023; đây là nỗ lực lớn trong bối cảnh nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng tăng 3,93% so với cùng kỳ. Điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, giảm mặt bằng lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trong 4 tháng đầu năm 2024, thu NSNN đạt 43,1% dự toán, tăng 10,1%; kim ngạch xuất khẩu tăng 15%; xuất siêu 8,4 tỷ USD. Giải ngân vốn đầu tư công đạt 17,46% kế hoạch, cao nhất trong 4 năm trở lại đây.

Tổng vốn FDI đăng ký đạt 9,27 tỷ USD, tăng 4,5%, trong đó vốn FDI đăng ký mới đạt 7,11 tỷ USD, tăng 73,2%; FDI thực hiện đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%, cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Nhiều tập đoàn lớn đã cam kết đầu tư vào Việt Nam trong các ngành điện tử, chíp, bán dẫn, năng lượng tái tạo…

Kinh tế duy trì đà phát triển tích cực ở cả 3 khu vực. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng khá, tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế.

Kinh tế vĩ mô - Hoàn thành việc định giá 3 ngân hàng mua bắt buộc trong tháng 5/2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái báo cáo trước Quốc hội (Ảnh: Quochoi.vn).

Theo Phó Thủ tướng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đẩy mạnh, nhất là các công trình hạ tầng giao thông, năng lượng quan trọng, trọng điểm quốc gia ; trong đó khởi công dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Hữu Nghị - Chi Lăng, mở rộng Nhà ga T2 - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; đưa vào khai thác đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt (30 km), Cam Lâm - Vĩnh Hảo (79 km), nâng tổng số km đường bộ cao tốc đưa vào khai thác lên hơn 2.000 km.

Công tác quy hoạch tiếp tục được chú trọng triển khai, có 110/111 quy hoạch đã hoàn thành viêc lập, thẩm định, phê  duyệt; hầu hết quy hoạch ngành, lĩnh vực, tỉnh được phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện, đặc biệt là đã phê duyệt toàn bộ 6 quy hoạch vùng kinh tế - xã hội và trình Quốc hội phê duyệt Quy hoạch không gian biển quốc gia.

Nhiều vấn đề, dự án tồn đọng, kéo dài được tập trung xử lý, đạt kết quả tích cực. Trong đó, đã chuẩn bị hồ sơ, điều kiện để xem xét phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc các ngân hàng yếu kém, bảo đảm an toàn hệ thống.

Cụ thể, hoàn thành việc định giá 3 ngân hàng mua bắt buộc và dự kiến trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc trong tháng 5/2024, hoàn thành chuyển giao bắt buộc trong năm 2024.

Đề án cơ cấu lại Ngân hàng Phát triển Việt Nam được triển khai và đạt kết quả bước đầu. Theo đó, tình hình tài chính đã được cân đối, lỗ lũy kế, nợ có xu hướng giảm. Tính đến ngày 30/4/2024, số lỗ lũy kế đã giảm 20%; nợ xấu tín dụng chịu rủi ro đã giảm 37,7% (giảm 15.000 tỷ đồng). Bộ máy tổ chức đã tinh giản còn 30 đầu mối, giảm 35%.

3 nhà máy phân đạm đang cơ cấu lại nợ vay, bước đầu đã có lãi. Ban hành và tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về xử lý Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy.

Tích cực tháo gỡ các vướng mắc của nhiều dự án điện, năng lượng quan trọng, trong đó Dự án điện khí Lô B - Ô Môn đã được phê duyệt quyết định đầu tư, ký kết hợp đồng mua, bán điện, khí; Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn đã triển khai tái cấu trúc quản trị, điều hành, tối ưu hóa sản xuất kinh doanh; Dự án điện Long Phú 1 đang đàm phán, xử lý vướng mắc để sớm tái khởi động…

Kinh tế vĩ mô - Hoàn thành việc định giá 3 ngân hàng mua bắt buộc trong tháng 5/2024 (Hình 2).

Theo đánh giá của Chính phủ, thời gian qua giá vàng liên tục biến động mạnh, thị trường BĐS phục hồi chậm (Ảnh: Phạm Tùng).

