Israel học được gì từ Nga khi xuất khẩu khí đốt sang châu Âu?

Israel học được gì từ Nga khi xuất khẩu khí đốt sang châu Âu?

Thứ 5, 22/06/2023 | 14:56
0
Cơ sở hạ tầng LNG có thể giúp Israel trở thành một nhà cung cấp khí đốt toàn cầu trong “tất cả các mùa” – bất kể “thời tiết” chính trị như thế nào.

Trong thập kỷ qua, Israel đã trở thành nước xuất khẩu năng lượng sau khi phát hiện một số mỏ khí đốt có trữ lượng khổng lồ.

Quốc gia Trung Đông hiện đang trong quá trình cân nhắc nên tập trung vào cơ sở hạ tầng đường ống hay mạo hiểm tham gia vào thị trường khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) toàn cầu thông qua một cơ sở LNG nổi chuyên dụng.

Tuy nhiên, theo bà Gina Cohen, một chuyên gia tư vấn độc lập về ngành công nghiệp khí đốt, đối với giai đoạn mở rộng xuất khẩu trị giá hàng tỷ USD tiếp theo của Israel, nước này nên rút ra bài học từ ví dụ của Nga và đầu tư vào cơ sở hạ tầng LNG.

Khí đốt từ một cơ sở như vậy có thể được cung cấp cho châu Âu, châu Á và thậm chí là Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập, đồng thời biến Israel trở thành một nhà cung cấp khí đốt toàn cầu trong “tất cả các mùa” – bất kể “thời tiết” chính trị như thế nào.

Bài học từ Nga

Theo vị chuyên gia, khi Israel xem xét các phương tiện để bổ sung một lượng khí đốt tự nhiên vào thị trường toàn cầu, các nhà hoạch định chính sách của nước này nên rút ra bài học từ hoạt động xuất khẩu khí đốt của Nga.

Sau nhiều thập kỷ vận hành trôi chảy, vào năm 2022-2023, thị trường khí đốt toàn cầu đã trải qua một sự thay đổi chưa từng có tiền lệ giữa thương mại đường ống và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Nguồn cung khí đốt qua đường ống của Nga cho châu Âu, ổn định ngay cả trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đã giảm một nửa vào năm 2022, từ 170 tỷ m3 xuống còn 80 tỷ m3, và vào năm 2023 dự kiến sẽ giảm thêm 50% xuống còn khoảng 40 tỷ m3.

Như vậy, trong 2 năm tới, Nga có khả năng mất 130 tỷ m3 khí đốt xuất khẩu. Sử dụng các ước tính rất khiêm tốn về giá khí đốt trung bình trong giai đoạn này (10 USD/MMBtu), có thể tính ra tổn thất doanh thu xuất khẩu khí đốt hàng năm Nga phải chịu sẽ lên tới 50 tỷ USD.

Thế giới - Israel học được gì từ Nga khi xuất khẩu khí đốt sang châu Âu?

Các đoạn ống của đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 nằm xếp chồng lên nhau tại cảng Mukran trên Đảo Rügen, Sassnitz, Đức, ngày 4/8/2021. Đường ống Nord Stream 2 được xây dựng để vận chuyển khí đốt Nga qua Biển Baltic đến Tây Âu nhưng chưa bao giờ đi vào hoạt động và bị hư hại trong các vụ nổ hồi tháng 9/2022 trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine. Ảnh: Getty Images

Mặc dù khí đốt qua đường ống thường rẻ hơn và đảm bảo nguồn cung an toàn hơn cho bên mua so với LNG, nhưng xuất khẩu đường ống của Nga sang châu Âu đang “rơi tự do” vì các lệnh trừng phạt và trả đũa từ cả 2 bên, việc các đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) 1 và 2 bị phá hoại và các lý do khác. Trong khi đó, nguồn cung LNG của Nga sang “lục địa già” lại tăng 20% vào năm 2022.

Điều đó xảy ra chủ yếu là do tính linh hoạt và tính “gần như ẩn danh” của LNG − mặt hàng được vận chuyển và kinh doanh bởi nhiều thực thể khác nhau trên khắp toàn cầu.

