Kẻ thản nhiên bức tử thai nhi, người đối diện 99 năm “bóc lịch” vì... rũ bỏ giọt máu

Xã hội càng văn minh thì khoa học càng tiến bộ và cùng với đó đời sống càng được nâng cao. Ấy thế nhưng, sự nâng cao đời sống, tiến bộ công nghệ lại không giúp con người bớt thản nhiên khi sẵn sàng từ chối mạng sống của những thai nhi. Một nghịch lý đau lòng.

img

Có một nghịch lý bi thảm mà loài người đang phải đau đớn chấp nhận, đó là tình trạng nạo phá thai còn phổ biến dù công nghệ và công cụ phòng tránh thai đã phát triển vượt bậc. Từ những que tránh thai cấy một lần dùng lâu dài, cho tới các viên thuốc nhỏ đánh số tiện lợi để dùng hàng ngày. Từ những biện pháp phòng tránh cho tới các giải pháp khẩn cấp khi lỡ quan hệ tình dục không an toàn....

Những tưởng cái “chuyện đã rồi” bởi thế sẽ không còn. Ấy vậy nhưng thực tế tình trạng nạo phá thai ở nhiều nơi, trong đó có xứ ta vẫn còn đáng báo động. Vì sao vậy?

Những tưởng cái “chuyện đã rồi” bởi thế sẽ không còn. Nhưng, thực tế không phải vậy, nạo phá thai vẫn ở mức báo động tại nhiều nơi, trong đó có xứ ta. Vì sao vậy?

Tuần qua, phóng sự của báo Lao Động ghi lại cận cảnh những "địa chỉ đen" phá thai chui một lần nữa đã gây dậy sóng trên các diễn đàn mạng. Câu chuyện về thai nhi 8 tháng tuổi, đã phát triển đầy đủ mọi bộ phận, thậm chí còn có cả tóc phải kết thúc sự sống sau quyết định rũ bỏ con của người mẹ. Câu chuyện về vô số những sinh linh phải kết thúc mầm sống khi chưa được nhìn thấy ánh sáng mặt trời làm nhói lòng bao người có lương tri, gây ám ảnh cho những người đã và sẽ làm mẹ.

Đáng sợ hơn nữa, dù luật có quy định tất cả hành vi phá thai trên 22 tuần tuổi đều vi phạm pháp luật, trừ một số trường hợp đặc biệt nhưng ngay giữa thủ đô, một cơ sở phá thai chui vẫn bất chấp, làm điều trái đạo lý.

Dù là sự “giơ cao đánh khẽ” hay có những uẩn khúc sau sự “nhắm mắt làm ngơ” của lực lượng chức năng thì đây cũng là điều không thể chấp nhận.

Phá thai là điều cực chẳng đã mới phải làm. Việc phá thai lớn hầu hết bị cấm ở các quốc gia trên thế giới, trừ những trường hợp đặc biệt nhằm bảo vệ sức khỏe người mẹ hay sức khỏe thai nhi có vấn đề.

Ấn Độ là một ví dụ điển hình. Ở đây, bác sĩ chỉ có thể thực hiện phá thai hơn 20 tuần tuổi khi việc mang thai gây nguy hiểm cho sức khỏe của bà bầu, thai nhi phát triển bất thường hoặc đó là kết quả của một vụ hãm hiếp. Và kể cả khi phá thai ở tuần thai thứ 12 trở lên, luôn phải có hai bác sĩ ký giấy đảm bảo.

Luật các nước cũng quy định những hình phạt nặng cho người vi phạm luật phá thai. Chẳng hạn, ở xứ sở Kim Chi, người phụ nữ chỉ được phá thai khi đứa trẻ là kết quả sau lần bị cưỡng hiếp hoặc người mẹ gặp vấn đề sức khỏe không thể tiếp tục mang thai. Một khi vi phạm quy định này, thai phụ bị phạt tới 2 triệu won (khoảng 42 triệu đồng), còn bác sĩ thực hiện có thể ngồi tù đến 2 năm.

Tương tự, phụ nữ Philippines phải đối mặt với 6 năm tù giam khi vi phạm quy định chỉ được phá thai trong trường hợp tính mạng người mẹ gặp nguy hiểm.

Ở Mỹ, nhiều bang đã ban hành lệnh cấm đối với hành vi nạo phá thai, thậm chí là xử lý hình sự đối với hành vi này. Đặc biệt bang Alabama đã đưa ra một đạo luật cấm phá thai được coi là cực kỳ hà khắc và nó được ví chẳng khác nào một án tử hình khi mà mức hình phạt được đưa ra cho hành vi phá thai là từ 10 đến 99 năm tù.

Dù phạm pháp hay không, phá thai cũng là nỗi đau, cũng để lại vết thương với người có lương tri. Phá bỏ một bào thai, dù theo cách nào, cũng là hủy diệt sự sống.

Người ta có thể có vô vàn lý do viện ra để biện minh cho mỗi tội ác được sản sinh trên trái đất này nhưng với việc cố tình rũ bỏ một thai nhi trong điều kiện có thể sinh, có một điều những người mẹ, người cha không thể chối cãi: Họ đã không xem những thai nhi kia là con người.

* Bạn đang quan tâm đến vấn đề nóng? Bạn muốn bày tỏ quan điểm riêng về mọi vấn đề trong xã hội? Hãy gửi quan điểm/câu chuyện của mình vào hòm thư toasoan@nguoiduatin.vn để được bàn luận và chia sẻ cùng hàng triệu độc giả của báo Người Đưa Tin.

img