Nhìn nhận về tồn tại, khó khăn, thách thức, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, sức ép chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô còn cao, nhất là trong kiểm soát lạm phát, điều hành lãi suất, tỉ giá; tăng trưởng tín dụng còn thấp; giá vàng thế giới và trong nước biến động mạnh.

Tăng trưởng kinh tế mặc dù đạt kết quả khá nhưng còn đối mặt với nhiều thách thức. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân gặp nhiều khó khăn. Sản xuất công nghiệp phục hồi còn chậm. Thị trường bất động sản phục hồi chậm, tiến độ triển khai gói cho vay nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng chưa đạt yêu cầu.

Chính phủ đánh giá, những tồn tại, yếu kém nội tại của nền kinh tế kéo dài từ lâu, bộc lộ rõ hơn trong điều kiện khó khăn, trong đó có các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, ngân hàng yếu kém. Công tác phân tích, dự báo và phản ứng chính sách trong một số trường hợp còn chưa kịp thời, hiệu quả. Một số cán bộ, công chức còn chưa chủ động, quyết liệt, còn tâm lý né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm...

Phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch vốn đầu tư công

Nêu nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới, Chính phủ xác định, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, hài hòa các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô. Làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.

Chính phủ cũng nêu giải pháp tiếp tục thực hiện chính sách miễn, giảm lãi suất, giãn, hoãn, cơ cấu lại nợ và miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

Kinh tế vĩ mô - Hoàn thành việc định giá 3 ngân hàng mua bắt buộc trong tháng 5/2024 (Hình 3).

Toàn cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV sáng 20/5 (Ảnh: Quochoi.vn).

Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác. Điều hành tỉ giá, lãi suất phù hợp với tình hình thị trường và mục tiêu đề ra.

“Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng; hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; phấn đấu tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 15% và giảm lãi suất cho vay 1-2%. Đẩy mạnh giải ngân Chương trình 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ”, Phó Thủ tướng báo cáo.

Bên cạnh đó, quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, lấy đầu tư công kích hoạt và dẫn dắt đầu tư tư, tăng cường hợp tác công tư; khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch vốn của các bộ, cơ quan, địa phương chưa phân bổ hoặc chậm giải ngân sang các bộ, cơ quan, địa phương khác giải ngân nhanh và có nhu cầu bổ sung vốn.

“Kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án hạ tầng quan trọng, trọng điểm quốc gia và các Chương trình mục tiêu quốc gia; phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch được giao”, Phó Thủ tướng báo cáo trước Quốc hội.

Các lĩnh vực dự kiến chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV

Chủ nhật, 19/05/2024 | 11:26
Quốc hội sẽ xin ý kiến đại biểu Quốc hội lựa chọn 4/5 lĩnh vực để chất vấn tại Kỳ họp thứ 7 gồm: TN&MT, Kiểm toán, Công Thương, Văn hoá - Thể thao và Du lịch, GD&ĐT.

Cho thôi, bãi nhiệm 12 đại biểu Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ

Chủ nhật, 19/05/2024 | 11:26
Quốc hội đã bãi nhiệm 3 đại biểu Quốc hội, cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với 9 người khác. Hiện, tổng số đại biểu Quốc hội khóa XV là 487 đại biểu.

Trình Quốc hội phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe

Chủ nhật, 19/05/2024 | 11:25
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chọn phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn với lái xe tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trình Quốc hội tại Kỳ họp 7.

Quốc hội sẽ bắt đầu bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội vào ngày mai

Chủ nhật, 19/05/2024 | 09:22
Tại Kỳ họp thứ 7 khai mạc vào ngày mai (20/5), Quốc hội sẽ bắt đầu quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước theo thẩm quyền.

Thủ tướng: Rút giấy phép DN mua bán vàng không có hóa đơn điện tử

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:02
Thủ tướng nêu rõ, đến ngày 15/6 tới đây, đơn vị nào không thực hiện hoá đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng thì rút giấy phép.
Cùng tác giả

Chủ tịch Samsung hé lộ kế hoạch đưa Việt Nam thành cứ điểm toàn cầu

Thứ 3, 02/07/2024 | 15:21
Theo ông Lee Jae Yong, Samsung có kế hoạch đầu tư mạnh mẽ trong 3 năm tới để nhà máy tại Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất lớn nhất của tập đoàn trên toàn cầu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc

Thứ 3, 02/07/2024 | 14:42
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, sáng 2/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won Shik.