Nếu Nga có chiến lược tốt hơn và xây dựng nhiều nhà máy xuất khẩu LNG hơn, thì họ đã có thể duy trì một số thị trường nhất định ở châu Âu và vận chuyển nhiều khí đốt hơn đến các khu vực khác.

Trước khi Moscow phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine hồi tháng 2/2022 và hứng các lệnh trừng phạt đối với các sản phẩm năng lượng, Nga là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất cho Liên minh châu Âu (EU), đáp ứng khoảng 40% nhu cầu của khối này vào năm 2021.

Điểm cộng cho LNG

Trong thập kỷ qua, Israel đã trở thành nước xuất khẩu năng lượng sau khi phát hiện một số mỏ khí đốt có trữ lượng khổng lồ.

Quốc gia Trung Đông hiện đang trong quá trình cân nhắc nên tập trung vào cơ sở hạ tầng đường ống hay gia nhập thị trường LNG toàn cầu thông qua một cơ sở LNG nổi chuyên dụng.

Về mặt lý thuyết, việc vận chuyển khí đốt bằng đường ống sẽ dễ dàng hơn so với việc hóa lỏng khí đốt tự nhiên để xuất khẩu rồi tiến hành quá trình tái khí hóa tại điểm đến. Nhưng việc xây dựng các đường ống dẫn đường dài rất tốn kém và khó khăn.

Ví dụ, cuộc xung đột phức tạp và kéo dài liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ, Síp và Hy Lạp đã khiến việc xây dựng một đường ống dẫn khí từ Israel đến Nam Âu trở nên vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là không thể.

Thế giới - Israel học được gì từ Nga khi xuất khẩu khí đốt sang châu Âu? (Hình 2).

Leviathan là mỏ khí đốt tự nhiên lớn nhất ở Địa Trung Hải, sản xuất khoảng 12 tỷ m3 khí mỗi năm cung cấp cho Israel, Ai Cập và Jordan. Ảnh: PGJ Online

Ngoài ra, các đường ống dẫn khí đốt cũng tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa bên bán và bên mua. Như lịch sử quan hệ giữa Nga và châu Âu cho thấy, sự phụ thuộc lẫn nhau như vậy có thể tạo ra không chỉ quan hệ liên minh mà còn căng thẳng chính trị. Trong trường hợp xảy ra xung đột, cơ sở hạ tầng đường ống dẫn khí sẽ là “nạn nhân” đầu tiên.

So với tùy chọn xuất khẩu qua đường ống, những chuyến hàng LNG có những thách thức về mặt kỹ thuật nhưng hoàn toàn linh hoạt. Với tùy chọn xuất khẩu LNG, khí đốt Israel có thể vươn tới hơn 44 quốc gia, bà Cohen cho biết.

Mối quan hệ giữa các quốc gia cũng có thể được củng cố với nguồn cung LNG, giống như với khí đốt qua đường ống, nhưng không có rủi ro phụ thuộc quá mức vào một thị trường, khi nguồn cung bị cắt giảm, cơ sở hạ tầng bị hư hại hoặc thay đổi quy định, vị chuyên gia giải thích.

Ví dụ, hôm 19/6, EU đã sửa đổi mục tiêu về tỉ lệ năng lượng tái tạo trong tổng mức tiêu thụ năng lượng trên toàn khối vào năm 2030 từ 32% lên 45%. Không có gì ngạc nhiên khi các khách hàng châu Âu đang trở nên miễn cưỡng hơn trong việc ký các hợp đồng nhập khẩu khí đốt dài hạn mới.

Nhưng Israel vẫn có thể thu được những lợi ích to lớn từ việc xuất khẩu khí đốt hiện tại sang Ai Cập và Jordan qua các tuyến đường ống hiện có và các dự án mới đến Ai Cập.

Minh Đức (Theo Jerusalem Post, Oil Price)

Bầu trời rực sáng vì tên lửa tấn công dồn dập của Israel

Thứ 7, 08/04/2023 | 10:00
Israel đã có hành động đáp trả dữ dội khi triển khai tấn công liên tiếp vào Dải Gaza và miền Nam Li-Băng.