Thủ tướng: Nâng tầm hợp tác lao động Việt Nam - Hàn Quốc

Thứ 2, 01/07/2024 | 15:23
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu phát triển quan hệ hợp tác lao động lành mạnh, và tạo thuận lợi nhất để lao động Việt Nam tại Hàn Quốc được cống hiến.

Chủ tịch tập đoàn Hàn Quốc “đặt tương lai 100 năm tới ở Việt Nam”

Thứ 2, 01/07/2024 | 15:00
Chủ tịch Cho Hyun-joon cho biết, Hyosung "đặt tương lai 100 năm tới ở Việt Nam", trong đó Trung tâm Dữ liệu tại Tp.HCM sẽ sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất.

Thủ tướng toạ đàm với lãnh đạo gần 20 tập đoàn lớn hàng đầu Hàn Quốc

Thứ 2, 01/07/2024 | 10:25
Nhấn mạnh thông điệp 3 cùng, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư vào Việt Nam để đóng góp cho sự phát triển của 2 nước.
Cùng chuyên mục

Thương mại 2 chiều Việt Nam–Trung Quốc gần cán mốc 100 tỷ USD

Thứ 3, 02/07/2024 | 14:15
Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam.

Bình Phước: Kinh tế 6 tháng đầu năm tăng 7,76%

Thứ 3, 02/07/2024 | 14:00
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 6 tháng đầu năm của tỉnh Bình Phước tăng 7,76% so với cùng kỳ năm 2023, đứng thứ hai vùng Đông Nam bộ và đứng thứ 18 cả nước.

Đề xuất nhiều quy định mới về đăng ký doanh nghiệp

Thứ 3, 02/07/2024 | 10:41
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định về đăng ký doanh nghiệp, thay thế Nghị định số 01/2021/NĐ-CP.

Bàn giao mặt bằng liên quan Làng Đại học Đà Nẵng

Thứ 2, 01/07/2024 | 22:01
Việc bàn giao mặt bằng này, có ý nghĩa quan trọng đối với các giai đoạn tiếp của dự án Làng Đại học Đà Nẵng đã kéo dài 27 năm.

Tp.HCM: Tập trung gỡ vướng dự án lớn, thúc đẩy kinh tế với đầu tư công

Thứ 2, 01/07/2024 | 21:52
Rà soát các dự án đầu tư để kịp thời gỡ vướng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ được Chủ tịch UBND Tp.HCM Phan Văn Mãi đề ra tại phiên họp kinh tế xã hội.
     
Nổi bật trong ngày

Đề xuất nhiều quy định mới về đăng ký doanh nghiệp

Thứ 3, 02/07/2024 | 10:41
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định về đăng ký doanh nghiệp, thay thế Nghị định số 01/2021/NĐ-CP.

Tp.HCM: Tập trung gỡ vướng dự án lớn, thúc đẩy kinh tế với đầu tư công

Thứ 2, 01/07/2024 | 21:52
Rà soát các dự án đầu tư để kịp thời gỡ vướng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ được Chủ tịch UBND Tp.HCM Phan Văn Mãi đề ra tại phiên họp kinh tế xã hội.

Bàn giao mặt bằng liên quan Làng Đại học Đà Nẵng

Thứ 2, 01/07/2024 | 22:01
Việc bàn giao mặt bằng này, có ý nghĩa quan trọng đối với các giai đoạn tiếp của dự án Làng Đại học Đà Nẵng đã kéo dài 27 năm.

Giá vàng 2/7: Vàng nhẫn đi lên, vàng miếng SJC vẫn "bất động"

Thứ 3, 02/07/2024 | 09:46
Giá vàng nhẫn bật tăng phiên sáng 2/7, vượt 76 triệu đồng/lượng (chiều bán ra) còn thương hiệu SJC vẫn giữ ở ngưỡng 76,98 triệu đồng/lượng.

Giá vàng 1/7: Vàng trong nước đi ngang

Thứ 2, 01/07/2024 | 09:29
Giá vàng trong nước ổn định phiên sáng nay, trong đó vàng SJC giữ nguyên ở ngưỡng 76,98 triệu đồng/lượng còn giá vàng nhẫn xoay quanh 75,9 triệu đồng/lượng.