Israel lần đầu xuất khẩu dầu thô, đích đến là châu Âu

Thứ 4, 15/02/2023 | 11:37
Mẻ dầu này đến từ mỏ nằm gần biên giới trên biển giữa Israel và Lebanon, hai quốc gia láng giềng Trung Đông vốn thù địch với nhau.

“Cơn khát” LNG của châu Âu khiến châu Á lao đao

Thứ 4, 12/10/2022 | 15:52
Trước sức ép phải đẩy nhanh quá trình “cai nghiện” năng lượng Nga, châu Âu đang cố gắng giành giật từng m3 khí ở bất cứ nơi nào có sẵn và sẵn sàng trả giá cao hơn.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Hệ thống Tor-M2 Nga đánh chặn tên lửa 3 triệu đô Storm Shadow của Ukraine

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:30
Tên lửa Storm Shadow dài 5,1 mét, trọng lượng khoảng 1.300 kg, đầu đạn nặng 450 kg và có khả năng đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách 250-560 km tùy biến thể.

Phục hồi sau suy thoái, kinh tế châu Âu sẽ tăng trưởng rất khiêm tốn

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Các hạn chế thương mại ngày càng tăng với Nga và Trung Quốc góp phần làm suy giảm vai trò của Khu vực Eurozone trong nền kinh tế toàn cầu, chuyên gia chỉ ra.

Tổng thống Putin nói quan hệ Nga-Trung Quốc không mang tính cơ hội

Thứ 5, 16/05/2024 | 16:05
“Tôi muốn nhấn mạnh: Tôi rất vui được đến Trung Quốc và gặp các vị”, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Nga “tung” khí tài, tấn công mạnh mẽ, tuyến phòng thủ của Ukraine bị chọc thủng

Thứ 5, 16/05/2024 | 14:00
Sau nhiều tuần chuẩn bị cùng sự phối hợp nhịp nhàng của đơn vị, quân đội Nga đã đột phá thành công tuyến phòng thủ của Ukraine ở Staromayorskoye.

Binh sĩ Ukraine nói về tình hình hiện tại ở chiến trường miền đông

Thứ 5, 16/05/2024 | 12:54
Tờ New York Times của Mỹ mới đây dẫn lời một số binh sĩ và chỉ huy một lữ đoàn của Ukraine cho rằng, Ukraine hiện tại dễ bị tổn thương hơn bất cứ thời điểm nào kể từ đầu xung đột đến nay.
     
Nổi bật trong ngày

Tổng thống Putin nói quan hệ Nga-Trung Quốc không mang tính cơ hội

Thứ 5, 16/05/2024 | 16:05
“Tôi muốn nhấn mạnh: Tôi rất vui được đến Trung Quốc và gặp các vị”, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Chuyên gia chỉ ra điều tân Bộ trưởng Quốc phòng Nga nên chú ý tới

Thứ 5, 16/05/2024 | 06:00
“Điều quan trọng đối với Nga là đảm bảo tính bất khả xâm phạm của các lực lượng hạt nhân chiến lược của mình, ít nhất là của nhóm tấn công trả đũa”.

Ukraine để lộ điểm yếu, Nga tận dụng cơ hội, tấn công dữ dội vào Chasov Yar

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:00
Nhận ra điểm yếu của lực lượng Ukraine, các đơn vị Nga nhanh chóng tập hợp và đẩy mạnh tấn công vào Chasov Yar theo nhiều hướng.

Phục hồi sau suy thoái, kinh tế châu Âu sẽ tăng trưởng rất khiêm tốn

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Các hạn chế thương mại ngày càng tăng với Nga và Trung Quốc góp phần làm suy giảm vai trò của Khu vực Eurozone trong nền kinh tế toàn cầu, chuyên gia chỉ ra.

Những lần ông Putin và ông Tập “sang nhà thăm nhau” trong 5 năm qua

Thứ 5, 16/05/2024 | 11:30
Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau 42 lần trong thập kỷ qua. Hãng AFP điểm lại các chuyến thăm của ông Putin tới Trung Quốc và ông Tập Cận Bình tới Nga kể từ năm 2019.